SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng nói mạch lạc ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5 – 6 tuổi người dân tộc thiểu số
- Mã tài liệu: BC4052 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1274 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Vũ Thị Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Tươi Sáng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Vũ Thị Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Tươi Sáng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng nói mạch lạc ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5 – 6 tuổi người dân tộc thiểu số” triển khai các biện pháp như sau:
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường tiếng Việt phong phú
3.2. Biện pháp 2: Thông qua hoạt động học và các hoạt động mọi lúc mọi nơi
3.3. Biện pháp 3: Kể chuyện qua tranh, miêu tả sự vật, hiện tượng
3.4. Biện pháp 4: Sử dụng trò chơi trong quá trình dạy phát triển tiếng Việt cho trẻ
3.5. Biện pháp 5: Cho trẻ tiếp xúc với sách
3.6. Biện pháp 6: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh
Mô tả sản phẩm
I . MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là chìa khóa để nhận thức, là phương tiện để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc và của nhân loại. Ngôn ngữ tồn tại ở hai dạng cơ bản đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; trong đó ngôn ngữ viết là công cụ mà con người dùng để ghi lại những kinh nghiệm lịch sử xã hội của mình. Ngôn ngữ nói có trước, nó xuất hiện từ rất sớm và giúp trẻ giao tiếp học hỏi kinh nghiệm của loài người qua giao tiếp, ngay từ nhỏ trẻ đã có thể biết nói khi trẻ nghe và cảm nhận được âm thanh của lời nói, đồng thời với sự phát triển của cơ quan phát âm, trẻ từ nói bập bẹ dần chuyển sang nói ngày càng lưu loát hơn, ngôn ngữ nói trở thành công cụ giao tiếp và học hỏi chính của trẻ.
Đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, là lứa tuổi quan trọng mà cuối độ tuổi trẻ phải trải qua bước ngoặt chuyển giao từ hoạt động chủ đạo là “Hoạt động vui chơi” của trẻ mầm non thành hoạt động chủ đạo là “Hoạt động học tập” của học sinh tiểu học. Để sẵn sàng với việc học, trẻ cần được chuẩn bị toàn diện về mọi mặt. Để làm tốt điều này trẻ cần được chuẩn bị ngay từ khi còn nhỏ với sự hợp tác của gia đình và nhà trường ở tất cả các lĩnh vực, đó là: phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội. Trong đó phát triển Ngôn ngữ là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất. Mục tiêu của phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi là hình thành và phát triển ở trẻ khả năng nghe, phát âm và một số kỹ năng cần thiết cho trẻ về việc học đọc, học viết như: Cách lật giở sách, cách cầm bút tô viết chữ, khả năng phối hợp tay, mắt và tri giác trọn vẹn từ trái sang phải, biết diễn tả sự việc hoặc ý muốn của mình bằng câu đầy đủ rõ ràng, mạch lạc.
Ở lứa tuổi này, việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các hoạt động học khác như: Hoạt động làm quen với toán, văn học, âm nhạc và tạo hình…, đặc biệt là thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học trẻ được nghe cô đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch tạo cho trẻ được hoạt động nhiều, giúp trẻ phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, ngoài ra còn giúp trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp, giúp phân biệt cái tốt, cái xấu xung quanh trẻ. Bởi vì ở lứa tuổi này được ví như tờ giấy trắng, trẻ đến lớp như mở đầu trang giấy, cô giáo in lên những hình ảnh, cung cấp những vốn từ, những nhân vật, cử chỉ hành động khác nhau. Thông qua những bài thơ, những câu chuyện giúp trẻ mở mang những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên và xã hội và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tạo tiền đề tốt nhất cho trẻ trước khi vào lớp 1.
Trong thực tế, phần lớn trẻ em người dân tộc thiểu số đều ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, trước khi đến trường mầm non đều sống trong môi trường với ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu là tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình mà không phải là tiếng Việt. Do vậy trẻ chỉ nắm được tiếng mẹ đẻ ở dạng khẩu ngữ không có hoặc không biết chữ viết, môi trường giao tiếp tiếng Việt ít. Khi đến trường trẻ thích trao đổi với nhau bằng tiếng mẹ đẻ và luôn có thói quen đó trong các hoạt động vui chơi, giao lưu trò chuyện và ngay cả trong các hoạt động học. Trẻ biết ít và có thể không biết tiếng Việt, khả năng nghe và nói tiếng Việt rất kém nhất là khi trẻ ra khỏi trường học.
