SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
- Mã tài liệu: BC4055 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1089 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Bùi Thị Bích |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thông Minh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Bùi Thị Bích |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thông Minh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm về nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua làm quen với tác phẩm văn học.
Biện pháp 2. Nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, các trò chơi đóng kịch.
Biện pháp 3. Tạo môi trường văn học phong phú cho trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
Biện pháp 4. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Biện pháp 5. Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động khi cho trẻ làm quen với văn học để kích thích trẻ phát triển từ.
Biện pháp 6. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hệ thống câu hỏi đàm thoại.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | Trang |
1. MỞ ĐẦU | |
* Lý do chọn đề tài. | |
* Mục đích nghiên cứu. | |
* Đối tượng nghiên cứu. | |
* Phương pháp nghiên cứu. | |
2. NÔI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. Cơ sở lý luận. | |
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. | |
* Thuận lợi. | |
* Khó khăn. | |
* Kết quả khảo sát. | |
3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN | |
Biện pháp 1. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm về nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua làm quen với tác phẩm văn học. | |
Biện pháp 2. Nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, các trò chơi đóng kịch. | |
2.1. Thông qua các bài thơ. | |
2.2. Thông qua thể loại truyện kể. | |
2.3. Thông qua trò chơi đóng kịch. | |
Biện pháp 3. Tạo môi trường văn học phong phú cho trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. | |
3.1. Xây dựng môi trường trong lớp học | |
3.2. Môi trường ngoài lớp học. | |
Biện pháp 4. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. | |
Biện pháp 5. Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động khi cho trẻ làm quen với văn học để kích thích trẻ phát triển từ. | |
Biện pháp 6. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hệ thống câu hỏi đàm thoại. | |
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. | |
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
Kết luận. | |
Kiến nghị. | |
Tài liệu tham khảo |
- MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài.
“Làm quen với tác phẩm văn học” là môn học đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Đặc biệt nó có tầm quan trọng rất lớn đối với việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Bởi nó giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh và trực tiếp giúp trẻ giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày của trẻ.
Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta đã nói “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu”. Để câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sống mãi với thời đại của chúng ta thì lớp lớp thế hệ trẻ mầm non phải là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, cũng giống như trồng cây muốn cho cây phát triển khoẻ mạnh, xanh tốt thì phải chăm bón ngay từ khi cây mới bắt đầu nảy mầm. Thật vậy ở tuổi thơ đặc biệt là lứa tuổi mầm non, lứa tuổi đang hình thành những phẩm chất cá nhân, nếu được gia đình, cô giáo quan tâm chăm sóc, giáo dục tốt từ nhỏ chắc chắn sẽ tạo luyện những trẻ đó khi trưởng thành sẽ hứa hẹn cho đời biết bao tài năng sáng tạo, biết bao con ngoan trò giỏi và trở thành những công dân tốt giúp ích cho đất nước và một trong những lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ ở trường mầm non đó chính là lĩnh vực cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cụ thể là lĩnh vực. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có lôgíc, có trình tự, chính xác và có hình ảnh nội dung. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non, ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ có vai trò quyết định sự phát triển tâm lý của trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phươg tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và chuẩn mực hành vi văn hoá. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu hình tượng của các bài hát ru đồng dao dân ca đi vào tâm hồn tuổi thơ, những câu chuyện cổ tích thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Khi trẻ được tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ văn học qua các bài ca dao, đồng dao, các câu chuyện kể, bài thơ qua giao tiếp hàng ngày ở trường mầm non… đã giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, trong cuộc sống. Từ đó giúp trẻ thêm yêu quê hương, yêu đất nước. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về khám phá khoa học, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ, thông qua các câu chuyện trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ của trẻ.
Trẻ lên 5-6 tuổi là thời kì phát cảm ngôn ngữ. Ở thời kì này trẻ luôn tích cực tham gia vào quá trình giao tiếp, trải nghiệm, khám phá. Trẻ nói nhiều và thường xuyên tìm đến người lớn để thoả mãn nhu cầu nhận thức bằng giao tiếp, vì vậy ở giai đoạn này số lượng từ tăng nhanh, và đa dạng đặc biệt là ở trẻ 5-6 tuổi vốn từ của trẻ phần lớn là những danh từ và động từ, tính từ, các loại khác như đại từ, trạng từ xuất hiện rất ít. Bằng hình thức văn học mở ra cho trẻ cuộc sống xã hội và thiên nhiên, các quan hệ qua lại của con người, những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức rõ ràng, chính xác của từ ngữ, làm tăng vốn từ, nói rõ ràng, chính xác.
Như vậy, đối với trẻ độ tuổi này chúng ta cần phải giúp trẻ phát triển mở rộng các loại từ trong các từ, biết sử dụng nhiều loại câu, thông qua làm quen với văn học. Không những vậy văn học có vai trò tích cực trong việc hình thành đạo đức cho trẻ, mỗi tác phẩm văn học đều đem đến cho trẻ tâm hồn phong phú giàu tình thương chân thật, giúp cho trẻ biết được cái xấu, cái tốt, cái đẹp và làm theo cái đẹp. Chính vì vậy mà văn học là chiếc cầu nối giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Với tất cả những lý do trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại trường mầm non Nga Liên” làm đề tài nghiên cứu cho mình với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua làm quen với tác phẩm văn học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]