SKKN Một số biện pháp phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4121 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 928 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp thói quen trong học tập cho trẻ
Biện pháp 2 : Tạo môi trường tự nhiên gần gũi đối với trẻ
Biện pháp 3: Làm đồ dùng, đồ chơi. Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động phong phú, hấp dẫn
Biện pháp 4: Tổ chức linh hoạt sáng tạo hình thức lấy trẻ làm trung tâm
Biện pháp 5: Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại ở trẻ
Biện pháp 6: Sử dụng các trò chơi khám phá khoa học thông qua các thử nghiệm, thí nghiệm đơn giản
Biện pháp 7: Tích hợp, lồng ghép khám phá khoa học ở mọi lúc mọi nơi và thông qua các hoạt động khác
Biện pháp 8: Phối kết hợp giữa giáo viên và gia đình
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
Giáo dục mầm non là một bậc học hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, một bậc học được coi là đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Việc bảo vệ chăm sóc trẻ em không chỉ là trách nhiệm của một người mà là trách nhiệm của toàn xã hội và cả nhân loại. Đến trường trẻ được học, được chơi, được tiếp xúc với nhiều bạn, được sống trong tình thương yêu của cô giáo, vì thế mà người ta nói “ Trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của bé”.
Tâm hồn của trẻ rất ngây thơ và trong sáng, trẻ “Chơi mà học và học bằng chơi”. Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Hoạt động khám phá khoa học là phương tiện để cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ như: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Thông qua hoạt động này hình thành cho trẻ kỹ năng quan sát, tư duy, phân tích tổng hợp khái quát, từ đó giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn với môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, đối với trẻ thích tìm tòi, tò mò và ham học hỏi về thế giới xung quanh, nhưng vốn sống, vốn khinh nghiệm, sự trải nghiệm còn ít, Để đạt được các mục tiêu trên rất cần sự hướng dẫn, giúp đỡ, phù hợp từ phía người lớn và giáo viên.
Vì vậy hoạt động khám phá khoa học còn có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và độ tuổi mẫu giáo 5- 6 tuổi nói riêng. Vì vậy phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học chính là tạo điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động để trẻ tích cực tìm tòi khám phá, phát hiện về các sự vật hiện tương xung quanh trẻ. Đây thực chất là quá trình tạo ra môi trường hoạt động, tạo ta các tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh, qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của chúng giúp trẻ học được các kỹ năng quan sát, phân nhóm, phân loại, đo lường, phán đoán và giải quyết vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sư vật hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Qua đó hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chích xác hơn ngôn ngữ được phát triển và trẻ có thể làm chủ những kiến thức cộng nghệ trong thời đại mới.
Trên thực tế cho thấy việc cho trẻ khám phá khoa học đã có những đổi mới phong phú, một số giáo viên đã có sự chú trọng nhất định trong việc tổ chức hoạt động, trải nghiệm cho trẻ. Tuy vậy trong quá trình khám phá khoa học vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài của các đối tượng, đa số trẻ chỉ được hỏi và trả lời, ít có khi trẻ được sờ, mó, nếm và các hoạt động thí nghiệm. Giáo viên ít đưa ra câu hỏi mở khích thích sự tìm tòi khám phá của trẻ, chính vì vậy trẻ có ít trải nghiệm, ít có điều kiện giải quyết vấn đề mà trẻ dự đoán. Vì vậy không có cơ hội phát triển ở trẻ các kĩ năng quan sát, tư duy, phân tích tổng hợp khái quát điều này khiến tôi luôn trăn trở tìm ra các biện pháp hay hữu ích nhất để giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu khám phá và tìm hiểu về thể giới xung quanh, qua đó giúp trẻ phát triển về các mặt: Đức – Trí – Thể – Mỹ – Lao động. Thông qua khám phá khoa học trẻ sẽ được tự mình trải nghiệm, thực hiện, từ đó trẻ sẽ tự mình đặt ra các câu hỏi, Vì sao?, Tại sao?… Dần dần trẻ sẽ hiểu ra những điều trẻ khám phá, là cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Chính vì những lý do trên, để tổ chức tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ tôi đã nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi B. Trường Mầm non Quang Lộc”, năm học ………..
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề ra một số biện pháp phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi . Trường Mầm non Quang Lộc, năm học. ………..
