SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4074 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 903 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Hoàng Thị Diệp |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Xanh Lá |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Hoàng Thị Diệp |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Xanh Lá |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Giáo viên phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc đọc diễn cảm
Biện pháp 2: Giáo viên phải tự rèn luyện cho mình các thủ thuật ngữ âm khi đọc tác phẩm văn học
Biện pháp 3: Sử dụng một số biện pháp dạy trẻ kể chuyện sáng tạo nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Biện pháp 4: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ qua các môn học khác
Biện pháp 5: Tuyên truyền với phụ huynh
Mô tả sản phẩm
- Phần mở đầu
- Lý do chọn đề tài
Như Bác Hồ đã nói:
“Dạy trẻ cũng giống như trồng cây non
Trồng cây non được tốt thì sau này các cháu thành người tốt”
Thấm nhuần lời dạy của Bác, công tác giáo dục mầm non – những người chủ tương lai của đất nước đã, đang và sẽ là chủ trương lớn của toàn Đảng, toàn dân. Để thực hiện tốt mục đích giáo dục này, bậc học mầm non đã có nhiều bước chuyển lớn nhằm góp phần đặt nền móng đào tạo con người phát triển toàn diện – có đủ sức khoẻ, đủ trí tuệ và tài năng.
Để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có tấm lòng yêu nghề, mến trẻ thực sự. Cô giáo như người mẹ thứ hai, gần gũi, yêu thương để giáo dục trẻ hình thành những cơ sở ban đầu về nhân cách. Một trong những bộ môn của ngành học mầm non mà tôi quan tâm để đầu tư thực hiện nhiệm vụ trên đó là bộ môn cho trẻ làm quen với văn học.
Đặc biệt là việc giúp trẻ có vốn từ phong phú và khả năng diễn đạt mạch lạc, diễn cảm, dễ đi vào lòng người được tôi quan tâm nhất khi cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học. Trong trường mầm non hoạt động văn học có một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ và văn học phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. Trẻ thích những câu chuyện cổ tích có ông Bụt, bà Tiên hiện lên giúp đỡ những người hiền lành, người nghèo khổ.
Hay qua câu chuyện thần thoại, truyền thuyết tâm hồn trẻ luôn tưởng tượng bay bổng đầy ước mơ. Trẻ cảm phục lòng dũng cảm của các vị anh hùng trong tình tiết chiến trận. Thông qua hoạt động văn học giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc từ đó bồi dưỡng cho trẻ các tính cách trung thực, hiền lành, chăm chỉ…Qua đó giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
Từ những ngữ điệu của văn học giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp, những hành vi tốt trong cuộc sống. Trẻ biết được những gì nên làm và không nên làm. Và giúp trẻ có được các kỹ năng sử dụng sách như lật sách, đọc tranh, chỉ chữ… cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1.
Việc đọc diễn cảm có nghệ thuật lại có ý nghĩa to lớn hơn nhằm giúp trẻ cảm thụ tác phẩm một cách trọn vẹn và đầy đủ hơn. Qua đó trẻ tái tạo lại bằng hình ảnh những gì đã nghe được và gợi lên ở trẻ những tình cảm, cảm xúc nhất định; trẻ chú ý say mê với cốt truyện và các hình tượng của tác phẩm tự sự với âm thanh nhịp điệu, nhạc vần của thơ ca. Điều đó là tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức cho trẻ thơ.
Mặt khác đọc, kể tác phẩm văn học một cách diễn cảm là một trong những nội dung cơ bản của môn văn học và phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở lớp mẫu giáo. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn cái tuổi đang dần đi vào chuẩn ngôn ngữ.
Vì vậy không những đọc, kể diễn cảm cho trẻ nghe mà còn phải rèn luyện cho trẻ kỹ năng đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học để tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ và thể hiện những kỹ năng, kiến thức mà mình đã học.
