SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2
- Mã tài liệu: BM2079 Copy
Môn: | Tự nhiên và xã hội |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 587 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2.
Biện pháp 2: Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát
Biện pháp 3: Tăng cường sử dụng trò chơi học tập
Biện pháp 4: Phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp thảo luận nhóm
Biện pháp 5: Sử dụng đồ dùng dạy học trực quan
Mô tả sản phẩm
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Từ năm học 1995 – 1996 môn Tự nhiên và Xã hội được chính thức đưa vào dạy đại trà ở tiểu học. Đây là môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển các môn học trước nó như “Khoa học thường thức”, “Tìm hiểu khoa học”, “Tìm hiểu tự nhiên và xã hội”. Từ sau năm 2000 môn Tự nhiên và Xã hội được cấu trúc lại thành các môn Tự nhiên và Xã hội (lớp 1,2,3), Khoa học, Lịch sử và Địa lí (lớp 4,5). Các môn học này được kế thừa, bổ sung, hoàn thiện từ các chủ đề và phân môn của môn Tự nhiên và xã hội và môn Sức khỏe trước đây. Đây là môn học có vị trí quan trọng giúp học sinh lĩnh hội những tri thức ban đầu và thiết thực về con người, tự nhiên và xã hội xung quanh. Từ đó giúp các em phát triển khả năng quan sát, năng lực tư duy, lòng ham hiểu biết khoa học và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục, cùng với các môn học khác Tự nhiên và Xã hội là một môn học có nhiều sự đổi mới. Thế nhưng hiện nay có một bộ phận giáo viên chưa thật sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của môn Tự nhiên và Xã hội, việc đổi mới phương pháp dạy học môn học này nên chưa thật sự từ bỏ thói quen dạy theo kiểu truyền đạt kiến thức sách vở theo lối học thụ động, một chiều. Vậy một giờ học Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2 được tiến hành ra sao để có hiệu quả ?
Mặc dù tất cả giáo viên của trường tôi đều tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhưng ở đâu đó vẫn còn tình trạng giờ học Tự nhiên và Xã hội vẫn diễn ra tẻ nhạt, trầm lắng với các hoạt động quen thuộc, nhàm chán, rất dễ làm các em mệt mỏi. Điều đó đòi hỏi giáo viên cần có sự thay đổi linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học.
Từ trước đến nay đã có nhiều đồng nghiệp quan tâm và nghiên cứu về vấn đề dạy và học môn Tự nhiên và Xã hội. Nhưng ở đơn vị tôi chưa có ai nghiên cứu về vấn đề này. Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc
nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở ở lớp 2A nói riêng và trường Tiểu học Lý Tự Trọng nói chung, chính vì vậy mà tôi luôn trăn trở : Làm sao để giờ học Tự nhiên và Xã hội của lớp 2 đạt hiệu quả cao nhất ? Xuất phát từ thực trạng dạy học môn Tự nhiên và xã hội đã thúc đẩy tôi tìm tòi và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2”.
hội.
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Giúp giáo viên có một số biện pháp để dạy tốt hơn môn Tự nhiên và Xã
Giúp học sinh hứng thú, yêu thích môn Tự nhiên và Xã hội, phát huy
được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh đồng thời trang bị, cung cấp cho các em một số biện pháp, kĩ năng để học tốt môn Tự nhiên và xã hội. Điều đó góp phần phát triển toàn diện kiến thức, năng lực, phẩm chất của trẻ.
Nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 2.
Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy, học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2 theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN).
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 2A, trường Tiểu học Lý Tự Trọng, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk, năm học …………
Phương pháp dạy – học, nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội
lớp 2.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp trải nghiệm
+ Phương pháp trò chơi
+ Phương pháp nghiên cứu, thu thập tài liệu
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
+ Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm
PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lí luận
Tại hội nghị trung ương lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định rằng : “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục nước nhà, Giáo dục Tiểu học đang tạo ra những bước chuyển dịch định hướng có giá trị. Những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được thực hiện ở tất cả các trường tiểu học trong cả nước. Đây là con đường giúp học sinh tiếp cận với tri thức mới, nhằm thay đổi cách dạy học truyền thống “thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép”. Theo quan điểm dạy học mới, dạy học là quá trình học sinh tự khám phá, tự tìm ra chân lí. Phương pháp dạy môn Tự nhiên và Xã hội cũng không nằm ngoài định hướng đó.