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B. Trường Mầm non Quang Lộc, năm học ………. 1.4 .Phương pháp nghiên cứu :
Để đạt được kết quả ngiên cứu thành công tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết. Nhằm nghiên cứu thực trạng giả thuyết và tổ chức thử nghiệm nhằm cải tạo thực trạng ấy theo lý thuyết đã được xây dựng.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Là phương pháp khảo sát để nắm bắt được số trẻ đạt và chưa đạt, tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp thực hiện một cách phù hợp.
– Phương pháp thống kê sử lí số liệu. Là dùng số liệu cụ thể để minh chứng vấn đề đang giải quyết.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
Theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ linh hoạt sáng tạo, trao đổi thảo luận, để giải quyết vấn đề.
Trẻ được trải nghiệm các hoạt động khám phá khoa học bằng thử nghiệm, thí nghiệm thông qua hoạt động thực tiễn cụ thể, cô đóng vai trò hướng dẫn tổ chức tạo cơ hội cho trẻ tham gia.
Sáng kiến giúp giáo viên tận dụng triệt để các sự vật hiện tượng xung quanh, các vật thật giúp trẻ khám phá đạt hiệu quả thông qua những hoạt động thực tiễn.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hoạt động khám phá khoa học là một quá trình tiếp xúc, tìm tòi tích cực từ phía trẻ nhằm phát hiện những cái mới, những cái ẩn dấu trong sự vật, hiện tượng xung quanh. Mục tiêu của khám phá khoa học là giúp trẻ có những hiểu biết đơn giản, chích xác, cần thiết về sự vật hiện tượng xunh quanh trẻ, phát triển ở trẻ kỹ quan sát và thảo luận, chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ, hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc.
Quá trình khám phá khoa học thích hợp với trẻ nhỏ và cần được trau dồi khi trẻ thăm dò, khám phá thế giới là: Quan sát, so sánh, phân loại, đo lường, thử nghiệm, dự đoán, suy luận. Giáo viên cần chủ động, linh hoạt tạo cơ hội cho trẻ thực hành các kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, thử nghiệm, thảo luận…Cho thích hợp với tình huống của hoạt động cụ thể. Khi trẻ được làm quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích lũy được kiến thức, kỹ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được phát triển toàn diện về Đức – Trí – Thể – Mỹ- Lao động.
Vì vậy phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học chính là tạo điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động để trẻ tích cực tìm tòi khám phá, phát hiện về các sự vật hiện tương xung quanh trẻ. Qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của chúng giúp trẻ học được các kỹ năng quan sát, phân nhóm, phân loại, đo lường, phán đoán và giải quyết vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sư vật hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Từ đó hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chích xác hơn ngôn ngữ được phát triển.
Để giúp trẻ làm tốt vai trò chủ thể của quá trình khám phá thế giới xung quanh giáo viên cần cho trẻ khám phá và nhận ra những nét đặc trưng của vật sống, đồ vật và những sự vật, hiện tượng quan sát được bằng cách sử dụng các giác quan một cách thích hợp, cho trẻ xem xét những nét giống nhau và khác nhau của các sự vật hiện tượng, cho trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh, dành thời gian cho trẻ tự khám phá, trải nghiệm và chia sẻ, bày tỏ ý kiến của mình, khích lệ trẻ suy nghĩ về những gì chúng đang nhìn thấy, đang làm và phát triển những suy nghĩ, ý tưởng của mình và quan tâm đến môi trường xung quanh.
Chính vì vậy giáo viên cần sử dụng câu hỏi gợi mở để giúp trẻ phát triển năng lực quan sát, óc tư duy, trí thông minh và vốn sống thực tiễn của trẻ.
Cơ sở thực tiễn: trong năm học ………. tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn, đa số các cháu đã qua lớp mẫu giáo nhỡ, đã làm quen với các hoạt động ở trường. Trên thực tiễn cho thấy các hoạt động khám phá khoa học còn nhiều hạn chế, phần lớn các hoạt động còn thụ động, dập khuôn. Bên cạnh đó phụ huynh là nông dân, ngày qua ngày lo kinh tế, ít có thời gian quan tâm đến trẻ, mọi hoạt động đều nhờ hết vào nhà trường và giáo viên. Từ đó dẫn đến các kiến thức của trẻ nắm bắt chưa được chắc chắn, hay quên, hay nhầm lẫn với các sự vật hiện tượng, kỹ năng của trẻ chưa được rèn luyện tới hiệu quả chưa
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]