SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4147 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 897 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Tạo môi trường để cung cấp các biểu tượng toán học cho trẻ
Biện pháp 2: Giúp trẻ hiểu về số lượng và con số
Biện pháp 3: Giúp trẻ tìm hiểu về hình dạng
Biện pháp 4: Giúp trẻ tìm hiểu về đo lường
Biện pháp 5: Giúp trẻ tìm hiểu về định hướng không gian, thời gian
Biện pháp 6: Bổ sung đồ dùng từ nguyên liệu sẵn có ở địa phương
Biện pháp 7: Phối kết hợp chặt trẻ với các bặc phụ huynh
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | NỘI DUNG | Trang |
1. MỞ ĐẦU | ||
1.1 | Lý do chọn đề tài | |
1.2 | Mục đích nghiên cứu | |
1.3 | Đối tượng nghiên cứu | |
1.4 | Phương pháp nghiên cứu | |
2. NỘI DUNG | ||
2.1 | Cơ sở lý luận | |
2.2 | Thực trạng | |
2.3 | Một số biện pháp | |
2.3.1 | Biện pháp 1: Tạo môi trường để cung cấp các biểu tượng toán học cho trẻ | |
2.3.2 | Biện pháp 2: Giúp trẻ hiểu về số lượng và con số | |
2.3.3 | Biện pháp 3: Giúp trẻ tìm hiểu về hình dạng | |
2.3.4 | Biện pháp 4: Giúp trẻ tìm hiểu về đo lường | |
2.3.5 | Biện pháp 5: Giúp trẻ tìm hiểu về định hướng không gian, thời gian | |
2.3.6 | Biện pháp 6: Bổ sung đồ dùng từ nguyên liệu sẵn có ở địa phương | |
2.3.7 | Biện pháp 7: Phối kết hợp chặt trẻ với các bặc phụ huynh | |
2.4 | Kết quả đạt được | |
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | ||
3.1 | Kết luận | |
3.2 | Kiến nghị | |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | ||
NHỮNG SÁNG KIẾN ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC |
- PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hoá”. Sản phẩm của giáo dục chính là con người, mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai, đó chính là thế hệ trẻ. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này.
Như chúng ta đã biết việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non là quá trình hình thành ở trẻ những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con số, phép đếm, về kích thước, hình dạng của các vật về khả năng định hướng không gian, thời gian và mối quan hệ giữa các đại lượng dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học ở trường mầm non.[1]
Là một giáo viên phụ trách lớp 5 – 6 tuổi. Qua thời gian giảng dạy và thực trạng trẻ lớp tôi, tôi nhận thấy các hoạt động là những mắt xích tạo nên một chương trình giáo dục nói chung trong đó hoạt động hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, trẻ đã được hoạt động với đồ vật, qua đó mà trẻ đã dần dần biết được giữa to hơn – nhỏ hơn; cao hơn – thấp hơn… với những dấu hiệu đặc trưng nhất. Song đến tuổi mẫu giáo, trí tuệ và các giác quan của trẻ phát triển hoàn thiện hơn, trẻ bắt đầu thích tìm hiểu khám phá và nhận biết được những kiến thức sơ đẳng nhất của toán học.
Toán học giúp trẻ biết quan sát, phát hiện những dấu hiệu nổi bật rõ nét về màu sắc, hình dạng, kích thước, chủng loại để trẻ có thể tạo thành nhóm đồ vật theo dấu hiệu cho trước. Toán học còn giúp trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng, về độ lớn, chiều cao, chiều dài, chiều rộng giữa 2 nhóm đối tượng …Thông qua hoạt động làm quen với toán còn giúp trẻ nhận biết và gọi đúng tên các hình hình học, biết định hướng trong không gian… Thế nhưng trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán giúp trẻ nhận biết sâu sắc, có những kiến thức mà mình mong muốn thì vấn đề không thể thiếu được ở đây đó là: Phải truyền thụ những kiến thức của giáo viên đến với trẻ. Giáo viên cần phải tìm tòi, nghiên cứu, khám phá để truyền tải những kiến thức nội dung cần mang đến cho trẻ, sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà dể hiểu. Như vậy giờ học mới có hiệu quả. Nhưng để đạt được hiệu quả thì giáo viên phải tìm ra phương pháp mới sáng tạo giúp trẻ tiếp thu một cách dể dàng hơn, qua đó để trẻ được hoạt động một cách hứng thú.
