SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động văn học (Thể loại kể chuyện) cho trẻ 5 – 6 tuổỉ
- Mã tài liệu: BC4053 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1897 |
Lượt tải: | 13 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Phan Thị Minh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Vạn Hoa |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Phan Thị Minh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Vạn Hoa |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động văn học (Thể loại kể chuyện) cho trẻ 5 – 6 tuổỉ” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1 : Xây dựng môi trường lớp học
Biện pháp 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu và cách làm đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết dạy
Biện pháp 3: Sử dụng linh hoạt hệ thống câu hỏi đàm thoại
Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động kể chuyện lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
Biện pháp 5 : Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động gây hứng thú cho trẻ nhằm phát triển ngôn ngữ
Biện pháp 6: Tổ chức trò chơi đóng kịch, hội thi bé kể truyện nhằm phát triển ngôn ngữ
Biện pháp 7: Lồng ghép chuyên đề vào hoạt động kể chuyện để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Biện pháp 8: Phối hợp với phụ huynh giúp cho trẻ tích cực kể chuyện sáng tạo
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống rất quan tâm đến mọi người, nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác chú trọng từ bữa ăn, giấc ngủ và sự phát triển tiến bộ của các cháu.
Bác hồ nói: “Trẻ thơ như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên.
Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động với đồ vật, khám phá khoa học… Sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con người “Làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học là loại hình nghệ thuật, đặc sắc trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống chan hòa trong lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương của mẹ, bà… và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ.
Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác độc, phê phán những việc xấu, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn… Và còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt ở trẻ mẫu giáo thì vốn từ và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói diễn cảm, nói dài, nói đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp.
Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như: Làm quen với khám phá khoa học, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình…Mà điều tôi muốn nói ở đây đặc biệt là thông qua hoạt động làm quen văn học trẻ được đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch… Tạo cho trẻ được hoạt động nhiều, giúp trẻ khả năng phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái xấu của mọi vật xung quanh trẻ. Bởi vì ở lứa tuổi này trẻ được ví như tờ giấy trắng, trẻ đến lớp như mở đầu trang sách cô giáo in lên những hình ảnh, những vốn từ, những nhân vật, cử chỉ khác nhau, thông qua những bài thơ, câu chuyện giúp trẻ mở mang kiến thức về xã hội, thiên nhiên, hoạt động văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện trẻ. Và tạo tiền đề cho trẻ trước khi vào lớp1. Trong thực tế có những nghiên cứu về các biện pháp tổ chức tốt hoạt động văn học cho trẻ, nhưng chưa chú trọng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vì vậy hiện nay trẻ mầm non tiếp cận với tác phẩm văn học chỉ đơn giản là nghe chuyện chứ chưa được nói và kể nhiều về chuyện đã nghe nên trẻ còn nghèo nàn vốn từ, không biết diễn đạt câu từ mạch lạc, nói sai ngữ pháp. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động văn học(Thể loại kể chuyện) cho trẻ 5-6 tuổỉ trường mầm non Hoa Lộc” làm đề tài nghiên cứu.
Với việc chọn đề tài này tôi đã áp dụng thực tế trong lớp của mình cũng như học hỏi thảo luận từ bạn bè, đồng nghiệp để nghiên cứu tìm ra các phương pháp hay, phù hợp với trẻ và có cách truyền đạt kiến thức đến trẻ một cách hấp dẫn hiệu quả nhất. Đây là kinh nghiệm của bản thân nhưng cũng hy vọng rằng cũng là kinh nghiệm có thể tham khảo áp dụng trong thực tiễn giảng dạy của đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề ra “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động văn học(Thể loại kể chuyện) cho trẻ 5-6 tuổỉ trường mầm non Hoa Lộc”
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động văn học(Thể loại kể chuyện) cho trẻ 5-6 tuổỉ trường mầm non Hoa Lộc”
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, tìm hiểu trên mạng
– Phương pháp thực tiễn: Điều tra khảo sát thực trạng của lớp.
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
– Phương pháp quan sát, đàm thoại.
– Phương pháp thống kê, tổng hợp và sử lý số liệu.
2.NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận .
Mục tiêu của công tác chăm sóc giáo dục mầm non phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ, việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận với các hoạt động khác như: Toán, tạo hình, chữ cái,…Đặc biệt cho trẻ làm quen với văn học là cho trẻ hoạt động nhiều để trẻ phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp.
Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Trẻ rất nhạy cảm với ngôn từ, âm điệu, hình tượng của các bài thơ, câu chuyện, sớm đi vào tuổi thơ của trẻ. Những câu chuyện cổ tích thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ chính là hoạt động cho trẻ tiếp xúc với văn học là con đường phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất.
Thông qua việc dạy trẻ đóng kịch giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện ngôn ngữ của trẻ phát triển trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết bày tỏ ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay, sự kiện nào đó …..Bằng chính ngôn ngữ của trẻ.
Qua việc dạy trẻ tập kể chuyện sẽ giúp trẻ ở lứa tuổi này phát triển ngôn ngữ mạch lạc hơn, nói rõ ràng và đầy đủ câu hơn để tạo tiền đề cho trẻ bước vào trường phổ thông được thuận lợi hơn.
– Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.
– Trẻ 5 – 6 tuổi sự phát triển ngôn ngữ chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hóa vốn từ, ngôn ngữ của trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự hơn mặc dù cấu trúc câu còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói, trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển .
– Qua việc cho trẻ cảm nhận văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như : Lòng yêu thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá. Lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em. Thông qua hoạt động này trẻ làm tái tạo và sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm. Với sự hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ. Đồng thời trẻ kể lại chuyện được. Chính vì thế, để đạt được mục đích bản thân tôi đã nghiên cứu suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp để cho trẻ diễn đạt mạch lạc. Qua đó khơi dạy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật qua cách đọc, kể diển cảm, cao hơn nữa là biết dùng ngôn ngữ của mình để kể chuyện sáng tạo.
2.2. Thực trạng vấn đề:
* Thuận lợi:
– Trường mầm non Hoa Lộc đạt chuẩn quốc gia mức độ1, trang thiết bị học tập cho trẻ được quan tâm hàng đầu. Nhà trường luôn luôn tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng cao nghiệp vụ.
– BGH nhà trường thường xuyên xây dựng các giờ dạy mẫu cho giáo viên được dự giờ và rút kinh nghiệm.
– Hàng năm nhà trường còn tổ chức các cuộc thi có phụ huynh tham gia nhằm tuyên truyền với phụ huynh về cách chăm sóc nuôi dạy con.
– Được sự quan tâm của phụ huynh.
– Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, được tiếp xúc với trẻ hàng ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc tìm hiểu tâm sinh lí, cử chỉ, hành vi và đặc thù từng trẻ.
– Năm học ……… tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 5-6 tuổi với tổng số cháu 30 trong đó có 17 cháu nam và 13 cháu nữ, 100% trẻ ngoan ngoãn,
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]