SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán
- Mã tài liệu: BC4065 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 897 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Đinh Thị Diệu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Hồng Ngọc |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Đinh Thị Diệu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Hồng Ngọc |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán” triển khai các biện pháp như sau:
Tạo môi trường để cho trẻ làm quen với Toán
Tổ chức hoạt động học có chủ định và cũng cố
Tổ chức hoạt động góc
Cho trẻ làm quen với toán trong các hoạt động học tập khác
Phương pháp dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán trên hoạt động học và mọi lúc mọi nơi
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong cuộc sống hiện nay việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trò to lớn, điều này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học toán học và sự xâm nhập của nó vào mọi lĩnh vực kiến thức khác nhau. Hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật đòi hỏi chúng ta phải có những chuyên gia giỏi với kĩ năng phân tích trình tự và chính xác các quá trình nghiên cứu, chúng ta phải đào tạo những con người tích cực, độc lập, sáng tạo đáp ứng được những đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại. Chính vì vậy vệc dạy học ở trường mầm non trước hết cần hướng vào việc giáo dục cho trẻ có thói quen định hướng thế giới xung quanh một cách đầy đủ và lô gic. Việc hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có tác dụng hình thành ở trẻ những khả năng tìm tòi, quan sát. Thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Đối với hoạt động “Làm quen với biểu tượng toán” Đây là hoạt động học đòi hỏi độ chính xác cao. Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ năng học tập đối với môn làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Đối với hoạt động này người giáo viên cần phải đầu tư thời gian, công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị các phương pháp, hình thức, đồ dùng cho hoạt động học mới mong hoạt động học đạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức sẽ đạt được ở mức độ cao nhất trong quá trình tham gia các hoạt động của trẻ. Xuất phát từ nhận thức của trẻ từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trưu tượng quay trở về thực tiễn. Thông qua môn học giúp trẻ nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Từ đó hình thành hệ thống hoá kiến thức một cách chính xác, khoa học. Nhật thức về hoạt động toán có liên quan mật thiết với quá trình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua hoạt động này sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vôn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ.
Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, không những giúp cho trẻ học hoạt động toán sau này đẽ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ tiếp thu kiiến thức của các hoạt động khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với biểu tượng toán tôi mạnh dạn nghiên cứu thực nghiệm và viết đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán”. Nhằm tìm ra những hướng giải quyết tốt nhất, hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ 5 – 6 tuổi một cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những khó khăn chung đồng thời phát huy cao tính tích cực của trẻ.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khác với hoạt động khác, hoạt động khác việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ là quá trình đòi hỏi sự chính xác, linh hoạt từ những kiến thức cơ bản. Vì vậy việc tôi quan tâm không chỉ là cung cấp cho trẻ đầy đủ nội dung về toán học theo phân phối chương trình do bộ giáo dục quy định, mà còn phải tạo ra cơ hội để trẻ phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch cho bản thân dựa trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, chủ động trực tiếp thực hiện trên trẻ kết hợp các tài liệu hướng dẫn, nhằm nắm vững nội dung, phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen với biểu tượng toán trong từng chủ đề.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Nhằm tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, một cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những khó khăn chung, đồng thời phát huy cao nhất được tính tích cực của trẻ. Đối tượng nghiên cứu là 25 học sinh lớp mẫu giáo Hoa Sen 5 – 6 tuổi của trường Mầm Non Nga Phú.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Đề tài này được thực hiện với một số phương pháp sau đây.
– Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Những phương pháp thực tiễn.
– Nhóm phương pháp quan sát
– Phương pháp đàm thoại
– Phương pháp thực hành
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Tổ chức hoạt động làm quen với môn toán cho trẻ mầm non là 1 hoạt động rất quan trọng nhưng nội dung còn nghèo nàn. Một hoạt động học nếu chỉ dạy đúng phương pháp, đầy đủ các bước, thì vẫn chưa đủ vì trẻ của chúng ta chỉ thực sự đón nhận sự truyền tải kiến thức 1 cách sinh động hấp dẫn khi hoạt động học đó có những đồ dùng sinh động, phong phú, lôi cuốn đối với trẻ.
Với tôi trẻ cần phải có tri thức từ lúc ban đầu. Vì vậy tôi thấy “Làm quen với môn toán” Là một hoạt động khó và khô khan, mà theo tôi quá trình hình thành các biểu tượng ban đầu ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất, năng lực hoạt động ở trẻ như quan sát, tìm tòi, so sánh. Qua đó giúp trẻ hình thành những khả năng tìm tòi, quan sát. Thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, hình thành các biểu tượng về môn toán như: Số lượng, hình dạng, kích thước, phép đếm, định hướng trong không gian, thời gian, hình thành và phát triển khả năng nhận thức các biểu tượng ban đầu về môn toán, các thao tác tư duy: Quan sát, tư duy, so sánh, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, khả năng tranh luận, phán đoán, ước lượng và tìm cách giải quyết vấn đề cung cấp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ như: To – Nhỏ; Cao – Thấp; Phải – Trái; Nhiều hơn – Ít hơn.
- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Thuận lợi:
Năm học ……….. Được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường tôi chủ nhiệm một lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Với sĩ số là 25 trẻ. Độ tuổi đồng đều cũng là một thuận lợi cho việc truyền thụ kiến thức cho trẻ. 100% trẻ sống ở vùng nông thôn, các cháu đều rất ngoan ham học, lớp học lại được xây dựng ở khu trung tâm, cha mẹ học sinh cũng biết được nhu cầu của con em mình ở độ tuổi 5 – 6 tuổi rất cần được hoạt động làm quen với toán và hiểu tầm quan trọng của việc toàn dân đưa trẻ đến trường.
Là một lớp 5 – 6 tuổi nên rất được nhà trường quan tâm trong việc mua sắm đồ dùng phục vụ hoạt động. Đặc biệt toán là hoạt động ngành giáo dục đã nhiều năm chỉ đạo chuyên đề nên để đánh giá sự học tập của trẻ có kết quả cao.
Khó khăn:
Trong năm học ………..tôi nghiên cứu tìm hiểu thấy được các cháu 100% con em nông thôn nên ít được sự quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng của bố mẹ về khả năng hiểu biết của trẻ còn hạn chế một số cháu chưa được học lớp 3 – 4 tuổi nên còn nhút nhát chưa biết cách cầm bút, cách ngồi và nhận biết về toán còn kém chưa xác định được hình dạng, hình khối, kích thước, màu sắc, số lượng.
* Khảo sát chất lượng ban đầu:
Để xác định được số trẻ có kiến thức sơ đẳng về biểu tượng toán, tôi tiến hành khảo sát 100% số trẻ trong lớp với các nội dung như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]