SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp và số lượng
- Mã tài liệu: BC4070 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1276 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Nhật Quang |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Nhật Quang |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp và số lượng” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Xây dựng thói quen, nề nếp học tập cho trẻ trên lớp.
2.3.2. Tạo môi trường hoạt động cho trẻ.
2.3.3. Tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy.
2.3.4. Tổ chức cho trẻ làm quen với biểu tượng toán về tập hợp và số
2.3.5. Tạo tình huống có vấn đề cho trẻ giải quyết.
2.3.6. Sưu tầm một số trò chơi phù hợp đề tài
2.3.7. Sử dung công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy.
2.3.8. Hoạt động cho trẻ làm quen với tập hợp và số lượng được tiến hành mọi lúc, mọi nơi.
2.3.9. Chú ý đến giáo dục cá nhân.
2.3.10. Phối kết hợp với phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, dân tộc, trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu. Trẻ em là mầm non của đất nước, do đó trẻ cần được thừa hưởng sự chăm sóc giáo dục chu đáo của mọi người xung quanh. Chính vì lẽ đó việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ là vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự phát triển nhân cách của trẻ sau này. Như chúng ta đã biết hoạt động giáo dục ở trường mầm non là một quá trình có mục đích, có kế hoạch với nhiều hình thức khác nhau hướng trẻ vào hoạt động một cách tích cực nhằm hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên trẻ được hoạt động một cách chủ động tích cực giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mỹ và làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp một.
Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu” [7]. Trẻ em những mầm non tương lai của đất nước, Đất nước có giàu mạnh phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ.
Trong các hoạt động giáo dục ở Trường mầm non, hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo, song hoạt động học tập được thể hiện qua các hoạt động chung có chủ đích, đó là hoạt động cung cấp chủ yếu có hệ thống kiến thức cần trang bị cho trẻ. Đặc biệt với hoạt động “Làm quen với toán”- Một hoạt động đòi hỏi độ chính xác cao cũng vậy. Nhận thức về toán học có liên quan mật thiết đến quá trình phát triển của trẻ, thông qua toán học sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ, góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ.
Bên cạnh đó như ta thấy, ngay từ bé khi chơi với đồ vật trẻ luôn có nhu
cầu muốn biết từng nhóm đồ vật có bao nhiêu vật và cách so sánh các nhóm với nhau, trẻ muốn biết nhóm này có số lượng nhiều hay ít hơn nhóm kia. Bắt đầu trẻ muốn làm thế nào để 2 nhóm được bằng nhau. Từ đó trong tư duy của trẻ đã nảy sinh khái niệm thêm bớt một cách đơn giản nhất về phép cộng trừ của bậc tiểu học.
Trong thực tế cho thấy khi tổ chức hoạt động “Làm quen với toán” một số giáo viên dễ rơi vào tình trạng nói nhiều, hình thức dập khuôn, cứng nhắc, chưa có sự liên hoàn trong chuyển tiếp giữa các nội dung của hoạt động nên không hấp dẫn thu hút trẻ và kết quả hoạt động chưa cao. Mặt khác, một số trẻ được bố mẹ dạy trước về số, tính toán nên trẻ hay bị chán nếu cô tổ chức tiết học không hấp dẫn dẫn đến tình trạng trẻ chưa nhận biết rõ mối quan hệ hơn kém của các nhóm đối tượng và kỹ năng chia nhóm cũng không tốt, tiết học hiệu quả chưa cao.
Vậy phải tổ chức các tiết học như thế nào để trẻ lĩnh hội được kiến thức
một cách đơn giản nhưng hiệu quả và phù hợp với nhận thức của trẻ mà vẫn đảm bảo cho trẻ được “học mà chơi, chơi mà học” là một điều cần thiết với mỗi
giáo viên mầm non. Việc dạy trẻ nắm chắc kiến thức trong hoạt động làm quen
với toán không những giúp trẻ học bộ môn toán sau này dễ dàng hơn mà giúp trẻ
tiếp thu kiến thức của các môn học khác một cách nhanh nhạy, chính xác hơn.
Với lòng say mê, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, hiểu được tầm quan trọng của môn học và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đặc biệt với chương trình của lớp 5 – 6 tuổi thì nội dung về tập hợp số lượng chiếm nhiều thời lượng hơn nội dung về hình khối, định hướng không gian, phép đo. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp và số lượng tại trường mầm non Thị Trấn triệu Sơn” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng chất lượng của việc nâng cao chất lượng dạy trẻ 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp và số lượng ở Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn. Từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp và số lượng tại Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu việc hình thành các biểu tượng toán về tập hợp và số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
Phương pháp này nhằm sưu tầm, thu thập các tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề dạy trẻ 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp và số lượng.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
– Phương pháp quan sát.
Tôi sử dụng phương pháp này để quan sát các hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp và số lượng.
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp tài liệu tham khảo.
– Phương pháp thống kê toán học.
Phương pháp này dùng để sử lí các số liệu thu thập được.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
– Sáng kiến lần này có điểm mới về cấu trúc.
– Mới về mục đích nghiên cứu.
– Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện tôi đã đưa thêm một số biện pháp mới như ứng dụng công nghệ thông tin hay chú ý đến giáo dục cá nhân, tạo tình huống có vấn đề cho trẻ hoặc đưa các hình thức tổ chức khác nhau vào quá trình giảng dạy để thu hút sự hứng thú tích cực hoạt động ở trẻ… Những biện pháp này được áp dụng tại lớp A1 (Mẫu giáo 5 – 6 tuổi) và có hiệu quả cao.
- Nội dung.
2.1. Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng dạy trẻ 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp số lượng tại trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
Theo chương trình Giáo dục mầm non Ban hành kèm theo Thông tư số : 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”[4].
Toán học là một bộ môn khoa học xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người. Nó đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống, trong kinh doanh sản xuất, trong học tập và nghiên cứu.
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của một nền khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin hiện đại. Chính vì thế toán học trở nên vô cùng cần thiết, nó góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của Đất nước. Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay đòi hỏi mỗi con người phải có một vốn hiểu biết toán học nhất định. Ngay từ lứa tuổi Mẫu giáo thì việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán sơ đẳng là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những khả năng quan sát, phát hiện tìm tòi, so sánh, phân tích… Tăng cường khả năng ngôn ngữ và tư duy logíc. Quá trình hình thành các biểu tượng ban đầu về toán cho trẻ đã góp phần hình thành và phát triển nhân cách ngay từ thuở ấu thơ.
Cùng với các hoạt động khác như hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, hoạt động âm nhạc, vẽ nặn, xé cắt dán… hoạt động làm quen với toán cũng góp phần vào sự phát triền toàn diện nhân cách của trẻ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]