SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4079 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 822 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Đỗ Thị Xuân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Trí Đức |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Đỗ Thị Xuân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Trí Đức |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
3.1. Tăng cường tham mưu với ban giám hiệu nhà trường trang bị mua sắm đồ dùng phục vụ tiết dạy vận động
3.2. Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động
3.3. Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ ( Đối với thể dục sáng)
3.4. Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ
3.5. Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng
3.6. Sử dụng đồ dùng trực quan
3.7. Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống , đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ
3.8. Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập Erobic vào bài tập phát triển chung
Mô tả sản phẩm
STT | Mục lục | Trang |
1 | MỤC LỤC | |
2 | I. MỞ ĐẦU | |
1. Lý do chọn đề tài. | ||
2. Mục đích nghiên cứu | ||
3. Đối tượng nghiên cứu | ||
4. Phương pháp nghiên cứu | ||
3 | II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm | ||
2. Thực trạng về giáo dục phát triển vận động trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: | ||
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề . | ||
3.1. Tăng cường tham mưu với ban giám hiệu nhà trường trang bị mua sắm đồ dùng phục vụ tiết dạy vận động. | ||
3.2. Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động | ||
3.3. Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ ( Đối với thể dục sáng): | ||
3.4. Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ: | ||
3.5. Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng: | ||
3.6. Sử dụng đồ dùng trực quan: | ||
3.7. Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống , đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ: | ||
3.8. Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập Erobic vào bài tập phát triển chung | ||
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. | ||
4 | III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận: 2. Kiến nghị: |
|
5 | Tài liệu tham khảo |
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Trẻ em những mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giầu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Hơn nữa giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Người giáo viên mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép thôi chưa đủ,mà nhiệm vụ của người giáo viên mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn học như: Khám phá khoa học, làm quen với văn học, làm quen chữ cái, hoạt động âm nhạc…..thông qua các môn học giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt: Đức, trí, thể, mỹ. Cũng như hình thành nhân cách thì tầm vóc của đứa trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn, đang phát triển không ngừng theo từng giai đoạn phát triển. Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất của trẻ như: Kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường sống, yếu tố di truyền song yếu tố chính vẫn là hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ.
Giáo dục phát triển vận động là nâng cao thể lực sức khỏe, nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ, các hoạt động phát triển vận động có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển nhận thức của trẻ, phát triển vận động tốt giúp cho hệ thần kinh và các giác quan của trẻ tinh nhạy hơn, điều đó có tác dụng tốt nâng cao năng lực nhận thức của trẻ. Vậy phát triển vận động là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
Trong trường mầm non, phát triển vận động được thực hiện qua các tiết học thể dục, vì thế đòi hỏi giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình.
Thực tế hiện nay trong trường mầm non, chúng tôi thấy rằng sự quan tâm đúng mức tới thể dục cho trẻ mẫu giáo thực sự chưa thực sự đầy đủ lắm, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phương pháp và hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ còn đơn điệu chưa đáp ứng được nhu cầu vận động của trẻ. Như vậy việc tìm hiểu cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất đặc biệt là giáo dục phát triển vận động cho trẻ là một việc làm rất quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, tăng cường thể lực tầm vóc của trẻ.
Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong bậc học mầm non nói chung và trong trường mầm non Ngọc Trạo nói riêng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Ngọc Trạo”
- Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc tổ chức các hình thức giáo dục phát triển vận động cho trẻ từ đó chọn lọc các hình thức giáo dục phát triển vận động phù hợp đối với trẻ.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường Mầm non Ngọc Trạo
- Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu sử dụng tài liệu
+ Phương pháp tuyên truyền với các bậc phụ huynh
+ Phương pháp đàm thoại nêu gương
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp tổ chức các hoạt động
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận:
Giáo dục phát triển vận động là một trong những nội dung giáo dục toàn diện cho trẻ. Các bài tập vận động có ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực. Rèn luyện thể lực đều đặn và có hệ thống sẽ giúp cơ thể nâng cao khả năng sức đề kháng, giúp duy trì sự cân bằng bền vững trong cơ thể, làm cho việc trao đổi chất được tốt hơn, củng cố hệ tuần hoàn và hô hấp, nhờ vậy mà thể lực được nâng cao. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh và qua các trải nghiệm trong hoạt động, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kĩ năng , nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt. Vì vậy vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập chương trình giáo dục phát triển vận động cho trẻ cần dựa trên những cơ sở sau: Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ. Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể. Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động. Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý, và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác. Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao, lao động. Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ em cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]