SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động văn học
- Mã tài liệu: BC4050 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1870 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Trần Thị Kim |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Tâm Hồn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Trần Thị Kim |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Tâm Hồn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động văn học” triển khai các biện pháp như sau:
*Biện pháp 1. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm về nội dung giáo
dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua làm quen với tác phẩm văn học.
*Biện pháp 2. Tạo môi trường văn học phong phú cho trẻ tham gia vào hoạt động làm quen
với tác phẩm văn học.
*Biện pháp 3. Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động khi cho trẻ làm quen với văn học để kích
thích trẻ phát triển từ.
*Biện pháp 4. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hệ thống câu hỏi đàm thoại.
*Biện pháp 5. Nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua đọc thơ, kể chuyện
diễn cảm, các trò chơi đóng kịch.
* Biện pháp 6. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
*Biện pháp 7. Phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe ở
gia đình giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bên cạnh việc phát triển khoa học công nghệ để đất nước ta phát triển lớn mạnh hơn, chúng ta không thể quên được rằng: “Giáo dục là cốt sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực con người để xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.” Vì vậy chúng ta cần phải chú trọng tới việc giáo dục và đào tạo con người ngay từ thủa ấu thơ. Giáo dục ở nước ta nói chung và giáo dục mầm non nói riêng là nền giáo dục một cách toàn diện nhằm hình thành nhân cách của một con ngưòi. Trong quá trình hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ thì các tác phẩm văn học đóng vai trò đáng kể trong việc giáo dục trẻ.
Năm 1960 sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta đã nói:
“Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào công học tập của các cháu”
Câu nói của Hồ Chủ Tịch đã đi vào lòng người tạo ra động lực to lớn cho hàng triệu người dạy và người học đó chính là lễ và văn mà chúng ta phải truyền lại cho lớp kế cận, cho những chủ nhân tương lai của đất nước, đất nước chúng ta đang trong thời đại bùng nổ thông tin,buộc chúng ta phải đạt dược các mục tiêu và có quyết tâm cao, lẽ tất nhiên chúng ta chưa thực hiện được tất cả các kế hoạch đề ra. Vì vậy nhiệm vụ đó đang chông chờ các thế hệ mầm non tương lai của đất nước, ưu thế mà ta có được hiện nay là thế hệ trẻ khỏe mạnh có sự đồng nhất cả về năng lực và trí tuệ, có tiềm năng sáng tạo vì thế ta phải tin vào thế hệ trẻ tương lai sẽ đứng vững trên nền truyền thống lịch sử vẻ vang đó. Đảng và nhà nước ta đánh giá rất cao về trai trò giáo dục, đầu tư vào giáo dục là đầu tư đúng hướng và được coi là quốc sách hàng đầu. Đúng như vậy trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ.
Bên cạnh đó đối với trẻ ngôn ngữ có vai trò quyết định sự phát triển tâm lý của trẻ em. Ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và chuẩn mực hành vi văn hoá. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu hình tượng của các bài hát ru đồng dao, dân ca đi vào tâm hồn tuổi thơ, những câu chuyện cổ tích thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Khi trẻ được tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ văn học qua các bài ca dao, đồng dao, các câu chuyện kể, bài thơ qua giao tiếp hàng ngày ở trường mầm non. Sẽ giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, trong cuộc sống. Từ đó giúp trẻ thêm yêu quê hương, yêu đất nước. Bằng hình thức văn học mở ra cho trẻ cuộc sống xã hội và môi trường, các quan hệ qua lại của con người, những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức rõ ràng, chính xác của từ ngữ, làm tăng vốn từ, câu, nói rõ ràng, chính xác.
Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở và tìm ra những biện pháp để làm tăng và phát triển vốn từ cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Chính vì lẽ đó tôi tìm tòi và nghiên cứu ra đề tài : “một số biện pháp nâng cao hiệu quả ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động văn học”
1.2: Mục đích nghiên cứu:
Đề ra “một số biện pháp nâng cao hiệu quả ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động văn học” .
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động văn học” tại lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi A2 trường mầm non Minh Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
* phương pháp điều tra
* Phương pháp quan sát.
* Phương pháp trực quan.
* Phương pháp thực hành.
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
+ Phương pháp tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh.
1.5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Nâng cao hiệu quả ngôn ngữ 5-6 tuổi cho trẻ thông qua hoạt động văn học,
Sử dụng những kiến thức về kỹ năng sư phạm trong giáo dục ngôn ngữ vào thực tiễn như: Lấy trẻ làm trung tâm, sử dụng hình ảnh ba boi, cách làm đồ dùng đồ chơi phong phú.sử dụng ngôn ngữ linh hoạt sáng tạo.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1: Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Với trẻ 5 – 6 tuổi sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển vốn từ chịu ảnh hưởng lớn vào việc tích cực hóa vốn từ, ngôn ngữ của trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự hơn, khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã phát triển, điều đó một phần cũng nhờ vào hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học.
Văn học là hoạt động rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để giúp trẻ nói năng lưu loát, diễn đạt ngắn gọn biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ.Làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyện của cô giáo. Hoạt động làm quen với văn học này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Với truyện kể, ta hãy giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính.
Qua tác phẩn văn học, trẻ quen dần tính chất nhiều ý nghĩa và tinh luyện của ngôn ngữ văn hoá, dần dần tiến tới hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền đạt. Khi cho trẻ làm quen với tác phẩn văn học góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ hứng thú “Đọc sách” Kỹ năng đọc và kể lại những tác phẩm văn học.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Ở độ tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi thì tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động, trẻ đã có khả năng cảm thụ được các tác phẩm có nội dung và hình thức nghệ thuật tương đối phức tạp, trẻ có khả năng xác định được thái độ của mình đối với các nhân vật và sự kiện phản ánh trong tác phẩm .
Có thể nói việc cho trẻ làm quen với văn học trong trường mầm non không còn là quá khó khăn mà đó còn là niềm đam mê đối với trẻ, trong đó cô giáo là người thổi lên niềm đam mê đó cho trẻ qua các câu chuyện, bài thơ hay trò chơi…Và hoạt động với văn học đóng góp một phần quan trọng vào sự thành công của hoạt động học của trẻ.
* Thuận lợi:
– Trường mầm non Minh Lộc chúng tôi nằm gần với trung tâm của xã, ngôi trường có 3 dãy nhà với những phòng học khang trang, bên cạnh đó là khuôn viên sân trường sạch đẹp với những bộ đồ chơi ngoài trời thật đẹp mắt gây hứng thú cho trẻ khi đến trường.
– Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, nhiệt tình sâu sát trong việc chỉ đạo chuyên môn. Bên cạnh đó là sự quan tâm của Đảng ủy -UBND xã trong việc
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]