SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4098 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 735 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Vũ Thị Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Mỹ Thuật |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Vũ Thị Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Mỹ Thuật |
Năm viết: | 2022-2023 |
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc cho trẻ “Làm quen với chữ cái” đối với trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non. Căn cứ vào thực trạng đã trình bày ở trên bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp trong nhà trường rất trăn trở làm sao từng bước tháo gỡ khó khăn để nâng cao chất lượng cho hoạt động “Làm quen với chữ cái” cho trẻ. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp 5 – 6 tuổi tôi đã suy nghĩ phải làm sao tìm ra những phương pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và hướng dẫn trẻ thực hiện tốt hoạt động “Làm quen với chữ cái” cho trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ về ngôn ngữ nói và nhận biết phát âm được 29 chữ cái, nhớ mặt chữ cái tiếng Việt để giúp trẻ chuẩn bị bước vào trường Tiểu học được tốt.
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, ở trường Mầm non nhiệm vụ là nuôi dạy chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Việc hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng.
Cho trẻ làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để hình thành cho trẻ những năng lực họat động thái độ ngôn ngữ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm quen chữ cái(LQCC) để giúp trẻ biết đọc, biết tô viết chữ cái. Đây chính là một trong các lĩnh vực chuyên biệt cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi bước vào lớp 1.
Theo nghiên cứu thì Vụ giáo dục Mầm non đã có những đổi mới, những chuyển biến mới trong việc nuôi dạy trẻ. Cùng với sự đổi mới của giáo dục Mầm Non nói chung, hoạt động làm quen chữ cái cũng có những đổi mới đáng kể. Để dạy tốt hoạt động này theo hướng đổi mới hiện nay đòi hỏi người giáo viên Mầm non phải tự suy nghĩ để tìm tòi ra biện pháp trong việc tổ chức hoạt động “làm quen với chữ cái” cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đạt kết quả tốt.
Làm quen chữ cái, chữ viết theo quan điểm tích hợp theo phương pháp giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Để dạy trẻ làm quen với chữ cái, chữ viết, cần có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường chữ cái, chữ viết và ngôn ngữ nói một cách phong phú.
Việc nuôi dạy trẻ ở lứa tuổi Mầm non là công việc hết sức vất vả và khó khăn, nhất là việc cho trẻ “Làm quen với chữ cái”. Đối với tôi tổ chức họat động “Làm quen với chữ cái” cần thiết phải sử dụng những đồ chơi đẹp, màu sắc hấp dẫn, đúng mức để đạt được nhiệm vụ dạy trẻ “nhận biết và phát âm 29 chữ cái” tiếng Việt đúng và chuẩn. Song với đặc điểm của trẻ là nhanh nhớ nhưng lại chóng quên, trẻ thích những hình ảnh sống động. Do đó tôi thấy cần phải tìm những hình ảnh mới lạ, hấp dẫn trẻ để nâng cao chất lượng hoạt động “Làm quen với chữ cái”.
Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công đứng lớp 5 – 6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ cái không phải là một việc dễ làm, cần đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng và tổ chức linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của môn học, từ đó trẻ tập trung chú ý và thực sự hứng thú hoạt động.
Hơn nữa việc tổ chức cho trẻ hoạt động “Làm quen với chữ cái” ở trường Mầm non giúp hoạt động trí tuệ của trẻ được phát triển, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu của kỹ năng nghe, đọc, nói tiếng Việt thành thạo. Nhiệm vụ chính của chúng ta là cho trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái. Muốn thực hiện được nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết đó cần sử dụng phương pháp “Học mà chơi, chơi mà học” để tổ chức hoạt động “Làm quen với chữ cái”.
Trẻ được học trên tiết học, học qua các trò chơi, học ở mọi lúc, mọi nơi như thông qua giờ đón trả – trẻ, qua các buổi dạo chơi tham quan, qua các mô hình giúp trẻ nhận biết phát âm được các chữ cái, trẻ nhớ và thuộc mặt chữ tạo tiền đề ban đầu giúp trẻ thích ứng với môi trường “Học là hoạt động chủ đạo” ở trường Tiểu học.
Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5- 6 tuổi” ở trường Mầm non Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
- Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái đồng thời đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng về hoạt động “làm quen với chữ cái” cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non Trung Thành.
- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động “Làm quen với chữ cái” cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế thu thập thông tin
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Phương pháp phân tích, trực quan thực nghiệm
- PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận.
Trong tiếng việt mỗi chữ cái là một đơn vị của hệ thống viết theo bảng chữ cái, mỗi chữ cái trong ngôn ngữ viết thường đại diện cho một âm vị (âm thanh) trong ngôn ngữ nói. Những ký hiệu viết trong các hệ thống viết khác đại diện cho các âm tiết hoặc như trong chữ tượng hình, đại diện cho một từ.
Việc cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với 29 chữ cái còn mang tính hoạt động biệt lập chưa đáp ứng với yêu cầu trong phát triển của giáo dục mầm non, trong tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc và phát âm chuẩn, nhằm chuẩn bị cho trẻ một hành trang bước vào lớp 1 được tốt hơn. Cho trẻ làm quen với chữ cái theo quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên nhưng phải chính xác, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Việc cho trẻ làm quen với chữ cái cần có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường chữ cái và ngôn ngữ nói một cách phong phú.
Đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khi bước vào trường Tiểu học là bước ngoặt và khó khăn đối với trẻ. Để chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1 được tốt, ngoài việc giáo dục cho trẻ phát triển toàn diện về 5 mặt thì việc chuẩn bị cho trẻ làm quen với chữ cái rất quan trọng, hỗ trợ cho môn tiếng việt sau này. Bởi vì ở mẫu giáo trẻ đang quen với “vui chơi là hoạt động chủ đạo” nhưng khi trẻ vào Tiểu học thì “học lại là vai trò chủ đạo” nên việc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động là cần thiết. Hơn nữa việc cho trẻ làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ đồng thời cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua việc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định. Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ bước vào trường Tiểu học.
Song ở lứa tuổi này nhận thức của trẻ là nhận thức cảm tính và tư duy là tư duy trực quan hình tượng nên tôi thấy rằng ngoài nhiệm vụ cho trẻ nhận biết luyện phát âm và viết chữ cái, phải giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, hai nhiệm vụ này cần tiến hành song song để giúp tư duy của trẻ phát triển.
Chính vì vậy, giáo viên mầm non cần phải tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ học hứng thú, sôi nổi, tích hợp được nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ mầm non. Do đó đối với trẻ 5 – 6 tuổi cùng với các hoạt động học trong trường mầm non thì hoạt động “Làm quen với chữ cái” hết sức quan trọng và cần thiết. Nó không những giúp trẻ bước đầu nhận biết, luyện phát âm 29 chữ cái chính xác và bước đầu biết tô, viết các chữ cái theo dấu chấm mờ đúng quy trình. Và nó còn hỗ trợ tích cực cho môn “Tiếng Việt” ở trường phổ thông.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]