SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua dạy thơ
- Mã tài liệu: BC4076 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 994 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Phan Thị Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Cẩm Tú |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Phan Thị Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Cẩm Tú |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua dạy thơ” triển khai các biện pháp như sau:
* Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp, thói quen cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua thơ.
* Biện pháp 2: Nguyên vật liệu, làm và sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động dạy thơ.
* Biện pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
* Biện pháp 4: Tổ chức tiết học linh hoạt, nhẹ nhàng.
* Biện pháp 5: Nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học thông qua dạy thơ ở mọi lúc, mọi nơi và các hoạt động khác.
* Biện pháp 6: Lồng ghép tích hợp hoạt động học và các chuyên đề vào hoạt động thơ.
* Biện pháp 7: Công tác phối kết hợp với phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
“Trẻ em hôm nay thể giới ngày mai”
Đúng như vậy trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là nền móng đầu tiên của đất nước. Trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai, việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Đã từ lâu cộng đồng nhân loại đã nhận thức được điều đó và đi tới những biện pháp hữu hiệu để chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Muốn được như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ mầm non, tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy về ngôn ngữ, về tình cảm, kỹ năng xã hội. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo, chất lượng giáo dục mầm non quyết định tới sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ về Đức – Trí – Thể – Mỹ. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ trường mầm non.
Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người nhất là lứa tuổi mầm non. Có thể nói rằng giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên, là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích cho xã hội. Ngày nay, chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức có khoa học, có tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giầu mơ ước và sáng tạo. Những phẩm chất ấy của con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai.
Giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là đào tạo cho xã hội những công dân tí hon tài năng và đầy triển vọng cho tương lai của đất nước và trẻ em ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi đang trên đà hình thành và phát triển mạnh mẽ về đặc điểm tâm lý, ở thời kỳ này trẻ thích tìm tòi khám phá cái mới lạ trong cuộc sống hàng ngày, trẻ rất muốn biết về sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ muốn được khám phá và làm được những việc như người lớn làm. Để đạt được điều đó thì ngôn ngữ chính là phương tiện đưa ước muốn của trẻ đạt được kết quả tối ưu nhất.
Tác phẩm văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật vì vậy việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua thơ ở lứa tuổi mầm non là một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học thông qua thơ là loại hình nghệ thuật đến từ rất sớm ngay từ lúc còn nằm trong nôi trẻ đã được tiếp xúc với những lời ru của bà, của mẹ trước hết đó là sự yêu thương che chở vỗ về đối với trẻ thơ đồng thời qua lời ru đó cũng mở ra một chân trời nhận thức, đem lại những hiểu biết về thế giới xung quanh trong nhận thức ban đầu của trẻ.
Văn học thông qua dạy thơ còn làm cho trẻ biết yêu quý hướng tới cái hay, cái, niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, qua đó trẻ được biết những bài học về đạo đức, về lẽ sống, về cách cư sử đúng mực, giúp cho trẻ có những kinh nghiệm để bước vào cuộc sống và hoà nhập với cộng đồng xã hội.
Làm quen với tác phẩm văn học thông qua dạy thơ còn giúp trẻ phát triển những kỹ năng nghe, nói, cách diễn đạt ý nghĩ mong muốn của mình một cách rõ ràng, dễ hiểu với người nghe. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với tác phẩm văn học thông qua dạy thơ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là giai đoạn quan trọng vì trẻ có nhu cầu giao tiếp và thể hiện tình cảm qua tác phẩm văn học là rất lớn.
Vậy làm thế nào để cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học thông qua thơ? Đây là dấu chấm hỏi để cho những người làm công tác giáo dục phải suy nghĩ và tự tìm tòi ra những phương pháp và biện pháp giáo dục phù hợp.
Tuy nhiên việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học thông qua thơ còn gặp nhiều bất cập đặc biệt là việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa hiệu quả, việc lồng ghép tích hợp các hoạt động và các chuyên đề giáo dục cho trẻ còn nhiều hạn chế, nội dung còn đơn điệu, rườm rà, lúng túng, chưa thực sự linh hoạt, việc nghiên cứu tài liệu còn hạn chế, trang thiết bị còn thiếu, giáo viên chưa chú ý sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi bổ sung cho hoạt động văn học… nên chưa thu hút trẻ hoạt động tích cực trong giờ học.
