SKKN “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin
- Mã tài liệu: BC4087 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 523 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Có kiến thức và sáng tạo trong giờ hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
2.3.2. Sử dụng các phần mềm một cách linh hoạt để đạt hiệu quả cao trong giờ dạy
2.3.3. Sử dụng linh hoạt các đồ dùng trực quan kết hợp với công nghệ thông tin trong tổ chức tiết học
2.3.4. Giáo viên cần có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân để khắc phục những tình huống do sự cố của máy móc khi dạy
2.3.5. Thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, với những người có hiểu biết về tin học về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
1.MỞ ĐẦU | |
1.1 Lí do chọn đề tài | |
1.2 Mục đích nghiên cứu | |
1.3 Đối tượng nghiên cứu | |
1.4 Phương pháp nghiên cứu | |
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ học âm nhạc ở lớp 5-6 tuổi C | |
2.3.1. Có kiến thức và sáng tạo trong giờ hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi | |
2.3.2. Sử dụng các phần mềm một cách linh hoạt để đạt hiệu quả cao trong giờ dạy | |
2.3.3. Sử dụng linh hoạt các đồ dùng trực quan kết hợp với công nghệ thông tin trong tổ chức tiết học | |
2.3.4. Giáo viên cần có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân để khắc phục những tình huống do sự cố của máy móc khi dạy | |
2.3.5. Thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, với những người có hiểu biết về tin học về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy | |
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường |
|
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục | |
2.4.2. Đối với bản thân | |
2.4.3. Đối với đồng nghiệp và nhà trường | |
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Ý kiến đề xuất |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới vì vậy giáo dục góp phần to lớn trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Nền giáo dục trong thời đại công nghệ thông tin- truyền thông đã góp phần quyết định trong việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Chính vì vậy đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải có năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết thì mới hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao phó.
Để trẻ em được phát triển một cách toàn diện, trường mầm non đã tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm phát triển cho trẻ về mọi mặt như: Đạo đức, trí tuệ, thể lực, lao động và thẩm mĩ. Đây chính là cơ sở để hình thành nhân cách con người mới, giúp trẻ biết sáng tạo trong lao động tương lai. Chính vì vậy việc thực hiện tốt các hoạt động trong trường mầm non sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Giáo dục âm nhạc là một môn học độc lập của trẻ trước tuổi học, nó giúp trẻ nắm được một số khái niệm sơ đẳng về âm nhạc như: Khả năng nghe hát, nghe nhạc, khả năng thể hiện một số tác phẩm âm nhạc đơn giản, đặc biệt là khả năng cảm thụ âm nhạc.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi C- trường Mầm non Thành Kim tôi nhận thấy trẻ tuy rất hứng thú với hoạt động âm nhạc nhưng khả năng tập trung lại chưa được lâu. Phần đông trẻ là con em nông thôn nên còn chưa mạnh dạn, tự tin trong việc tham gia biểu diễn văn nghệ. Hầu hết các giờ hoạt động âm nhạc trẻ chỉ hứng thú được phần đầu và dần mất tập trung ở phần cuối. Chính vì điều này khiến tôi trăn trở và đòi hỏi tôi phải đổi mới trong cách giảng dạy. Làm sao để trẻ thật sự hứng thú và say mê với giờ hoạt động âm nhac? Làm sao để giờ học như một giờ chơi để trẻ thực sự thấy được thoải mái và tự tin?…
Chính vì lí do trên, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tôi mạnh dạn chọn phương pháp “ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy” và việc “lấy trẻ làm trung tâm” để đổi mới phương pháp giảng dạy của mình. Tôi đã thiết kế được một số bài giảng, trò chơi dựa trên các phần mềm để tổ chức giờ hoạt động âm nhạc cho trẻ.
Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài:“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Thành Kim thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin” để nghiên cứu. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và chia sẻ những kinh nghiệm hay của các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ nói riêng và các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức giờ hoạt động âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin để thiết kế các bài giảng giờ học hoạt động âm nhạc.
Trẻ lớp 5-6 tuổi C trường Mầm non Thành Kim- Thạch Thành.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp khảo sát điều tra
+ Phương pháp thực hành, trải nghiệm
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non hoạt động âm nhạc là một hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt và học tập của trẻ. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật kết tinh sự nhạy cảm của tâm hồn và thính giác. Đối với trẻ thơ âm nhạc là dòng sữa mát lành nuôi dưỡng thế giới tâm hồn và có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ. Với trẻ, thế giới xung quanh mà trẻ tiếp thu được qua âm nhạc lại hiện ra một cách hoàn toàn mới mẻ, nó không chỉ tỏa sáng mà còn được mở rộng, củng cố, khắc sâu hơn. Âm nhạc mang đến cho các em niềm vui vô tận, góp phần tích cực phát triển ở trẻ những cảm xúc thẩm mĩ, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ trong sáng, biết cảm nhận cái đẹp. Khơi dậy ở trẻ nhu cầu muốn làm cho mình thêm đẹp, nhu cầu khám phá cái đẹp xung quanh. Đặc biệt, trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo lớn rất nhạy cảm và thích thú với những hoạt động nghệ thuật đặc biệt là âm nhạc.
Có thể nói, giáo dục âm nhạc là một trong những con đường hoàn thiện cho trẻ về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể lực. Nhà sư phạm V.xukhomlinxki đã đánh giá rất cao hiệu quả giáo dục toàn diện của âm nhạc: “Chất lượng công việc giáo dục của một nhà trường được xác định bởi mức độ âm nhạc ở trường đó”. Tâm lí học Xô viết đã khẳng định rằng: “Âm nhạc khi tác động vào cơ thể sẽ gợi ra những phản ứng vận động tương ứng”. Từ đó ta có thể nói rằng: Để cảm thụ âm nhạc tốt thì một yếu tố quan trọng là phải có khả năng cảm thụ nhịp điệu âm nhạc tốt[1]
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục mầm non cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: Phần mềm mầm non, phần mềm Kidpix, phần mềm tin học mầm non hay phần mềm Kidsmart…và các phần mềm đóng gói, tiện ích khác. Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là: Môi trường đa dạng kết hợp những hình ảnh Camera, Video… với âm thanh, văn bản…được trình bày trên máy tính theo kịch bản đã vạch sẵn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]