Tự nhiên và xã hội là một môn học mang tính tích hợp cao. Tính tích hợp
ấy được thể hiện ở chỗ : Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội xem xét tự nhiên, con người, xã hội trong một thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Các kiến thức trong chương trình môn Tự nhiên và Xã hội là kết quả của việc tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như : Sinh học, Vật lí, Hoá học, Dân số. Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội có cấu trúc phù hợp với nhận thức của học sinh đó là cấu trúc đồng tâm phát triển qua các lớp, cùng là một chủ đề dạy học nhưng ở lớp 1 kiến thức trang bị sơ giản hơn ở lớp 2. Và cứ như vậy mức độ kiến thức được nâng dần lên ở các lớp cuối cấp. Tự nhiên và Xã hội là một môn học có thể nói cung cấp, trang bị cho học sinh những kiến thức về tự nhiên và xã hội trong cuộc sống hàng ngày xảy ra xung quanh các em.
Nhưng trong thực tế, một bộ phận giáo viên và cả học sinh vẫn còn những nhận thức chưa đúng về môn Tự nhiên và xã hội, xem nhẹ vai trò của Tự nhiên và Xã hội, thờ ơ với môn học này dẫn đến chất lượng dạy và học không cao. Như vậy muốn đào tạo con người phát triển toàn diện thì vấn đề cấp thiết là thay đổi cách dạy, cách học môn Tự nhiên và Xã hội.
Thực trạng
Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
Được sự quan tâm của các cấp và nhà trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh về cơ sở vật chất. Đồ dùng dạy học được trang bị tương đối đầy đủ.
Sự giúp đỡ của đồng nghiệp nhất là những giáo viên trong tổ 2 đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Giáo viên có điều kiện để tham khảo các tài liệu trên internet, sách báo có liên quan, tự học để nâng cao tay nghề và góp phần làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động hơn.
Chương trình môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 theo mô hình trường học mới Việt Nam gọi tắt là VNEN được phân chia theo ba chủ đề: con người và sức khỏe; xã hội; tự nhiên. Các bài học trong từng chủ đề được các nhà biên soạn sắp xếp thành một hệ thống và rất khoa học, kênh hình phong phú, kênh chữ rõ ràng, màu sắc đẹp. Phần nội dung cần thiết ngắn gọn, dễ nhớ.
Giáo viên được thực hiện mô hình dạy học mới VNEN nên đã quen dần với việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học của học sinh.
* Khó khăn
Mỗi bài học được tích hợp nhiều nội dung, nội dung bài khá dài và dàn trải (mỗi bài từ 2 đến 3 tiết).
Một số giáo viên và cả học sinh chỉ chú trọng vào hai môn Toán và Tiếng Việt nên không đầu tư vào chất lượng dạy và học cho môn Tự nhiên và Xã hội, dẫn đến tình trạng giáo viên chỉ dạy qua loa, còn học sinh học hời hợt, học chỉ để hoàn thành chương trình.
Khả năng tập trung chú ý của học sinh lớp 2 còn nhiều hạn chế, kĩ năng quan sát, tưởng tượng còn yếu, khả năng ghi nhớ của các em còn chậm, máy móc. Tinh thần hợp tác học chưa cao, nhiều em chưa tự tin khi hợp tác trong nhóm, một số em còn học thụ động. Học sinh dân tộc thiểu số vốn từ ngữ, khả năng giao tiếp, lĩnh hội kiến thức còn hạn chế.
