SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi phát triển thể chất thông qua các trò chơi vận động
- Mã tài liệu: BC4082 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 752 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Lý Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Ánh Bình |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Lý Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Ánh Bình |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi phát triển thể chất thông qua các trò chơi vận động” triển khai các biện pháp như sau:
* Biện pháp 1: Rèn nề nếp thói quen cho trẻ cho trẻ tham gia vào các hoạt động
* Biện pháp 2: Xây dựng môi trường cho trẻ tham gia vận động
* Biện pháp 3: Lên kế hoạch, lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với trẻ theo từng chủ đề
* Biện pháp 4: Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tính chất của hoạt động
theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
* Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài:
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, việc bảo vệ – chăm sóc – giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà của toàn xã hội… Việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những tháng năm đầu của cuộc đời là một việc làm hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng. Một đứa trẻ có một trí tuệ tốt, thông minh, nhanh nhẹn thì yếu tố đầu tiên là phải có một thể chất tốt, đó là trẻ khỏe mạnh, có cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế, có khả năng phối hợp các giác quan, vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian, có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của bàn tay – bàn chân…
Đối với trẻ việc đi học, đến trường mầm non là một bước ngoặt lớn, ở đó trẻ được học được chơi với các bạn, được cô chăm sóc và giáo dục một cách khoa học. Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của trường mầm non. Mong muốn của các cô là làm sao để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, để phát triển tốt thể chất cho trẻ thì cần hai yếu tố, hai yếu tố này luôn luôn song hành, bổ trợ cho nhau, góp sức cùng nhau để tạo dựng một thân hình, một trí tuệ tốt đó chính là “Phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng sức khỏe”. Đó là hai nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
Phát triển vận động là một vế vô cùng quan trọng, giúp trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn, tự tin, vững vàng trong từng bước đi, từng động tác bò, trườn, trèo, chạy, nhảy… nhằm hình thành, phát triển đầy đủ khả năng vận động. ngoài ra còn rèn luyện sự dẻo dai, phát triển các cơ bắp, hệ thần kinh, lanh tay, lẹ mắt, và phán đoán trước được những khó khăn khi đi, chạy, trèo, leo qua chướng ngại vật…. Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng các trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái tinh thầnvà luôn vui vẻ. Xuất phát từ vai trò quan trọng của các hoạt động phát triển thể chất nhằm nâng cao thể lực cho trẻ, tôi thấy việc tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà nó còn là tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể để trẻ khoẻ mạnh và phát triển toàn diện.
Thực tế trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ giáo dục thể chất được giáo viên hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Song các hình thức tổ chức giờ học còn đơn điệu, chưa phong phú, chưa kích thích được trí tò mò tính tích cực vận động của trẻ, chưa nâng cao được vai trò của việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chưa tích cực sưu tầm phế liệu làm đồ dùng dạy học, việc sử dụng đồ dùng dạy học, thao tác sử dụng chưa thành kỹ năng. Ngoài ra giáo viên chưa chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình. Nên trong các hoạt động sự tập trung chú ý trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự hứng thú trong giờ học, số trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn khi thực hiện bài tập, trẻ ít được giao tiếp với bạn bè, với cô trong giờ học.
Sau khi tìm hiểu rõ thực trạng và nguyên nhân dẫn đến việc trẻ tiếp thu bộ môn làm quen với thể chất chưa cao. Tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát triển thể chất thông qua các trò chơi vận động tại trường MN Phan Đình Phùng – thành phố Thanh Hóa”. Bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan và tích hợp các môn học ở lớp để giúp trẻ yêu thích môn học có hứng thú trong hoạt động để bài dạy đạt kết quả cao hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
– Hình thành cho trẻ sự mạnh dạn tự tin khéo léo qua các kỹ năng vận động nhằm rèn luyện các tố chất và phát triển tốt về thể lực cho trẻ.
– Kích thích sự hoạt động tích cực hứng thú của trẻ khi tham gia vào các trò chơi vận động.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát triển thể chất thông qua các trò chơi vận động tại trường MN Phan Đình Phùng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
– Phương pháp quan sát: Quan sát cách trẻ thực hiện các bài tập, các thao tác để xác định mức độ vận động và kĩ năng của trẻ.
– Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại theo nhóm hoặc cá nhân để hướng dẫn trẻ thực hiên đúng thao tác một cách sáng tạo.
– Phương pháp trực quan: Sưu tầm đồ dùng đồ chơi tự tạo và sưu tầm từ thiên nhiên đảm bảo tính khoa học để tổ chức các trò chơi, khuyến khích trẻ tìm tòi khám phá.
– Phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện.
+ Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ MN theo hướng tích hợp CĐ.
+ Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
– Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phát triển thể lực thông qua phát triển vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Phát triển vận động là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì…Trong quá trình tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ. Khi nói đến thể lực chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao…
Trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức của mình thông qua sự tương tác qua lại tích cực với cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sự giao tiếp tích cực của trẻ, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống và các vật liệu trong môi trường để khuyến khích trẻ chơi. Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa cô và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớn trong phát triển trí thông minh và trong phát triển nhân cách.
Có thể nói, trò chơi vận động là hình thức hoạt động phát triển thể lực phù hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng. Tṛ chơi vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực mà còn phát huy tính tích cực, ham muốn vận động. Vì vậy mỗi giáo viên cần quan tâm đến trò chơi vận động và sử dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàn diện.
2.2. Thực trạng của vấn đề khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Thuận lợi
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm, sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo thành phố và lãnh đạo địa phương. Cơ sở vật chất của nhà trường đầy đủ, phòng học thoáng mát. Phụ huynh quan tâm đến điều kiện
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]