Ngoài ra do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi 5-6 tuổi còn hạn chế do cơ quan và bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện nên nhiều trẻ còn đang nói ngọng, nói lắp, khả năng diễn đạt câu chưa rõ ràng, mạch lạc. Bên cạnh đó trẻ còn hiếu động chưa có sự tập trung cao trong giờ học. Các bậc cha mẹ chưa quan tâm chú ý đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đây chính là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Vì vậy, cần phải có sự uốn nắn kịp thời của người lớn nhất là cô giáo mầm non đang hằng ngày trực tiếp chăm sóc, giáo dục các cháu.
Bên cạnh đó, thực trạng hiện nay việc xây dựng môi trường hoạt động mang tính phát triển, đặc biệt là môi trường ngôn ngữ trong trường mầm non Hưng lộc nói chung và lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A8 nói riêng còn sơ sài, nội dung chưa phong phú, chưa được thay đổi phù hợp với tâm lí trẻ, chính vì vậy mà chưa thúc đẩy sự hứng thú của trẻ, chưa chú ý sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi bổ sung cho hoạt động văn học… nên chưa thu hút trẻ hoạt động tích cực trong giờ học, giờ chơi ở góc văn học.
Để đáp ứng được những yêu cầu đã để ra bản thân là giáo viên mầm non tôi nhận thấy rằng việc làm quen với tác phẩm văn học đặc biệt là dạy thơ rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ vì vậy cần phải tìm ra những phương pháp, biện pháp và những hình thức linh hoạt, phù hợp trong qua trình dạy trẻ có như vậy mới giúp trẻ cảm thụ bài thơ một cách dễ dàng đạt hiệu quả cao trong việc dạy và học. Xuất phát từ lý do trên bản thân tôi đã suy nghĩ, lựa chọn đề tài:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua dạy thơ” ở trường mầm non Hưng lộc.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua dạy thơ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Trường mầm non Hưng lộc – Hậu lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận. Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan nhằm xây dụng cơ sở lý luận cho việc viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
– Phương pháp đàm thoại. Là phương pháp dùng lời nói và sử dụng hệ thống câu hỏi để trao đổi với đối tượng đựơc truyền đạt về nội dung của tác phẩm, từ đó giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn nội dung tác phẩm.
– Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn chăm sóc giáo dục trẻ, các giáo trình có nội dung về phương pháp dạy thơ cho trẻ.
– Phương pháp khảo sát thực tế, thu nhập thông tin: Là phương pháp tác động trực tiếp vào đối tượng để thấy được khả năng của đối tượng, từ đó giúp người nghiên cứu có ý tưởng sáng tạo.
– Phương pháp tích hợp: Là phương pháp lồng ghép vào các hoạt động học khác nhằm giúp trẻ khắc sâu nội dung được cung cấp.
– Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Là phương pháp mô tả, phân tích, so sánh, phân loại, tổng hợp những kinh nhiệm giảng dạy.Từ đó rút ra những quy luật chi phối, hình thành và phát triển của đề tài nghiên cứu.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Từ lâu, người ta đã nhận thấy văn học là nguồn suối không cạn của trí thức là kinh nghiệm sống mà con người cần tiếp thu và phát triển, người ta cũng nhận thấy rõ vị trí sức mạnh riêng của tác phẩm văn học trong sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục trẻ mầm non nới riêng. Nhà nghiên cứu phê bình văn học Nga V.G BielinXki đã từng nói: “Một tác phẩm viết cho thiếu nhi là để giáo dục mà giáo dục là một sự nghiệp vĩ đại vì nó quyết định số phận con người”
Văn học xây dựng bằng hình tượng chất liệu ngôn ngữ, ngôn từ với tư cách là chất liệu của văn học có khả năng đặc biệt, trong thơ ca chứa đầy nội dung lí thú với những hình tượng nghệ thuật trong sáng, vốn ngôn từ giàu chất mĩ cảm, nguồn tưởng tượng giàu có. Trí tưởng tượng là nhiên liệu của sự sán
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]