Vì vậy tôi đã mạnh dạn chon đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước’’ với mong muốn góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình trong việc nâng cao hiệu quả hình thành các biểu tượng toán học
cho trẻ mầm non.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu sự hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong các tiết toán, qua đó đề xuất “Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước’’
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Nhóm phương pháp quan sát.
– Phương pháp đàm thoại.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
– Phương pháp thống kê toán học.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Làm quen với toán là một môn khoa học vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống con người, nhờ có toán học mà con người có thể tiếp cận với nền khoa học công nghiệp tiên tiến và hiện đại của đất nước. Hiện nay chúng ta đang xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa và thúc đẩy phát triển theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ai sẽ là những nhân tài kế tiếp, thực hiện nhiệm vụ cao cả này? đó chính là những mầm non tương lai của đất nước, đúng vậy chăm sóc giáo dục trẻ đang là mối quan tâm hàng đầu của mỗi gia đình nói riêng và toàn xã hội nói chung, không những vậy làm quen với toán còn là bước đầu hình thành những biểu tượng toán sơ đẳng ban đầu, góp phần giúp trẻ làm quen với việc học, là nền tảng cho trẻ học bộ môn toán ở các cấp học sau, và đặc biệt hơn nữa kiến thức toán học vô cùng cần thiết trong cuộc sống, lao động, học tập của con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng. Tuy nhiên để tổ chức hoạt động cho trẻ Làm quen với toán đạt hiệu quả cao không phải là vấn đề đơn giản. Bởi vì như chúng ta đã biết đặc điểm tâm sinh lí trẻ em lứa tuổi mầm non là nhanh nhớ nhưng cũng rất chóng quên, tư duy của trẻ là trực quan minh hoạ, nhận thức đang ở mức độ đơn giản. Chính vì vậy việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là tiết học toán cho trẻ ở trường mầm non.[1]
Trong quá trình dạy học cho trẻ ở trường mầm non chúng ta phát triển ở trẻ khả năng nhận biết, khả năng phân tích các dấu hiệu, nhận biết các tính chất, các mối quan hệ của các sự vật, phát triển ở trẻ hứng thú quan sát, hình thành các thao tác trí tuệ, các biện pháp của hoạt động tư duy, qua đó tạo ra những điều kiện bên trong để dẫn dắt trẻ tới những hình thức mới của trí nhớ, của tư duy và tưởng tượng.
Trong quá trình hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động có mục đích học tập của trẻ. Việc tổ chức dạy trẻ đúng lúc và phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi cho trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non. Thông qua quá trình dạy học như vậy, trẻ sẽ nắm được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, về kích thước và hình dạng các vật, trẻ biết định hướng trong không gian và thời gian, trẻ nắm được phép đếm, phép đo độ dài của các vật bằng các thước đo ước lệ …
Qua tình hình thực tế ở trường, ở lớp tôi phụ trách và qua tham khảo một số trường bạn cho thấy tỉ lệ nhận biết một số biểu tượng toán học ở trẻ còn rất thấp. Trẻ cảm thấy việc học toán là vô cùng khó khăn. Vậy nguyên nhân là do đâu, thiết nghĩ nếu giáo viên tổ chức tốt các biện pháp sẽ giúp trẻ làm tốt hơn.
Vậy làm thế nào để tổ chức tốt một tiết học tốt có hiệu quả nhất. Qua thực tế giảng dạy đã cho tôi thấy, nếu phát huy tối đa khả năng tập trung chú ý của trẻ vào đối tượng thì tiết học sẽ rất thành công.
2.2. Thực trạng:
* Thuận lợi:
– Hàng năm nhà trường đã bổ xung thêm đồ dùng day học, đồ chơi cho các cháu.
– Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền nên số trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%.
– Hầu hết số trẻ 5 tuổi đều đã qua lớp mẫu giáo bé, nhỡ nên trẻ đã có thói quen trong học tập.
– Trẻ khỏe, mạnh dạn, nhanh nhẹn.
– Số trẻ 5 tuổi trong toàn xã được tập trung về khu trung tâm học chương
trình giáo dục mầm non, học 2 buổi trên ngày, bán trú 100%.
– Đa số giáo viên có trình độ trên chuẩn và đủ 2 giáo viên trên lớp bán trú.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]