SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4142 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1448 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 35 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 35 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) cho trẻ 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
* Biện pháp1: Xây dựng nề nếp thói quen cho trẻ thực hiện hoạt động tạo hình (thể loại vẽ).
* Biện pháp 2: Sưu tầm và làm đồ dùng để gây hứng thú cho trẻ hoạt động tạo hình (thể loại vẽ ).
* Biện pháp 3: Rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ.
* Biện pháp 4: Xây dựng các hình thức tổ chức tạo hình (thể loại vẽ) theo hướng tích hợp và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
* Biện pháp 5: Trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình ( thể loại vẽ) tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm.
* Biện pháp 6: Tích hợp lồng ghép chuyên đề vào hoạt động tạo hình (thể loại vẽ).
* Biện pháp 7: Linh hoạt, sáng tạo tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ.
* Biện pháp 8: Khơi gợi cảm xúc và hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động tạo hình(thể loại vẽ) ở mọi lúc mọi nơi.
* Biện pháp 9: Cho trẻ trải nghiệm, tổ chức các hội thi về các hoạt động tạo hình ( thể loại vẽ).
* Biện pháp 10: Phối kết hợp với nhà trường, các bậc phụ huynh để tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động tạo hình (thể loại vẽ ).
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta biết những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và từ đó sử dụng nó hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới bên ngoài.
Tuy nhiên thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội.việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Ở nước ta giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, nó giúp trẻ nhỏ phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ ngay từ những bước chân đầu đời chập chững. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non tại ngôi trường sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này cho trẻ. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập tự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng đồng thời hứng thú đối với việc đến trường tiểu học. Ngành học mầm non có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó là khâu mở đầu cho các cấp học đầu tiên của cơ sở ban đầu nhân cách con người Việt Nam. Giáo dục mầm non không chỉ cho trẻ trở nên hồn nhiên, nhanh nhẹn vui tươi, cơ thể phát triển cân đối mà còn giúp trẻ phát triển trí thông minh sự ham hiểu biết cũng như dạy trẻ biết yêu thương quan tâm giúp đỡ mọi người, khám phá ra cái đẹp và tạo ra cái đẹp. Do đó việc chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là vô cùng quan trọng, những kiến thức tiềm khoa học đến với trẻ theo từng độ tuổi có tác dụng thích nghi dần với các hoạt động và làm quen với các sự vật hiện tượng như màu sắc hình dạng. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non được thông qua nhiều hoạt động nhằm phát triển tất cả các lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ và phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. Tất cả các lĩnh vực này có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng giúp trẻ một cách toàn diện.
Thấy được tầm quan trọng của giáo dục mầm non Đảng và nhà nước đã và đang rất chú trọng và quyết tâm cho công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, giáo dục con người, giáo dục về Đức, trí, thể, mỹ… Ở mỗi trẻ em là một cá thể được thu nhỏ lại nếu hình thành cho trẻ ngay từ ban đầu những cái hay cái đẹp thì lớn lên chúng sẽ trở thành những công dân tốt giúp ích và phát triển cho đất nước. Có thể nói luật pháp và chính sách của Đảng nhà nước ta về lĩnh vực bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em ngày càng phù hợp với thực tiễn ở nước ta và tinh thần công ước quốc tế về quyền trẻ em. Các chính sách đã tạo hành lang pháp lý để huy động mọi cơ quan tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước tích cực chủ động tham gia vào sự nghiệp bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em.Và đặc biệt hơn đến với thời kỳ đổi mới thời kỳ hiện đại mà ở đó con ngươi không phải tìm tới ăn no mặc ấm mà là ăn ngon mặc đẹp.Vì vậy Đảng và nhà nước đang dần hướng con người tới làm thế nào? và phải làm gì để giúp cho xã hội tìm được nó.
Bởi vậy hoạt động tạo hình từ lâu vẫn được xem là một phần quan trọng trong quá trình giáo dục mầm non. Các nhà giáo dục cho rằng trẻ nhỏ nên tham gia vào sáng tạo nghệ thuật và thưởng thức chiêm ngưỡng sản phẩm của bạn bè, bởi vì hoạt động tạo hình là nơi trẻ thể hiện mình và cũng là điều kiện để góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện đặc biệt là môn vẽ nó chiếm vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục mầm non. Nó có sức cuốn hút hầu hết các lứa tuổi mầm non. Khi trẻ được vẽ sẽ góp phần hình thành cảm xúc thẩm mỹ ở trẻ đó là sự rung động trước cái đẹp của nghệ thuật của sự sáng tạo. Là sự thỏa mãn thích thú khi làm nên một cái gì đó bởi đôi tay nhỏ bé của chính mình. Thông qua hoạt động vẽ bước đầu giúp trẻ làm quen với các phương tiện và ngôn ngữ tạo hình: Giấy vẽ, sáp màu, đường nét, hình dáng, màu sắc, bố cục…Từ đó phát triển khả năng quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo ở trẻ. Trẻ còn học cách lập kế hoạch hoạt động như: Sẽ s gì? Dùng màu gì? Sắp sếp các chi tiết trong bao lâu? Đây chính là điểm xa giữa con người và con vật, đồng thời đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra khi hoạt động tập thể trẻ còn biết đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ và của bạn mình. Được các bạn góp ý trẻ sẽ quen dần với các lời khen chê của người khác, đồng thời kỹ năng hình thành chờ đến lượt, chia nhau đồ dùng, cùng nhau bàn bạc…Càng tham gia hoạt động tạo hình vẽ bao nhiêu thì trẻ càng tự tin trong việc cầm bút, giá vẽ, màu sắc và rất có lợi trong việc học tập.