Trong quá trình thực tiễn ở trường mầm non tôi thấy kỹ năng đọc diễn cảm của trẻ mẫu giáo chưa được tốt và còn nhiều hạn chế, chỉ có một số ít trẻ biết đọc kể diễn cảm, việc đọc kể tác phẩm còn mang tính chất thuộc lòng chứ chưa thể hiện một cách diễn cảm, thậm chí có trẻ còn đọc chưa đúng, một số trẻ còn ngọng, nói lắp
Chính vì điều đó, tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng, tôi đã tìm ra được những phương pháp hữu hiệu nhất để phục vụ tốt nhất cho hoạt động của mình. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 2 trường mầm non Krông Ana” để nghiên cứu và áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ.
2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
*Mục tiêu: Với đề tài này nhằm bồi dưỡng cung cấp thêm cho giáo viên một số kiến thức, kỷ năng để tổ chức hoạt động Làm quen Văn học nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ có hiệu quả hơn. Kiến thức cung cấp cho trẻ phải có trình tự, hợp lý và thống nhất, đồng thời phải chính xác, thiết thực và mang tính ứng dụng cao.
Việc hình thành và rèn luyện cho giáo viên kĩ năng tổ chức, tiến hành một số hình thức cho trẻ 5 – 6 tuổi, trẻ làm quen Văn học ở trường mầm non là rất cần thiết, giúp giáo viên phải tự giác học hỏi trong thực tiễn, sáng tạo và biết tự rút kinh nghiệm. Muốn cho trẻ phát triển ngôn ngữ tốt, nhất là trẻ 5 – 6 tuổi, ngôn ngữ của trẻ được phát triển diễn đạt mạch lạc thông qua hoạt động làm quen Văn học thì người giáo viên phải biết truyền cảm xúc của mình cho trẻ, phải dạy trẻ bằng chính thái độ và hành vi ứng xử của mình đối với những tác phẩm văn học.
*Nhiệm vụ: Thông qua hoạt động Làm quen Văn học để phát triển toàn diện cho trẻ nhất là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. Việc tổ chức cho trẻ làm quen Văn học là giáo viên phải biết đưa ra các biện pháp hữu ích.
Biết dạy trẻ cảm nhận nhịp điệu, âm điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao, dạy trẻ biết kể lại chuyện một cách diễn cảm, trẻ biết nói lên những cái hay, cái đẹp về nội dung của tác phẩm, giúp trẻ ghi nhớ bài thơ, câu chuyện và đọc, kể lại một cách diễn cảm. Từ đó, trẻ phát triển ngôn ngữ giao tiếp một cách biểu cảm và mạch lạc.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 2 trường mầm non Krông Ana
4.Giới hạn của đề tài
– Phạm vi nghiên cứu là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non Krông Ana
– Phạm vi đối tượng: Học sinh lớp lá 2 (5 – 6 tuổi) trường mầm non Krông Ana
– Phạm vi thời gian: Năm học ………..
- Phương pháp nghiên cứu
- a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra
Phương pháp trao đổi đàm thoại
Phương pháp trải nghiệm thực tiễn.
- Phần nội dung
- Cơ sở lý luận
Ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi còn nhiều hạn chế về khả năng diễn đạt và tư duy chưa phát triển cao vì thế việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ có ý nghĩa rất to lớn trong phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm cả phát triển về đạo đức, chuẩn mực hành vi văn hóa. Điều gì tốt, điều gì xấu, cần phải ứng xử, giao tiếp cho phù hợp…không chỉ là sự bắt chước máy móc. Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp trẻ mở rộng giao tiếp.
Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong thơ ca, chuyện kể. Sự tác động của những lời nói nghệ thật nhẹ nhàng của cô giáo khi truyền cảm xúc của tác phẩm văn học, như một phương tiện hữu hiệu nhất để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Lứa tuổi Mầm non là giai đoạn phát triển ngôn ngữ siêu tốc.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]