SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4143 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 973 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp thói quen.
Biện pháp 2:Tạo môi trường nghệ thuật phong phú trong lớp học.
Biện pháp 3: Sưu tầm nguyên vật liệu phong phú, đa dạng lôi cuốn trẻ vào hoạt động.
Biện pháp 4: Giáo viên nắm vững phương pháp, rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ.
Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động tạo hình trên tiết học.
Biện pháp 6: Lồng ghép hoạt động tạo hình ở mọi lúc, mọi nơi.
Biện pháp 7: Công tác phối kết hợp và tuyên truyền với các bậc phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | TRANG |
1. MỞ ĐẦU | |
1.1. Lý do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. Cơ sở lý luận. | |
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến. | |
2.2.1. Thuận lợi | |
2.2.2. Khó khăn | |
2.2.3. Bảng khảo sát chất lượng đầu năm học | |
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp thói quen. | |
Biện pháp 2:Tạo môi trường nghệ thuật phong phú trong lớp học. | |
Biện pháp 3: Sưu tầm nguyên vật liệu phong phú, đa dạng lôi cuốn trẻ vào hoạt động. | |
Biện pháp 4. Giáo viên nắm vững phương pháp, rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ. | |
Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động tạo hình trên tiết học. | |
Biện pháp 6: Lồng ghép hoạt động tạo hình ở mọi lúc, mọi nơi. | |
Biện pháp7: Công tác phối kết hợp và tuyên truyền với các bậc phụ huynh. | |
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. | |
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kiển nghị |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai, trẻ em là niềm hạnh phúc của mọi gia đình là tương lai của mỗi dân tộc việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước của xã hội và của mỗi gia đình”[1]. Đối với việc hình thành nhân cách cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non thì hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển trẻ về mọi mặt như: Thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. “Hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ thuật trong các hình thức hoạt động mang tính nghệ thuật” [2], nhiều người đã gắn liền cuộc sống của mình với hoạt động tạo hình “đó chính là những hoạ sĩ nổi tiếng, những người thiết kế thời trang, đồ họa, những kiến trúc sư, người cắm hoa nghệ thuật”… [3].
Tuổi mầm non, đặc biệt ở tuổi mẫu giáo là thời kỳ nhạy cảm với những “cái đẹp” xung quanh, có thể coi đây là thời kỳ phát cảm của những xúc cảm thẩm mỹ – những xúc cảm tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc “cái đẹp”. Từ những xúc cảm tích cực,trẻ bắt đầu mong muốn thể hiện trong các hoạt động nghệ thuật [3].
Ở trường mầm non có rất nhiều các hoạt động trong đó hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động đặc trưng, gần gũi và hấp dẫn lôi cuốn nhất đối với trẻ. Chính vì vậy việc thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trường Mầm non sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ, là phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu, hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của trẻ. Hoạt động tạo hình giúp trẻ phản ánh lại thế giới xung quanh một các tích cực, biết yêu quý và trân trọng cái đẹp (tình yêu con người, yêu thiên nhiên, con vật, cỏ cây hoa lá….) Nó là phương tiện giúp cô và trẻ trong việc tổ chức hoạt động của các môn học khác có liên quan trong chương trình dạy học của lứa tuổi mầm non, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống hàng ngày của trẻ. Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người.
Bên cạnh đó, việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo nói chung trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng thông qua hoạt động tạo hình bước đầu giúp trẻ làm quen với các phương tiện và ngôn ngữ tạo hình như từ các đường nét, màu sắc, hình dạng bố cục sẽ giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh. Chúng ta đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, trẻ thường tỏ ra nhiều cảm xúc với những vật cảnh xung quanh dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc hay một bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh…Mặt khác thông qua hoạt động tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình. Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa tay và mắt, hoàn thiện một số kĩ năng cơ bản (vẽ, nặn, cắt dán, xé dán, gấp, phối màu…) nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, gây cho chúng những rung động cảm xúc, tình cảm tích cực. Những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản ngộ nghĩnh sinh động trẻ biết đánh giá khái quát cao, trẻ phản ánh ấn tượng của bản thân không phụ thuộc vào thực tế. Trẻ rất thích sử dụng màu sắc sực sỡ mang tính chất phản ánh biểu tượng. Mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung một tên gọi khác nhau. Trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình đã giúp trẻ hình thành được đức tính tốt như yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. Vì vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nãy sinh từ thuở thơ ấu để ươm trồng những tài năng nghệ nhân cho tương lai.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với trẻ mầm non Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu thực hiện và viết đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Nga Mỹ” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp tối ưu nhất để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp tốt nhất giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình, từ đó nâng cao chất giáo dục trẻ ở trường mầm non Nga Mỹ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Nga Mỹ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu áp dụng một số biện pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra.
Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay thì hoạt động tạo hình là hoạt động ngày càng được quan tâm chú trọng và được coi là một trong những phương tiện đặc biệt để phát triển toàn diện về nhận thức và thẩm mỹ.
Khi nghiên cứu các sản phẩm tạo hình của trẻ mẫu giáo, ta thấy trẻ thường miêu tả những gì trẻ thấy, trẻ biết, trẻ nghĩ theo cách cảm nhận riêng của trẻ. Đây là một đặc điểm rất đặc trưng trong sản phẩm HĐTH của trẻ mẫu giáo. Dưới góc nhìn của trẻ, mọi sự vật hiện tượng đều mang một vẻ rất ngộ nghĩnh, trong sáng đáng yêu và đầy cảm xúc. Chính đặc điểm này đã tạo nên những sáng tạo đầy bất ngờ trong các sản phẩm tạo hình của trẻ[7].
Hoạt động Tạo hình là một dạng hoạt động nghệ thuật nhằm giúp trẻ nhận biết và phản ánh thế giới xung quanh thông qua những hình tượng nghệ thuật
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]