SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo
- Mã tài liệu: BC4136 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 415 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” triển khai các biện pháp như sau:
* Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi kể chuyện sáng tạo.
* Biện pháp 2: Dạy trẻ mầm non 5 – 6 tuổi cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo.
* Biện pháp 3: Lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ mầm non 5 – 6 tuổi kể chuyện sáng tạo.
* Biện pháp 4: Bồi dưỡng cho những cháu yếu.
* Biện pháp 5: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ.
Ở lứa tuổi Mầm non, văn học là một môn nghệ thuật, văn học xây dựng nên những tác phẩm phản ánh cuộc sống và những tình cảm hết sức đa dạng, phong phú của con người. Văn học là phương tiện hiệu quả góp phần phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện. Văn học được giáo viên Mầm non sử dụng một cách có mục đích, phù hợp, sáng tạo sẽ giúp trẻ thu nhận kinh nghiệm tích cực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất.
Văn học là một môn học độc lập của trẻ trước tuổi. Nó giúp trẻ nắm được một số khái niệm sơ đẳng về hình tượng các nhân vật. Nếu cảm nhận các tác phẩm văn học tốt sẽ giúp trẻ cảm thụ, thể hiện tác phẩm văn học hiệu quả hơn. Ngoài ra giáo viên mầm non sử dụng các thể loại truyện kể để ổn định lớp, vào bài, chuyển tiếp tác phẩm, trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất. Ở giai đoạn này, cảm nhận thẩm mĩ đã có một bước phát triển trong tiếp nhận văn học. Sự tiếp nhận tác phẩm đầy đủ hoàn thiện hơn, biểu hiện trước tiên là sự hiểu biết những câu chuyện cổ tích, bài thơ, những đoạn văn xuôi hay và sự làm giàu tình cảm qua quá trình tích lũy hình tượng nghệ thuật.
Đối với trẻ mẫu giáo lớn thì sự quan tâm tới tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ hiểu được nội dung tác phẩm, các nhân vật trong tác phẩm trở nên gần gũi dễ hiểu hơn. Sự cảm thông với nhân vật, sự lo lắng cho số phận của nhân vật của trẻ đã mang đặc điểm cá tính hơn. Sự hồi hộp, lo lắng này của trẻ em đã nếm trải ngay cả trong sự kiện đời sống hàng ngày.
Thông qua việc trẻ kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của trẻ.
Là giáo viên dạy trẻ mầm non 5 – 6 tuổi tôi đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo. Từ đó tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra ” Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tại trường mầm non Hoa Cúc”. Hy vọng với đề tài nghiên cứu này tôi sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo nhằm giúp trẻ tích lũy và mở rộng vốn từ phong phú, đa dạng, giúp trẻ diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, là điều kiện tốt để trẻ học đọc sau này.
Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp thích trò chuyện với những người xung quanh, thích đưa ra những câu hỏi và trả lời rõ ràng, mạch lạc
Giáo viên có kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo
- Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp sư phạm nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Khuôn khổ nghiên cứu: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ.
Đối tượng khảo sát: Học sinh mầm non 5-6 tuổi lớp lá 2, trường mầm non Hoa Cúc Thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Thời gian nghiên cứu: Năm học …………
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát
Qua khảo sát thực tế tại lớp tôi chủ nhiệm ở lớp Lá 2 với số lượng là 34 trẻ. Tôi đã khảo sát trên trẻ các mặt như: kể diễn cảm, phát triển ngôn ngữ, diễn đạt tốt, phát âm rõ ràng mạch lạc, tích cực tham gia vào hoạt động môn làm quen văn học, hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo, biết thể hiện ngôn ngữ hoàn cảnh (kể chuyện sáng tạo), khả năng diễn xuất hoạt cảnh, đóng kịch.
Kết quả cụ thể như sau:
Nội dung | Khi chưa áp dụng hình thức đổi mới | Tỉ lệ |
Kể diễn cảm | 15/34 | 44,1 % |
Phát triển ngôn ngữ, diễn đạt tốt | 18/34 | 52,9 % |
Phát âm rõ ràng mạch lạc | 23/34 | 67,6 % |
Tích cực tham gia vào hoạt động môn làm quen văn học | 24/34 | 70,6 % |
Hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo | 13/34 | 38,2 % |
Biết thể hiện ngôn ngữ hoàn cảnh (kể chuyện sáng tạo) | 9/34 | 26,5 % |
Khả năng diễn xuất hoạt cảnh, đóng kịch | 10/34 | 29,4 % |
- Phương pháp quan sát, đàm thoại
Tôi đã dùng phương pháp quan sát và đàm thoại với trẻ một số câu hỏi xem trẻ trả lời như thế nào, đặc điểm phát triển ngôn ngữ trẻ như thế nào.
Ví dụ: Con có thích câu chuyện cáo, thỏ và gà trống không? Tại sao? Con thích nhất nhân vật nào? Con có thể kể tóm tắt câu chuyện cho cô nghe được không? Hoặc trong giờ hoạt động góc trẻ chơi góc bác sĩ, trẻ bế búp bê giả vờ khám cho búp bê, cô có thể đến bên cạnh trẻ hỏi trẻ đang làm gì, và kể cho cô nghe búp bê bị bệnh gì, hoặc đang khám bệnh cho cô giáo….Cô lắng nghe và hướng dẫn trẻ kể câu chuyện trẻ muốn kể một cách sáng tạo giúp kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
Trước tiên tôi lập thư mục thống kê các sách báo, tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]