SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4124 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1902 |
Lượt tải: | 15 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa cho trẻ 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
* Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp, thói quen cho trẻ hoạt động khám phá khoa học.
* Biện pháp 2: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
* Biện pháp 3: Nguyên vật liệu, làm và sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động khám phá khoa học.
* Biện pháp 4: Áp dụng theo quan điểm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
* Biện pháp 5: Tổ chức tiết học linh hoạt, nhẹ nhàng.
* Biện pháp 6: Lồng ghép tích hợp các chuyên đề vào hoạt động khám phá khoa học.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vậy việc chăm sóc bảo vệ và Giáo dục trẻ là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đã từ lâu cộng đồng nhân loại đã nhận thức được điều đó và đi tới biện pháp hữu hiệu để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Sinh thời Bác Hồ đã từng nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Vì vậy giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống con người nhất là lứa tuối mầm non. Trẻ em là viên gạch đầu tiên để xây lên một lâu đài kiến thức, Giáo dục mầm non đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách mới, con người Việt nam hiện đại. Trong thời kì “Công nhiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước”
Đất nước ta ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng hiện đại thì việc đầu tư cho giáo dục càng trở nên quan trọng vì phát triển Giáo dục là quốc sách hàng đầu, tạo điều kiện về nhân lực cho phát triển kinh tế. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, giúp trẻ học đi đôi với hành cũng như tài đi đôi với đức.
Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, đòi hỏi thế hệ trẻ phải là những con người “Trí tuệ phát triển cao, giàu tính sáng tạo, giàu tính nhân văn nhưng cũng giàu cảm xúc thẩm mỹ”. Vì thế trong chương trình Giáo dục mầm non, hoạt động Khám phá khoa học là một hoạt động hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích. Nếu như văn học, âm nhạc, tạo hình… Là những hoạt động gắn liền với nghệ thuật, có thể ví như dòng sữa nuôi dưỡng tinh thần trẻ thơ, lay động tâm hồn trẻ qua những câu hát, lời ru ngọt ngào, những câu chuyện kể đầy tính nhân văn thì Khám phá khoa học lại là hoạt động gợi mở cho trẻ một cái nhìn, nhận thức hoàn toàn mới về con người và cuộc sống xung quanh. Thông qua đó, chúng ta đã và đang dẫn trẻ bước những bước đầu tiên của hành trình khám phá khoa học sau này.
Trong những năm gần đây Bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới chương trình Giáo dục. Thực hiện theo thông tư ………..của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình Giáo dục mầm non. Đặc biệt trong năm học ………… Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục đã tổ chức hội thi xây dựng “Môi trường Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp đối với sự phát triển của từng cá nhân trẻ với phương châm “Học bằng chơi – Chơi mà học” nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt “Đức – Trí – Thể – Mỹ”.
Chính vì thế, đổi mới phương pháp Giáo dục mầm non là vấn đề cấp bách cần đi theo hướng đổi mới, căn cứ vào nhu cầu, khả năng phát triển của trẻ. Trẻ mầm non là một chủ thể tích cực và giáo viên là người tạo cơ hội hướng dẫn gợi mở các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ, trẻ chủ động tham gia những hoạt động để phát triển khả năng, năng lực của cá nhân. Đổi mới hình thức Giáo dục nhằm hình thành ở, những cơ sở ban đầu của nhân cách là tiền đề để chuẩn bị cho trẻ bước vào bậc học tiểu học. Và hoạt động Khám phá khoa học là một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng với trẻ mầm non.
Khám phá khoa học luôn là hoạt động vô cùng bổ ích và lý thú. Thế giới rộng lớn với biết bao màu sắc và các đồ chơi đẹp, phong phú luôn thu hút trẻ, luôn thôi thúc tâm hồn gợi cảm và tính tò mò, hiếu động của trẻ thơ. Trẻ 5-6 tuổi. Khả năng nhận thức được phát triển chủ yếu qua việc tiếp xúc, tìm hiểu đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu cỏ cây hoa lá, những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, hay lúc trăng tròn trăng khuyết, các hiện tượng tự nhiên và cuộc sống xã hội.
