SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể
- Mã tài liệu: BC4071 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1431 |
Lượt tải: | 11 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Lê Thị Hải |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Vườn Yêu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Lê Thị Hải |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Vườn Yêu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể” triển khai các biện pháp như sau:
* Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp, thói quen, tạo môi trường hoạt động cho trẻ.
* Biện pháp 2: Nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cách làm và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể.
* Biện pháp 3: Tự học tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học thông qua truyện kể.
* Biện pháp 4: Lấy trẻ làm trung tâm của các hoạt động dạy và học.
* Biện pháp 5: Sử dụng giọng điệu, ngữ điệu, cử chỉ phù hợp với tính cách của từng nhân vật.
* Biện pháp 6: Lồng ghép tích hợp chuyên đề vào hoạt động văn học thông qua truyện kể.
* Biện pháp 7: Làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể ở mọi lúc, mọi nơi.
* Biện pháp 8: Giáo dục trẻ cá biệt.
* Biện pháp 9: Kết hợp với phụ huynh trong việc dạy truyện cho trẻ.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ kính yêu đã nói:
“ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan.”
Giáo dục Mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người mà của toàn xã hội và của cả nhân loại. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, nói, nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình…Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen, kể cả thói xấu. Chính vì vậy chúng ta ở thế kỷ 21 thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, của nền khoa học hiện đại. Do vậy con người cần phải năng động để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Muốn được như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy về ngôn ngữ, về tình cảm, kỹ năng xã hội.Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo, chất lượng Giáo dục mầm non quyết định tới sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ trường mầm non.
Tác phẩm văn học thông qua truyện kể nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học thông qua truyện kể đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học thông qua truyện kể phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức-ngôn ngữ-tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm văn học thông qua truyện kể đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người nhất là tuổi mầm non. Ca dao xưa có câu “dạy con từ thủa còn thơ” câu ca dao ấy đã đi vào lòng người và không thể nào quên. Mỗi chúng ta đều được lớn lên từ những tiếng ru ngọt ngào của bà của mẹ cất lên “Cháu ơi cháu ngủ với bà” hoặc “con ơi con ngủ cho ngon”…Do đó ngay từ tuổi mầm non qua những tác phẩm văn học thông qua truyện kể mang đến cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người.
Làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể còn giúp trẻ tích lũy và mở rộng vốn từ ngữ phong phú đa dạng, giúp trẻ phát âm chuẩn tiếng việt khả năng nói sõi, diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1. Có thể nói rằng làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyên kể ở lứa tuổi mầm non là một hoạt động quan trọng và rất cần thiết nó góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ về mọi mặt như: Đức, trí, thể, mỹ, phát triển ngôn ngữ, mở rộng kiến thức và mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh cho trẻ. Rất nhiều câu truyện đã giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc cho trẻ. Ông cha ta đã có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” vì vậy mà ngay từ lứa tuổi mầm non chúng ta cần phải cho trẻ nhận thức được các vấn đề về đạo đức của con người, từ đó xây dựng ở trẻ tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức cần thiết. Có thể khẳng định rằng văn học là một phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ. Thông qua các nhân vật (đặc biệt là hành động của nhân vật) trong các tác phẩm trẻ nhận thức được các khái niệm đạo đức, trẻ bộc lộ tình cảm đạo đức đối với nhân vật và lấy đó làm bài tập cho việc cư xử của mình (hành vi đạo đức). Các nhà văn đã mượn các nhân vật như: Chàng hoàng tử, công chúa, bà tiên, ông bụt, cô bé, cậu bé. Những con vật như gà,vịt, thỏ, gấu, mèo…Để gửi đến cho trẻ những bài học giáo dục đạo đức rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.
Vậy làm thế nào để cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học thông qua truyện kể? đây là dấu chấm hỏi để cho những người làm công tác giáo dục phải suy nghĩ và tự tìm tòi ra những phương pháp và biện pháp giáo dục phù hợp. Song trong thực tế văn học còn gặp nhiều bất cập đặc biệt là nhận sự tiếp cận của chương trình giáo dục mầm non hiện nay trong giảng dạy của giáo viên còn chậm, chưa tự linh hoạt việc nghiên cứu tài liệu còn hạn chế, trang thiết bị còn thiếu. Đặc điểm tâm sinh lý, ý thức của trẻ ở lứa tuổi 5- 6 tuổi còn hạn chế do cơ quan và bộ máy đầu phát âm của trẻ chưa hoàn thiện. Do vậy nên còn nhiều trẻ nói ngọng khả năng diễn đạt câu chưa rõ ràng, mạch lạc trẻ còn hiếu động chưa có sự tập trung cao trong giờ học. Chính vì vậy mà chất lượng giáo dục trẻ hoạt động văn học thông qua truyện kể. Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động văn học và tình hình thực tế ở trường, lớp là người giáo viên trực tiếp đứng lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi trong quá trình dạy trẻ hoạt động với văn học. Tôi rất băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ là mình phải làm thế nào để những câu truyện của cô đạt được những tác dụng về mọi mặt, mọi nội dung như mong muốn, khai thác được hết tác dụng trong mỗi câu truyện để trẻ có thể lĩnh hội và cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp trong mỗi câu truyện góp phần vào việc giáo dục đạo đức và hoàn thiện nhân cách trẻ.
Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu: Đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể.
1.3. Đối tượng nghiên cứu : 23 trẻ lớp 5-6 tuổi trường mầm non xã Liên Lộc – Huyện Hậu Lộc – Tỉnh Thanh Hóa, năm học ………..
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]