SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4158 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 890 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
*. Biện pháp 1: Lựa chọn loại hình vận động và xây dựng các động tác vận động phù hợp.
*. Biện pháp 2: Rèn kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ.
*. Biện pháp 3: Tạo môi trường âm nhạc.
*. Biện pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ vận động theo nhạc.
*. Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.
*. Biện pháp 6. Phát triển năng khiếu vận động theo nhạc của trẻ.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống, đặc biệt là đối với trẻ thơ. Nhà sư phạm Xu – Khôm- Linxki đã nói: “ Tuổi thơ không thể thiếu âm nhạc giống như không thể thiếu trò chơi hay truyện cổ tích. Âm nhạc là một phương tiện kì diệu và tế nhị nhất để truyền đạt lời kêu gọi của những cái tốt đẹp và nhân đạo. Nó dẫn dắt trẻ vào thế giới của điều thiện, tạo ra sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được ” [3]. Đối với trẻ, âm nhạc là cả một thế giới kì diệu, đầy xúc cảm với những lời ca, giai điệu trầm bổng, sự phong phú của âm hình tiết tấu, sự ngỗ nghĩnh của các hình tượng, sự nhịp nhàng, uyển chuyển, sự khoẻ khoắn của các vận động. Với vai trò như vậy, âm nhạc đã trở thành một nội dung cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non, trong đó hoạt động dạy trẻ vận động theo nhạc đóng vai trò quan trọng. Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc với các động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo nhạc. Hoạt động này giúp trẻ phát triển cảm giác về nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra nó còn thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, giúp trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè.
Thông thường, khi nghe nhạc, ai cũng đều có ý muốn cử động theo tiết tấu. Tay đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư, đó chính là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình.
Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp, xuất phát từ cơ sở sinh lý, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng. Nhà tâm lý học B.N Chep-lô-va cho rằng: “Việc tri giác âm nhạc sảy ra cùng lúc hoàn toàn trực tiếp với phản ứng vận động âm nhạc theo diễn biến thời gian”.[3]
“Đối với trẻ Mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Ở đây âm nhạc giữ vai trò chủ đạo còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc” [3].
“Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè”[3].
Ở trường Mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi Mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ.
Khác với loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, văn học, điện ảnh…, âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng những ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hoà âm, tiết tấu…cùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm…Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn trong bụng mẹ. trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.
Nhận thức được điều đó, hiểu được vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc dạy vận động theo nhạc, từ thực tiễn đứng lớp tôi mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi”. để góp phần nâng cao hiệu quả của việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non và lấy đó làm kinh nghiệm giảng dạy cho mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi tìm ra được một số biện pháp nâng cao chất lượng học nhằm hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi Trường Mầm non Thị Trấn – Ngọc Lặc – Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lý luận.
– Phương pháp điều tra thực trạng.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc, gõ đệm theo hát tạo cho con người có được sự cảm nhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách.
Hoạt động vận động theo nhạc ở lứa tuổi Mầm non có thể chia làm 2 nhóm trên cơ sở tri giác âm nhạc và tái tạo các phương tiện truyền cảm trong động tác.
Nhóm thứ nhất: Là những động tác đơn giản biểu hiện cảm xúc theo tính chất, nhịp điệu âm nhạc như vỗ tay, gõ đệm, nhún nhảy…trẻ nghe và phân biệt cao độ, sắc thái, tốc độ, trọng âm, âm hình tiết tấu [3].
Nhóm thứ hai: Hướng vào những kỹ năng chuyển động trong quá trình vận động theo nhạc[3].
Tất cả các động tác vận động theo nhạc như: gõ nhịp, âm hình, tiết tấu, múa…đều thực hiện nhiệm vụ chung là cảm nhận tiết tấu âm nhạc, nhưng mỗi loại vận động có chức năng riêng, do đó khác nhau về yêu cầu.
Vận động theo nhạc giáo dục nhịp điệu cho trẻ bằng sự vận động của cơ thể, phù hợp với tính năng động của trẻ.
Trẻ 5 – 6 tuổi biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất của nhạc, thay đổi bước chuyển động theo điệu nhạc, từ tốc độ nhịp nhàng có thể chuyển sang tốc độ nhanh hơn hoặc thực hiện các bước nhảy: Bước nhảy thẳng, xoay tròn, biết xoay xung quanh bạn và nhảy vòng tròn một mình, nhảy đổi nhóm, từ nhóm nhảy toả ra theo các hướng rồi tụ lại, nhảy có cầm đạo cụ, biết chuyển đội hình đơn giản, làm các đông tác nhảy chân sáo, đá chéo chân, cùng với người lớn tập dượt các bài hát, truyền đạt các bài mẫu trò chơi.
Ở độ tuổi này trẻ có khả năng sử dụng các nhạc cụ như phách tre, xắc xô, trống đệm theo nhịp, phách, tiết tấu. Có thể thổi kèn cho các giai điệu đơn giản trên cơ sở 1 – 2 âm thanh. Chính vì thế nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi”. Nhằm rèn các kỹ năng cơ bản cho trẻ vận động theo nhạc.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]