Ví dụ: Khi tìm hiểu khám phá về một số con vật nuôi trong gia đình cụ thể là con gà, khi gọi tên “con gà” trẻ sẽ nói thành “con kha” và khi nhận xét về các đặc điểm trẻ thường hay nói lớ sang ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. Hoặc khi diễn đạt bí từ và chưa hiểu, trẻ sẽ nói trực tiếp bằng ngôn ngữ thứ nhất…
Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Mặt khác hiện nay ngôn ngữ chính thức dùng trong các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học là ngôn ngữ tiếng Việt. Bản thân là một giáo viên trực tiếp phụ trách công tác giảng dạy nhiều năm với đa số học sinh là trẻ em dân tộc thiểu số, hiểu được những khó khăn của trẻ khi học tiếng Việt, cũng giống như chúng ta học một ngoại ngữ nào đó. Khả năng nghe, hiểu và nói không dễ dàng như trẻ người dân tộc kinh; trẻ dân tộc thiểu số thường nhút nhát, không tự tin, ít giao tiếp với cô giáo, dẫn đến người dạy và người học không hiểu nhau do bất đồng ngôn ngữ, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ không thể đạt được như mong muốn.
Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển kỹ năng nói mạch lạc ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số ở trường Mầm Non Quang Hiến” để làm đề tài nghiên cứu cho mình.
- Mục đích nghiên cứu
– Khảo sát thực trạng về ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
– Đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển kỹ năng nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi người dân tộc thiểu số ở Trường mầm non Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lớp Lá A1 ở Trường mầm non Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
- Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp thống kê.
– Phương pháp thực hành, thí nghiệm.
– Phương pháp nghiên cứu số liệu.
– Phương pháp nghiên cứu các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài.
- NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận:
Thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày ……….của thủ tướng chính phủ về Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn ………., định hướng đến năm 2025. Tiếp đó, Bộ giáo dục và đào tạo kí quyết định số: 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2016, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh Thanh Hóa ký quyết định 1628/QP-UBND ngày ……….và Ủy ban nhân dân huyện Lang Chánh ban hành kế hoạch số 45/KH-UBND thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn ………., định hướng đến 2025”. Nhằm mục tiêu “tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của đất nước”.
Để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với mục tiêu trên, một trong những nội dung quan trọng đó là dạy trẻ 5 – 6 tuổi “Kỹ năng nói mạch lạc ngôn ngữ tiếng Việt” chuẩn bị tốt cho việc học tiếng Việt tiếp theo ở lớp một. Dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như toán, khám phá, tạo hình, âm nhạc….
Về căn bản học tiếng Việt đối với trẻ dân tộc thiểu số là học ngôn ngữ thứ hai, khi đi học ở trường mầm non trẻ nói chung đã có vốn hiểu biết và kỹ năng ban đầu về hoạt động ngôn ngữ nói biết sử dụng tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ thứ nhất) để giao tiếp hàng ngày nên khi học, sử dụng tiếng Việt (ngôn ngữ thứ hai) trẻ gặp những khó khăn sau:
– Trẻ học tiếng Việt trên cơ sở kinh nghiệm tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Việt.
– Môi trường giao tiếp tiếng Việt của trẻ thu hẹp cả về mặt không gian lẫn thời gian (trong phạm vi trường lớp mầm non)
– Tiếng Việt giàu thanh điệu tạo nên tính nhạc điệu trầm bổng của ngôn ngữ khó khăn cho việc phát âm chính xác.
– Cùng lúc trẻ tiếp cận với nhiều nguồn ngôn ngữ: tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt, tiếng của các dân tộc cùng chung sống.
Ngoài ra, những khác biệt về văn hóa, điều kiện về kinh tế, xã hội cũng là những cản trở khi trẻ học tiếng Việt.
Vì vậy để giúp trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi người dân tộc thiểu số có kỹ năng nói mạch lạc ngôn ngữ tiếng Việt có nghĩa là giúp trẻ nghe hiểu được từ về tên gọi, đặc điểm các đồ vật, con vật và sự vật hiện tượng gần gũi quen thuộc
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]