SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện
- Mã tài liệu: BC4054 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 907 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Diễm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Tài Năng |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Diễm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Tài Năng |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện” triển khai các biện pháp như sau:
* Biện pháp 1: Tạo môi trường phong phú, hấp dẫn để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
* Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động trong hoạt động kể chuyện cho trẻ
* Biện pháp 3: Rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo của trẻ
* Biện pháp 4: Lồng ghép hoạt động kể chuyện vào các hoạt động khác để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
* Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động ở mọi lúc mọi nơi
* Biện pháp 6: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh
* Biện pháp 7: Đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
Mục lục | |
1. Mở đầu | |
1.1. Lý do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. Nội dung | |
2.1. Cơ sở lý luận | |
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. | |
* Biện pháp 1: Tạo môi trường phong phú, hấp dẫn để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. | |
* Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động trong hoạt động kể chuyện cho trẻ. | |
* Biện pháp 3: Rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo của trẻ. | |
* Biện pháp 4: Lồng ghép hoạt động kể chuyện vào các hoạt động khác để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. | |
* Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. | |
* Biện pháp 6: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh | |
* Biện pháp 7: Đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. | |
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường | |
3. Kết luận – Kiến nghị | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kiến nghị | |
Tài liệu tham khảo |
- Mở đầu.
- 1. Lí do chọn đề tài:
Bác Hồ hính yêu đã nói “Không có giáo dục thì không nói gì đến nền kinh tế nước nhà” sản phẩm của giáo dục chính là con người, là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước, trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ.
“Trẻ em hôm nay
Thế giới ngày mai”
Trẻ em không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là tương lai của đất nước, của xã hội. Việc bảo vệ và chăm sóc là trách nhiệm của nhà nước của xã hội và của mỗi gia đình. Trẻ em là người trực tiếp được giáo dục, là những chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, sự nghiệp giáo dục đã và đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm, coi trọng hàng đầu đặc biệt là giáo dục mầm non.
Giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đó là một bậc học đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Nhiệm vụ của giáo viên mầm non là chăm sóc giáo dục để nhằm phát triển tất cả những khả năng của trẻ, hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, tạo điều kiện cho trẻ có khả năng tiếp thu những kiến thức trong học tập cũng như trong cuộc sống sau này.
Đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non là: Trẻ nhớ nhanh nhưng lại nhanh quên. Khả năng ghi nhớ không chủ định là chủ yếu, khả năng ghi nhớ có chủ định đang hình thành và phát triển. Chính vì vậy phương pháp dạy trẻ ngay từ buổi đầu tiên là rất quan trọng, mỗi giáo viên chúng ta cần lựa chọn cho mình một phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng trẻ, phù hợp với điều kiện thực tế của trường của lớp mình. Từ đó giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Để giúp trẻ phát triển được ngôn ngữ một cách tốt nhất thì trước hết người giáo viên cần nắm vững được vai trò của việc phát triển ngôn ngữ.
Ngôn ngữ có vai trò rất to lớn trong cuộc sống con người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, tâm sự với nhau những điều kiện cần thiết như Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ tình cảm lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn và tôn trọng nó”.
Trong công tác giáo dục mầm non, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với giáo dục trẻ, ngôn ngữ đã góp phần tạo cho trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện.
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong đời sống con người, ngôn ngữ giúp ta nhận thức được thế giới xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ phong phú mà trẻ được nói theo ý tưởng của mình. Ngôn ngữ chính là cơ sở của sự suy nghĩ và là công cụ tư duy. Để đáp ứng nhận thức đó của trẻ không có cách nào khác là thông qua lời kể của người lớn và thông qua các tác phẩm văn học có kết hợp hình ảnh trực quan. Từ đó giúp trẻ có thể dùng lời nói để diễn đạt những cảm xúc của mình. Trẻ còn sử dụng ngôn ngữ sâu sắc hơn, tạo cho trẻ được sống trong môi trường giao tiếp, trên cơ sở đó nảy sinh ra nhiều suy nghĩ, sáng tạo mới.
Vì vậy là giáo viên mầm non được nhà trường phân công dạy lớp 5 – 6 tuổi, tôi không khỏi băn khoăn làm thế nào để dạy cho trẻ phát triển ngôn ngữ có hiệu quả cao nhất tôi đã học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trước, tham khảo ý kiến đóng góp của lãnh đạo trường, cộng với việc tìm tòi, sưu tầm, sáng tác những câu truyện, bài thơ, câu đố, những bài ca dao, đồng dao…
Để trẻ phát triển ngôn ngữ, mạnh dạn trong giao tiếp, giúp trẻ đón nhận một cách thoải mái và hào hứng hơn. Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện”. Để nghiên cứu và nhằm góp phần bé nhỏ của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nói chung và lớp tôi nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp giáo viên tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện, đạt kết quả cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
“Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
– Phương pháp ghi chép, quan sát: Quan sát khả năng hoạt động của trẻ.
– Phương pháp điều tra thực tiễn, thực hành trực tiếp: Nghiên cứu tình hình tại lớp để đưa ra các biện pháp phù hợp.
– Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại trò chuyện và phân tích, hướng trẻ đi sâu vào nội dung câu chuyện.
– Phương pháp thực hành: Đóng vai các nhân vật trong truyện thể hiện lời nói, cử chỉ, điệu bộ của từng nhân vật.
– Phương pháp toán học: Sử dụng phương pháp toán học để đánh giá kết quả trên trẻ.
– Phương pháp khích lệ, nêu gương: Khuyến khích động viên, khích lệ trẻ để tăng thêm hứng thú cho trẻ hoạt động.
- Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]