Trên thực tế giáo viên khi tổ chức hoạt động “Khám phá khoa học” còn gặp rất nhiều bất cập nên việc đổi mới trong Giáo dục mầm non đã và đang thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu nói chung, cán bộ quản lí, giáo viên trong ngành nói riêng.Thực tế việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa hiệu quả, sự lồng ghép tích hợp các hoạt động và các chuyên đề Giáo dục cho trẻ còn nhiều hạn chế, nội dung đơn điệu, chưa linh hoạt, việc nghiên cứu tài liệu còn hạn chế, trang thiết bị còn thiếu, giáo viên chưa sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động Khám phá khoa học. Thường chỉ chú trọng cho trẻ tìm hiểu các đặc điểm bề ngoài đơn thuần như: Tên gọi, các bộ phận, màu sắc, hình dáng, công dụng của sự vật hiện tượng trong hoạt động Khám phá khoa học mà xem nhẹ việc cho trẻ sử dụng các giác quan trong quá trình quan sát và tìm hiểu sự thay đổi của các sự vật hiện tượng. Trẻ thường chỉ được nhìn, nghe và trả lời, ít được tiếp xúc với các sự vật và làm thử nghiệm. Đặc biệt các câu hỏi đặt ra trong quá trình quan sát thường chưa mang tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Từ đó dẫn tới chất lượng của hoạt động còn thấp, chưa mang lại kết quả như mục đích yêu cầu đã đề ra.
Là một giáo viên mầm non tôi ý thức được rằng mình phải có những phương pháp và những hình thức phù hợp trong quá trình dạy trẻ. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của bậc học trong thời kì đất nước đang trên đà phát triển. Việc nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động Khám phá khoa học ở trường mầm non là một vấn đề vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lí do trên bản thân là một giáo viên đang trực tiếp làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, Giáo dục trẻ tôi luôn suy nghĩ và đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Hưng Lộc”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Hưng Lộc.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Hưng lộc.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nhiệm.
Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tác động trực tiếp vào đối tượng để thấy được khả năng của đối tượng, từ đó giúp người nghiên cứu có những ý tưởng sáng tạo.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu hướng dẫn chăm sóc, giáo dục, nội dung phương pháp cho trẻ khám phá khoa học.
Phương pháp đàm thoại: Thông qua đối thoại, dùng lời nói và sử dụng hệ thống câu hỏi để trao đổi với đối tượng được truyền đạt về nội dung trẻ được tìm hiểu từ đó giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn nội dung bài mình đã học
Phương pháp tích hợp: Tiến hành lồng ghép vào các hoạt động học khác nhằm giúp trẻ khắc sâu nội dung được cung cấp.
Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Thu thập, mô tả, phân tích, so sánh, phân loại, tổng hợp dữ liệu ở dạng số từ đó rút ra những quy luật chi phối, hình thành và phát triển của vấn đề nghiên cứu.
- NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó việc nâng cao chất lượng phát triển nhận thức thông qua hoạt động Khám phá khoa học là hoạt động không thể thiếu trong chương trình chăm sóc, Giáo dục trẻ. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng phát triển nhận thức thông qua hoạt động Khám phá khoa học là vấn đề quan trọng trong đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non.
Trong công tác giáo dục trẻ mầm non, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ thì hoạt động Khám phá khoa học là không thể thiếu, hoạt động khám phá khoa học có tác dụng giáo dục về mọi mặt. Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, lao động… Khám phá khoa học là phương tiện giao tiếp, giao lưu, bày tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời cũng là công cụ của tư duy. Vì vậy các nhà giáo dục đã sử dụng nhiều phương pháp để cho trẻ được tiếp cận với thế giới xung quanh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]