SKKN Một số biên pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày của trẻ 5 – 6 tuổi

Giá:
50.000 đ
Môn:
Lớp: 5-6 tuổi
Bộ sách:
Lượt xem: 517
Lượt tải: 3
Số trang: 21
Tác giả: Dương Thị Dung
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Nhân Ái
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 21
Tác giả: Dương Thị Dung
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Nhân Ái
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biên pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày của trẻ 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau: 

*Biện pháp 1: Tạo hứng thú ngay khi trẻ đến trường
*Biện pháp 2: Trong các hoạt động chung
*Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng âm nhạc thông qua hoạt động cô hát cháu nghe
* Biện pháp 4: Một số trò chơi phục vụ âm nhạc
*Biện pháp 5: Hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc ở góc Nghệ thuật.
* Biện pháp 6: Nâng cao chất lượng âm nhạc thông qua hoạt động biểu diển văn nghệ vào lúc nêu gương cuối tuần

Mô tả sản phẩm

  1. PHẦN MỞ ĐẦU:
  2. Lý do chọn đề tài

        Âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm trong lịch sử loài người là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc chẳng khác gì thiếu ánh sáng, mặt trời. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, vì trẻ thơ ngay từ bào thai mẹ đã cảm nhận được giai điệu âm nhạc, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình. Âm nhạc là một phương tiện diệu kỳ và tế nhị nhất để truyền đạt lời kêu gọi của những cái tốt đẹp và nhân đạo. Nó dẫn dắt trẻ vào thế giới của cái thiện. 

        Âm nhạc là phương tiện phát triển thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể chất cho trẻ, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách.

        Trong chương trình giáo dục mầm non, môn giáo dục âm nhạc là một môn nghệ thuật gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật âm nhạc.

        Âm nhạc là vận động sáng tạo khi được giáo viên mầm non sử dụng một cách có chủ đích, phù hợp sáng tạo sẽ hổ trợ trẻ thu nhận kinh nghiệm tích cực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Trẻ mầm non thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Ngoài ra, giáo viên Mầm non sử dụng âm nhạc để ổn địch lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư giản, gây sự chú ý cho trẻ và qua đó trẻ cũng phát triển về ngôn ngữ và mạnh dạn hơn khi ca hát.

        Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc cho nên hoạt động học có chủ đích 

“Giáo dục Âm nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường lớp Mầm non và hơn nửa …Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp tích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho hoạt động làm quen Giáo dục âm nhạc. Nhưng đối với đặc điểm của lứa tuổi mầm non. Giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc và giải thích cho trẻ hiểu để trẻ hát múa tự nhiên. Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong môm làm quen văn học, làm quen chữ viết, hoạt động tạo hình, làm quen với toán, thể dục kỹ năng, thể dục buổi sáng, khám phá khoa học…Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, hồn nhiên.

        Tôi là một giáo viên rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn cố gắng tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Và đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non âm nhạc là môn giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Và thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác.

        Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.

        Vì tất cả những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ.

        Tôi nhận thấy công tác tổ chức cải biên, sáng tác một trò chơi, tổ chức các lớp tập huấn…để phục vụ giáo dục âm nhạc có tác dụng tích cực đối với chúng ta trong công tác giảng dạy. Trong trường hiện tại giáo viên chưa đều, một số giáo viên thực hiện tốt nhưng một số giáo viên do lớn tuổi, điều kiện hoàn cảnh khó khăn…dẫn đến chất lượng chưa đạt theo yêu cầu. Một số giáo viên chưa biết lồng ghép Giáo dục âm nhạc trong một số hoạt động như thế nào mới phù hợp, không lạm dụng…Từ những hạn chế này, nếu chúng ta biết vận dụng một cách sáng tạo, thường xuyên tổ chức sưu tầm, cải biên, sáng tác một số trò chơi Giáo dục âm nhạc, thao giảng, tổ chức các hoạt động để đưa Giáo dục vào cho phù hợp thì sẽ uốn nắm kịp thời và tạo điều kiện để cùng nhau thực hiện tốt. 

        Với tầm quan trọng của việc tổ chức làm đồ dùng dạy học, đồ chơi nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc thông qua việc tổ chức các hoạt động dể phục phụ chuyên môn nên bản thân tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp Năng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ 5 – 6 tuổi ở Trường mầm non Sơn Ca”

  1. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

        Đưa ra một số phương pháp giảng dạy Giáo dục âm nhạc đạt hiệu quả trẻ được hát được vận động với những động tác thật uyển chuyển và tự nhiên, kích thích sự hứng thú và ham học của trẻ. Từ đó tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày cho trẻ.

        Quan sát hoạt động vận động theo nhạc của trẻ 5 – 6 tuổi của lớp, đưa ra một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc .

  1. Đối tượng nghiên cứu 

        Các phương pháp Giáo dục âm nhạc, đồ dùng trực quan hỗ trợ dạy học môn Giáo dục âm nhạc cho trẻ Mầm non 

  1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

        Lớp: Lá 1 trẻ 5 – 6 Trường Mầm Non Sơn Ca. Năm học ……….. 

  1. Phương pháp nghiên cứu 
  2. Phương pháp trực quan thính giác
  3. Phương pháp dùng từ ( giảng giải, chỉ dẫn…)
  4. Phương pháp thực hành nghệ thuật
  5. Phương pháp thực hành trò chơi
  6. PHẦN NỘI DUNG
  1. Cơ sở lí luận 

        Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn với âm nhạc khác nhau ở xung quanh. Khi trẻ bước vào tuổi Mầm Non, nhất là từ 5 – 6 tuổi trở lên thì trẻ đã cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc này. Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại mức độ khác nhau. Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại thơ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế cho nên Giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Âm nhạc đối với trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Khi nghe nhạc cả người lớn và trẻ em đều muốn cử động theo nhịp, tiết tấu như là tay đung đưa, chân gõ nhịp.

        Trẻ 5 – 6 tuổi các cơ chi đã linh hoạt, nhu cầu cận động của trẻ ngày càng lớn, các chức năng tâm lý như xúc cảm, tình cảm, ghi nhớ, chú ý đã có chủ định, trẻ có thể ghi nhớ và thể hiện các vận động phức tạp, trẻ đã biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất âm nhạc. Trẻ cũng có thể thực hiện đúng đẹp, diễn cảm các động tác quy định và bước đầu biết sáng tạo một số động tác cho riêng mình. Cô giáo cần tạo mọi điều kiện cho trẻ được vận động theo nhạc để thỏa mản nhu cầu vận động của trẻ góp phần nâng cao kỹ năng vận động cho trẻ.

        Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ. Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo viên phải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ lớp 24 - 36 tháng tuổi đạt hiệu quả cao
24-36 tháng
4.5/5

30.000 

24-36 tháng
4.5/5

30.000 

24-36 tháng
4.5/5

30.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)