SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4058 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 978 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Dương Thị Xuân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Sao Việt |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Dương Thị Xuân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Sao Việt |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) cho trẻ 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
* Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp trong giờ học.
* Biện pháp 2: Sử dụng các học liệu, phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi, phục vụ hoạt động tạo hình (thể loại vẽ).
* Biện pháp 3: Rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ.
* Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan trong tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình (thể loại vẽ).
* Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động tạo hình tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm.
* Biện pháp 6: Linh hoạt, sáng tạo hình thức tổ chức hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) cho trẻ.
* Biện pháp 7: Tích hợp lồng ghép chuyên đề vào hoạt động vẽ.
* Biện pháp 8: Tích hợp hoạt động vẽ mọi lúc, mọi nơi và vào các hoạt động học khác.
* Biện pháp 9: Cho trẻ thực hành trải nghiệm.
* Biện pháp 10: Phối kết hợp với phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
1.MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ đã từng nói “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”, sản phẩm của giáo dục chính là con người, mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai. Hiện nay đất nước ta đã tiến vào thế kỷ mới. Thế kỷ của nền kinh tế tri thức nên thế hệ trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Ngành học mầm non được coi là vị trí đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó là khâu mở đầu cho các cấp học và cũng là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người Việt Nam. Giáo dục mầm non không chỉ cho trẻ trở nên hồn nhiên, nhanh nhẹn vui tươ
i, cơ thể phát triển cân đối mà còn giúp trẻ phát triển trí thông minh sự ham hiểu biết, kỹ năng tập làm người lớn, cũng như dạy trẻ biết yêu thương quan tâm giúp đỡ mọi người, khám phá ra cái đẹp và tạo ra cái đẹp. Do đó việc chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Những kiến thức tiền khoa học đến với trẻ theo từng độ tuổi có tác dụng giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động và làm quen với các sự vật hiện tượng. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non được thông qua nhiều hoạt động nhằm phát triển tất cả các lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ và phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. Tất cả các lĩnh vực này có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động tạo hình luôn hấp dẫn đối với mọi lứa tuổi chiếm một vị trí rất quan trọng đối với việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ, là một trong những hoạt động dễ thu hút nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ phản ánh thế giới xung quanh, cuộc sống con người một cách đa dạng và phong phú. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, hình dung về đối tượng đó. Từ đó trẻ được tiếp thu cái đẹp trẻ trực tiếp trải nghiệm các xúc cảm, các trạng thái tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và trẻ biết cách đánh giá các hành vi xã hội. Qua hoạt động tạo hình giúp trẻ có thói quen tự giác làm việc. Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ cho trẻ, hoạt động này giúp cho trẻ có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác, giúp trẻ nhận ra màu sắc, hình dạng, đường nét, tỷ lệ,…nhận thấy được cái đặc trưng và nét đẹp trong sự vật hiện tượng mà trẻ miêu tả. Hoạt động tạo hình giúp phát triển thể chất cho trẻ giúp cho đôi bàn tay của trẻ linh hoạt, phát triển khả năng kết hợp khéo léo của đôi tay và đôi mắt. Hoạt động tạo hình giúp phát triển ngôn ngữ mạch lạc và vốn từ. Bởi khi trẻ tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ muốn giới thiệu về sản phẩm mình làm ra.
Đối với trẻ 5 – 6 tuổi, hoạt động tạo hình là một hoạt động sáng tạo không thể thiếu được. Ở độ tuổi này các chức năng tâm lý được phát triển hoàn thiện hơn, đối tượng tri giác rộng hơn, đầy đủ hơn. Các vận động của tay đã khéo léo linh hoạt hơn, vì vậy hình tượng trong hoạt động tạo hình ngày một phong phú sinh động. Trẻ biết sắp xếp các hình tượng trong mối quan hệ của chúng, thể hiện được không gian, thời gian. Trẻ thường sử dụng màu theo ý thích, theo chủ quan và theo cảm xúc.
Trên thực tế hiện nay, hoạt động tạo hình tại trường tôi đang công tác đang được chú trọng bồi dưỡng và nâng cao. Ban giám hiệu luôn nhiệt tình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tích cực tham mưu với các cấp các ngành để có điều kiện tốt nhất cho cô và trò hoạt động. Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi đó vẫn còn một số tồn tại. Bản thân tôi qua thực tế giảng dạy trẻ vẽ tôi thấy vẫn còn một số hạn chế đó là: Sự hứng thú của trẻ chưa cao, các đường nét vẽ còn vụng về, bố cục chưa cân đối. Vì vậy sản phẩm vẽ của trẻ chưa đẹp….từ những hạn chế đó là một giáo viên mầm non tôi băn khăn trăn trở mình phải có trách nhiệm đi sâu tìm tòi, nghiên cứu để có những phương pháp giảng dạy tốt nhất, giúp trẻ ham thích với thể loại vẽ và có nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo, giúp trẻ cảm nhận được nghệ thuật tạo hình để từ đó trẻ ham, thích, hăng say vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hình thành nhân cách cho trẻ. Hiểu được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Phú Lộc”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) cho trẻ 5 – 6 ở trường mầm non Phú Lộc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) cho trẻ 5 – 6 ở trường mầm non Phú Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp lý luận.
– Phương pháp trực quan.
– Phương pháp đàm thoại.
– Phương pháp trải nghiệm.
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
– Lấy trẻ làm trung tâm.
– Tạo ra các đồ dùng, tranh ảnh mẫu, lạ mắt hấp dẫn, hiện đại nên trẻ tích cực và hứng thú trong giờ học.
– Phương pháp hướng dẫn linh hoạt sáng tạo và đổi mới, nên tạo được cơ hội cho trẻ tự sáng tạo phát huy khả năng vốn có của mình.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non, nó góp một phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiển một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm, tích cực. Hoạt động tạo hình là hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em, về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực sáng tạo.
Hoạt động tạo hình còn có ý nghĩa to lớn trong giáo dục lao động cho trẻ mầm non, hoạt động tạo hình là hoạt động tạo ra sản phẩm, quá trình tạo ra sản phẩm là một quá trình lao động nghệ thuật mang tính sáng tạo, còn góp phần hình thành ở trẻ ý thức làm việc có mục đích có kỹ năng. Để tạo ra sản phẩm trẻ phải nắm vững các thao tác, kỹ năng tạo hình cùng với tính tích cực, độc lập, sáng tạo của chính bản thân trẻ.
Hoạt động vẽ là một lĩnh vực hoạt động tạo hình, là một trong những hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng. Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động tạo hình đặc biệt là hoạt động vẽ đó chính là một bộ phận của văn hóa tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động vẽ đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người.
Hoạt động vẽ là nhu cầu, là ý thích, niềm say mê của trẻ. Khi trẻ có nhu cầu, có say mê thì hoạt động vẽ của trẻ sẽ đem lại kết quả nổi trội so với các hoạt động khác. Hoạt động vẽ góp phần phát triển sự nhạy cảm, xúc cảm, tình cảm, thẩm mĩ cũng như nhu cầu làm đẹp. Giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng cơ bản tạo nền tảng cho sự tiếp thu kiến thức. Phát triển và duy trì ở trẻ, lòng tự tin, khả năng cảm nhận về giá trị của mình. Tiếp thu tri thức và hình thành thái độ, tình cảm để trẻ tích cực tham gia hội nhập cộng đồng, xã hội. Việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi không nằm ngoài mục đích cơ bản của giáo dục thẩm mĩ đó là: Phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp, các kỹ năng, kỹ xảo…hình thành ở trẻ lòng ham muốn và khả năng thể hiện vẻ đẹp của
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]