Thành công, hạn chế
* Thành công
Trước khi vận dụng đề tài này vào thực tế dạy học, tôi nhận thấy:
Từ khi trường tôi thực hiện chương trình thí điểm VNEN thì giáo viên và học sinh đã thay đổi cách dạy, cách học theo hướng tích cực, hợp tác. Giờ học Tự nhiên và Xã hội không còn kiểu truyền thụ một chiều của giáo viên như trước, học sinh chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức. Kiến thức của môn học này hết sức gần gũi, thiết thực và cần thiết đối với các em.
Một số giáo viên bước đầu đã biết vận dụng các phương pháp dạy học tích cực tương đối phù hợp. Biết cách sử dụng, khai thác các đồ dùng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội để đem lại hiệu quả cho tiết dạy.
Hạn chế:
Bên cạnh đó một số giáo viên chưa thực sự từ bỏ cách dạy học theo kiểu đàm thoại, giảng giải, truyền thụ một chiều, áp dụng các phương pháp dạy Tự nhiên và xã hội còn khá máy móc, đơn điệu, chủ yếu hướng học sinh đến việc hoàn thành bài học, môn học chứ chưa chú ý đến việc hình thành cho học sinh những kĩ năng khi học Tự nhiên và Xã hội, học sinh biết được điều gì, hiệu quả mà tiết học mang lại là gì vẫn chưa được chú trọng.
Mặt mạnh, mặt yếu
Mặt mạnh
Bản thân tôi đã có ba năm dạy lớp 2 nên cũng có chút ít kinh nghiệm khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội.
Một số học sinh đã biết cách làm việc, khai thác sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, bước đầu các em đã có một số kĩ năng như quan sát và sắp xếp, phân tích tranh, ảnh; đọc, hệ thống hóa.
Từ đó giúp các em ham thích học môn Tự nhiên và xã hội hơn, thích tìm tòi, khám phá về Tự nhiên và xã hội. Môn học này đã khơi gợi ở các em tính tò mò, thích tìm hiểu về tự nhiên, con người, xã hội. Từ đó các em biết được những điều kì diệu trong cuộc sống, giúp các em thêm yêu cuộc sống và sống có trách nhiệm hơn.
Mặt yếu
Tài liệu Hướng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội là sách “ba trong một” nó vừa là sách giáo viên vừa là sách học sinh, vừa là sách bài tập nên giáo viên không có sách hướng dẫn để làm cơ sở định hướng cho tiết dạy.
Những kiến thức về tự nhiên, xã hội thực sự quá rộng, có những điều mà con người cũng chưa thể giải thích được. Một số kiến thức khá trừu tượng đối với nhận thức của học sinh lớp 2 vì vậy các em không thể hiểu hết được.
Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Nguyên nhân dẫn đến thành công của đề tài
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp quản lí giáo dục, sự giúp đỡ nhiệt tình của chị em trong tổ 2.
Sự nhiệt huyết của một giáo viên trẻ cùng với tinh thần không ngừng học hỏi của bản thân.
Sự đồng lòng hưởng ứng cách dạy học mới từ phía phụ huynh, sự quan tâm của gia đình các em, sự phối hợp giáo dục của ba lực lượng nhà trường – gia đình – xã hội giúp cho việc dạy học mang lại kết quả khả quan hơn.
Kiến thức môn Tự nhiên và Xã hội rất gần gũi, cần thiết đối với học sinh nên các em rất tò mò, thích tìm hiểu, khám phá.
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
Năm học …………là năm học thứ ba chúng tôi sử dụng Sách Hướng dẫn học môn Tự nhiên và xã hội, đây là sách thử nghiệm nên vẫn còn một số bất cập, các bài học nội dung không tách bạch rõ ràng theo từng tiết như sách giáo khoa của chương trình hiện hành mà được tích hợp nhiều nội dung và mỗi bài thường học từ 2 đến 3 tiết do vậy nội dung bài khá dài và dàn trải.
Một số giáo viên chưa thật sự coi trọng môn học này, chưa mạnh dạn sáng tạo trong việc dạy học nên nhiều khi áp dụng máy móc, rập khuôn theo sách. Tài liệu về bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn kĩ năng dạy học môn Tự nhiên và xã hội còn ít.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]