Tuy nhiên dạy trẻ vẽ ở bậc học mầm non không nhằm đào tạo cho trẻ thành các họa sỹ mà chủ yếu thông qua đó nhằm khơi dậy và phát triển năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ cho trẻ.
Là một giáo viên mầm non dạy trẻ 5 – 6 tuổi tôi nhận thấy trẻ rất thích học tạo hình đặc biệt là rất thích thể hiện những tưởng tượng của mình và thế giới xung quanh qua bức tranh. Chính sự say mê đó đã thôi thúc tôi tìm tới những biện pháp dạy sao cho phù hợp đạt kết quả cao. Đó cũng là lý do thúc đẩy tôi thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu trẻ 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non Minh Lộc – Huyện Hậu Lộc – Tỉnh Thanh Hóa, năm học …………..
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp lý luận: Nghiên cứu các tài liệu.
– Phương pháp trực quan.
– Phương pháp đàm thoại.
– Phương pháp trải nghiệm.
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
– Phương pháp quan sát, phỏng vấn, đánh giá.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Hoạt động tạo hình ở thể loại vẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ. Chính vì thế là một giáo viên Mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân, đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng của trẻ và phát triển toàn diện. Với mục đích chung của giáo dục Mầm non thì hoạt động tạo hình là một bộ phận văn hóa tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ và ấn tượng về cái đẹp và những xúc cảm chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của con người.Về mặt đạo đức hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành những đức tính tốt như: yêu thích cái đẹp, muốn tạo ra cái đẹp. Về mặt thể chất giúp trẻ vui vẻ phấn khởi và tác động đến hệ thần kinh, điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ thể giúp trẻ ngày càng khéo léo và linh hoạt. Về mặt thẩm mỹ giúp trẻ hình thành cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ tạo hình. Vì vậy hoạt động tạo hình ở thể loại vẽ giúp trẻ hình thành và rèn luyện ở trẻ khả năng đánh giá và tự đánh giá, tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ giúp cho lời nói truyền cảm hơn và ngôn ngữ được mạch lạc hơn, mặt khác hoạt động này còn giáo dục trẻ lòng ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, những phương thức hoạt động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe lời chỉ bảo của cô. Hoạt động vẽ đối với sự hình thành cảm xúc của trẻ, trẻ tỏ ra hài lòng khi được làm quen với bút chì, bút dạ, sáp màu, màu nước…Trẻ có thể sử dụng những phương tiện đó để vẽ những gì trẻ muốn và trẻ thích. Thật thú vị quyết định mình sẽ làm gì, sử dụng phương tiện gì, có thể coi là cơ hội đầu tiên hình thành tính độc lập quyết định của trẻ. Hoạt động vẽ với sự phát triển tư duy của trẻ, với trẻ mầm non hoạt động nghệ thuật đồng nghĩa với thể nghiệm cảm giác. Bút sáp trườn trên giấy, màu tô cứ đầy dần lên, rồi lượn cổ tay sao cho khéo để vẽ ra hình ảnh. Khám phá vật liệu rất quan trọng vì nó đem lại cho trẻ kiến thức về vật liệu. Trẻ biết tính chất của vật liệu màu thể hiện trên giấy ra sao, tô cho đẹp với sáp màu dạ hay màu nước. Thông qua hoạt động tạo hình nói chung hoạt động vẽ nói riêng trẻ hiểu được cách lập kế hoạch hoạt động, biết đánh giá sản phẩm của mình bằng cách đưa ra hoặc nói ra những gì mình thích và nghe người khác nói họ thích những gì ở sản phẩm của trẻ. Và quan trọng hơn nữa trẻ dần dần sử dụng các ký hiệu, dấu hiệu đặc trưng khi vẽ. Đặc biệt đối với trẻ về ngôn ngữ, chậm nói, chậm viết, vốn từ ít thì hoạt động vẽ lại càng quan trọng vì đó là phương tiện thỏa mãn tâm hồn trẻ, cách luyện tập và khắc phục những khiếm khuyết trên. Hoạt động vẽ phối hợp tay với mắt trẻ, mắt nhìn hướng dẫn hoạt động của tay rất cần thiết cho hoạt động sau này của trẻ trong đó có viết chữ đẹp, thực hiện các thao tác toán học sơ đẳng.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]