SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ cái tại lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4025 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 728 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Lê Thị Xuân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Vầng Trăng |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Lê Thị Xuân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Vầng Trăng |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ cái tại lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức bản thân
2.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng nề nếp thói quen và giáo dục cá nhân
2.3.3. Biện pháp 3: Khảo sát kỹ năng nghe- nói- đọc- viết của trẻ và phân loại đối tượng trẻ
2.3.4. Biện pháp 4: Xây dựng giờ dạy; Tạo môi trường học chữ làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi và thông qua các trò chơi chữ cái phong phú
2.3.5. Biện pháp 5: Tạo môi trường học chữ cái phong phú
2.3.6. Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy
2.3.7. Biện pháp7: Công tác tuyên truyền với phụ huynh
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | Trang |
Mục lục | |
I: Mở đầu | |
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Nội dung | |
2.1. Cơ sở lý luận | |
2.2. Thực trạng của vấn đề | |
2.2.1. Thuận lợi | |
2.2.2. Khó khăn | |
2.2.3. Kết quả khảo sát ban đầu | |
2.3 Các biện pháp thực hiện | |
2.3.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức bản thân | |
2.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng nề nếp thói quen và giáo dục cá nhân. | |
2.3.3. Biện pháp 3: Khảo sát kỹ năng nghe- nói- đọc- viết của trẻ và phân loại đối tượng trẻ: | |
2.3.4. Biện pháp 4: Xây dựng giờ dạy; Tạo môi trường học chữ làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi và thông qua các trò chơi chữ cái phong phú. | |
2.3.5. Biện pháp 5: Tạo môi trường học chữ cái phong phú. | |
2.3.6. Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy: | |
2.3.7. Biện pháp7: Công tác tuyên truyền với phụ huynh: | |
2.4. Hiệu quả của sáng kiến | |
III. Kết luận, kiến nghị | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kiến nghị | |
Tài liệu tham khảo | |
Danh mục những đề tài SKKN đã được các hội đồng đánh giá, công nhận |
- Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục trẻ mầm non, trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ kích thích trẻ hoạt động một cách chủ động, tích cực, hồn nhiên, vui tươi đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách linh hoạt, mềm dẻo, thực hiện phương châm “học bằng chơi, chơi mà học”[1], đáp ứng mục tiêu phát triển trẻ một cách toàn diện về mọi mặt.
Một con người từ khi sinh ra cất tiếng khóc chào đời đầu tiên đến giai đoạn trưởng thành và rồi trở thành một con người hoàn thiện phải trải qua rất nhiều giai đoạn thay đổi về tâm sinh lý, phương pháp giáo dục… Giống như một ngôi nhà để hoàn thiện và sử dụng được phải trải qua rất nhiều công đoạn, bắt đầu từ đặt móng, xây tường, lợp mái rồi đến khâu trang trí, chỉnh sửa… Trẻ mầm non cũng vậy, đây là giai đoạn trẻ tiếp thu nền giáo dục đầu tiên giống như việc đặt viên gạch nền móng cho một công trình, những viên gạch đầu tiên có vững vàng, chắc chắn thì công trình đó mới bền vững, đảm bảo lâu dài. Như vậy việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non ở các trường mầm non đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển sau này của trẻ.
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp trong những năm vừa qua tôi luôn tìm tòi áp dụng mọi hình thức đổi mới và nâng cao phương pháp trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là trong hoạt động làm quen với chữ cái, bởi vì hoạt động này có vai trò rất quan trọng, nó là phương tiện hỗ trợ cho trẻ lĩnh hội kiến thức sau này.
Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen chữ cái là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ mạch lạc, chuẩn bị cho trẻ một hành trang tiếng việt vững chắc để trẻ bước vào lớp một.
Để thực hiện tốt mục tiêu đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có tấm lòng yêu nghề mến trẻ một cách thực sự, bằng những kiến thức, kĩ năng mà mình đã được học cùng với lương tâm nghề nghiệp để đầu tư trí tuệ, công sức lên mỗi trang giáo án.
Thấy được tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ cái, bản thân tôi đã cố gắng thực hiện tốt chuyên đề, học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp, nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, tránh sự gò bó. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ cái tại lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi Trường Mầm Non Điền Lư, huyện Bá Thước”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra thực trạng của việc cho trẻ làm quen với chữ cái.
Nghiên cứu về vấn đề cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái từ đó đưa ra các biện pháp giúp trẻ làm quen với chữ cái một cách tốt nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ là quen với chữ cái tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Điền Lư.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát chất lượng thông qua giờ dạy học làm quen với chữ cái.
Phương pháp thực hành: Xây dựng tiết học làm quen chữ cái cho trẻ trong lớp.
Thông qua các tiết học cho trẻ làm quen với chữ cái.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo 5 tuổi khi bước vào trường tiểu học là một bước ngoặt lớn và khó khăn đối với trẻ. Bởi vì ở mẫu giáo trẻ đang quen với hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là hoạt động chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình của lớp một vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công dạy lớp 5-6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ cái không phải là một việc dễ làm, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của hoạt động làm quen chữ cái.
Công tác giáo dục là một chủ chương lớn, quan trọng của toàn Đảng, toàn dân ta trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Trong đó “làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ cho tới lúc trưởng thành, nhằm tạo cơ
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]