SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4163 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1535 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho bản thân về chương trình phát triển vận động.
2.3.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động đảm bảo tính khoa học và vừa sức đối với trẻ.
2.3.3. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua hoạt động học.
2.3.4. Lồng ghép tích hợp nội dung vận động vào các hoạt động học khác và ở mọi thời điểm trong ngày cho trẻ.
2.3.5. Xây dựng môi trường kích thích tính tích cực vận động của trẻ.
2.3.6. Tăng cường tổ chức các trò chơi vận động giữa các tổ trong lớp.
2.3.7. Phối kết hợp với phụ huynh trong giáo dục phát triển vận động.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | Tên đề mục | Trang |
1. | MỞ ĐẦU | |
1.1. | Lý do chọn đề tài. | |
1.2. | Mục đích nghiên cứu. | |
1.3. | Đối tượng nghiên cứu. | |
1.4. | Phương pháp nghiên cứu. | |
2. | NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. | Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. | |
2.2. | Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. | |
2.3. | Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề. | |
2.3.1. | Giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho bản thân về chương trình phát triển vận động. | |
2.3.2. | Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động đảm bảo tính khoa học và vừa sức đối với trẻ. | |
2.3.3. | Giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua hoạt động học. | |
2.3.4. | Lồng ghép tích hợp nội dung vận động vào các hoạt động học khác và ở mọi thời điểm trong ngày cho trẻ. | |
2.3.5. | Xây dựng môi trường kích thích tính tích cực vận động của trẻ. | |
2.3.6. | Tăng cường tổ chức các trò chơi vận động giữa các tổ trong lớp. | |
2.3.7. | Phối kết hợp với phụ huynh trong giáo dục phát triển vận động. | |
2.4. | Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. | |
3. | KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
3.1. | Kết luận. | |
3.2. | Kiến nghị. |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành học có nhiệm vụ thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 6 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi. Nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt, trẻ sớm phát triển thể chất và trí tuệ một cách đúng hướng và mạnh mẽ. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Đây chính là thời kỳ phát triển đa dạng các lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ. Một trong các lĩnh vực phát triển đó thì lĩnh vực phát triển thể chất là một trong 5 lĩnh vực rất quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động.
Vai trò to lớn đầu tiên của các Hoạt động phát triển thể chất là nâng cao thể lực sức khỏe. Các hoạt động tập luyện ngoài việc giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động còn giúp trẻ có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa; không những thế còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức. Trong quá trình hoạt động, trẻ lắng nghe lời hướng dẫn của cô, thực hiện các động tác, các vận động theo hướng dẫn, đồng thời trẻ có thể trao đổi cùng cô, trao đổi với các bạn về nội dung của bài tập, được nghe và biết thêm những từ mới, những kiến thức mới có ở trong hoạt động đó rất giúp ích cho việc phát triển ngôn ngữ, đồng thời các hoạt động phát triển vận động còn giúp tạo tạo ra các cơ hội để trẻ thực hành ngôn ngữ nhất là trong các hoạt động vận động ở mọi lúc, mọi nơi và trò chơi vận động, trẻ vừa có thể đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, vừa vận động vừa hát, đọc thơ, ca dao, đồng dao hay thể hiện những câu nói của vai mà trẻ đang thực hiện.[1]
Vận động là một trong những điều kiện cơ bản để nhận thức thế giới xung quanh, trẻ càng biết được nhiều động tác, biết nhiều kĩ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ tăng lên đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kĩ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì và cẩn thận.[2]
Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ trong ngành học mầm non nói chung và trong trường mầm non của tôi nói
riêng. Là giáo viên mầm non, lại là giáo viên dạy ở trường mầm non nông thôn
vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường như thế nào để đạt kết quả tốt nhất? Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lớp A2” tại trường mầm non Nga Liên làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động rèn luyện sức khỏe, củng cố hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển tố chất thể lực cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi, chuẩn bị toàn diện cho trẻ vào lớp Một
1.2. Mục đích nghiên cứu.
– Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
– Giúp trẻ tích cực tự giác trong giờ học và phát triển các tố chất trong vận động như: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo. Có thể lực và các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng là trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (lớp lá A2) tại trường mầm non Nga Liên năm học ………..
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp thực hành trải nghiệm.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục đích việc tổ chức hoạt động phát triển vận động là hướng đến sự phát triển tính tích cực tham gia vào các hoạt động vận động của cơ thể, giúp hình thành cho trẻ mầm non những kỹ năng kỹ xảo vận động giống người lớn và phát triển các tố chất nhanh nhẹn, thể lực khỏe mạnh, khéo léo, bền bỉ để cho cơ thể phát triển hài hòa cân đối. Thông qua giáo dục phát triển vận động tốt sẽ giúp trẻ có nhận thức ban đầu về cuộc sống về cái đẹp, gìn giữ cái đẹp, yêu thích mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. Giúp trẻ thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi trải nghiệm các cảm giác mạnh của hoạt động giáo dục phát triển vận động. Vì vậy là một giáo viên mầm non tôi luôn đi sâu vào nghiên cứu các tài liệu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ như: Nôi dung phát triển vận động trong chương trình giáo dục mầm non non (Ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo), Chương tình giáo dục mầm non 5 – 6 tuổi do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, Các hoạt động phát triển vận động của trẻ mầm non ( Theo chương trình giáo dục mầm non Nguyễn Sinh Thảo – Nguyễn Thị Tuất), hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non ( Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên mầm non do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành), tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Module MN 40“Phối hợp với gia đình để giáo dục trẻ mầm non”, 9 bài tập thể dục theo tháng trong đĩa thiết kế giáo án điện tử mầm non.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]