SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh
- Mã tài liệu: BC4122 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1217 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Sử dụng đồ dùng trực quan phong phú, sinh động, hợp vệ sinh, thẩm mỹ hấp dẫn trẻ. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
2.3.2. Tổ chức các trò chơi, câu đố nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ hoạt động khám phá khoa học
2.3.3. Đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng những câu hỏi mở để kích thích tính tích cực, sáng tạo của trẻ
2.3.4.Tôn trọng và lắng nghe mọi ý kiến của trẻ, coi trẻ là trung tâm của mọi hoạt động
2.3.5. Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động
2.3.6. Tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, kích thích sáng tạo của trẻ
2.3.7. Phối hợp với cha mẹ trẻ cùng thực hiện
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
1. Mở đầu | |
1.1. Lý do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận | |
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn | |
2 . Nội dung | |
2.1. Cơ sở lý luận | |
2.2. Thực trạng công tác cho trẻ KPMTXQ qua hoạt động thực tiễn | |
2.2.1. Thuận lợi | |
2.2.2. Khó khăn | |
2.2.3. Kết quả khảo sát ban đầu | |
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện | |
2.3.1. Sử dụng đồ dùng trực quan phong phú, sinh động, hợp vệ sinh, thẩm mỹ hấp dẫn trẻ. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy . | |
2.3.2. Tổ chức các trò chơi, câu đố nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ hoạt động khám phá khoa học. | |
2.3.3. Đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng những câu hỏi mở để kích thích tính tích cực, sáng tạo của trẻ. | |
2.3.4.Tôn trọng và lắng nghe mọi ý kiến của trẻ, coi trẻ là trung tâm của mọi hoạt động. | |
2.3.5. Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động . | |
2.3.6. Tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, kích thích sáng tạo của trẻ . | |
2.3.7. Phối hợp với cha mẹ trẻ cùng thực hiện. | |
2.4. Kết quả thực tiễn áp dụng. | |
3. Kết luận, kiến nghị. |
- MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài :
Giáo dục mầm non luôn hướng tới giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Mỗi một môn học đem lại cho trẻ mục tiêu phát triển khác nhau. Nếu như môn Thể dục giúp trẻ phát triển các vận động của cơ thể như bật, nhảy, bò, trườn, trèo…và một số vận động tinh thì môn Toán giúp trẻ nhận biết hình khối, màu sắc, đo dài, ngắn, cao, thấp và nhận biết chữ số; môn Văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và cảm nhận được tính nhân văn trong câu truyện, những lời thơ mang tính giáo dục cao nhưng vẫn rất mượt mà, êm ái…thì môn học Khám phá môi trường xung quanh lại giúp trẻ nhận biết tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh một cách toàn diện. Tuy ở mức độ sơ đẳng nhưng với tuổi mầm non những kiến thức ấy rất quan trọng, nó thúc đẩy sự tìm tòi khám phá hiểu biết về môi trường xung quanh ở giai đoạn tiếp theo, đặt nền móng cho trẻ bước vào trường Tiểu học.
Nội dung tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh của trẻ mầm non gắn với các chủ đề rất phong phú và đa dạng. Nội dung bao gồm làm quen với môi trường xã hội (gồm làm quen với những người gần gũi và cuộc sống xã hội; làm quen với đồ vật; làm quen với các PTGT ) và làm quen với thiên nhiên (gồm TG thực vật; TG động vật; một số hiện tượng tự nhiên ). Nếu như trẻ tích cực chủ động trong hoạt động thì mọi kiến thức cô giáo muốn truyền tải trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội, mang lại hiệu quả giáo dục cao trái với việc trẻ thụ động tiếp nhận thông tin kiến thức từ phía giáo viên. Nhưng làm thế nào để phát huy có hiệu quả tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh (KPMTXQ) luôn là đề tài tôi trăn trở. Và trong suốt thời gian trực tiếp dạy trẻ tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu và rút kinh nghiệm cho bản thân để tìm ra những biện pháp hay, những kinh nghiệm hữu ích để áp dụng vào thực hiện trên trẻ. Đó cũng chính là lý do để tôi lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu :
Tìm ra một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ
5-6 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan nêu nên những ý kiến đề xuất góp phần khắc phục thực trạng giáo dục trẻ ở trường mầm non hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động và hoạt động phám phá MTXQ của trẻ mầm non.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
-Phương pháp khảo sát thực trạng trên trẻ.
-Phương pháp quan sát
-Phương pháp đàm thoại
-Phương pháp thực hành
2.Nội dung:
2.1. Cơ sở lý luận:
Từ sơ khai của lịch sử loài người, con người đã biết phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo. Đó là khi con người biết tìm ra lửa để sưởi ấm và làm chín thức ăn, biết dùng đá để tạo ra những công cụ thô sơ để săn bắn, biết dùng gỗ và lá cây để làm nhà tránh mưa, tránh nắng…Trong thời đại công nghiệp mới, Đảng ta luôn phát huy tinh thần tích cực, tính chủ động, sáng tạo trong công việc của người lao động.
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Điều 28, Luật giáo dục Việt Nam năm 2005)
Vậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của là gì?
Theo nghĩa từ điển: Tích cực là một trạng thái tinh thần có tác dụng khẳng định và thúc đẩy. Với trẻ mầm non, một bậc học còn non nhất, thấp nhất, sơ đẳng nhất nhưng cũng chính là nền móng vững chắc tạo tiền đề cho những bậc học tiếp theo. Tính tích cực của trẻ có thể hiểu đó là trẻ thích thú chủ động tiếp xúc, hoạt động khám phá tìm hiểu các đối tượng gần gũi xung quanh. Trẻ chủ động, độc lập, tự tin thực hiện nhiệm vụ được giao hay tự chọn. Trẻ sử dụng thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại,… vào giải quyết các nhiệm vụ nhận thức của mình để hoàn thành công việc được tốt.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm phát triển của trẻ em như công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết, Hoàng Thị Phương…Dựa trên những công trình nghiên cứu đó, người nghiên cứu tổng hợp được các đặc điểm phát triển chung của trẻ em như sau: Cơ thể, các hệ cơ quan, hệ vận động của trẻ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Vì vậy trẻ lứa tuổi này rất ưa hoạt động, sẵn sàng tích cực tham gia các hoạt động mà giáo viên tổ chức, đặc biệt là các hoạt động tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh.
Giai đoạn trẻ từ 3-6 tuổi đã chuyển sang một giai đoạn nhận thức mới, phát triển nhận thức cao hơn, có sự chuyển biến, thay đổi rõ rệt so với giai đoạn trẻ từ 0-3 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ tiếp thu và nhận thức môi trường xung quanh thông qua đôi bàn tay và các giác quan – công cụ để phát triển trí tuệ ngày một
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]