SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình thể loại vẽ
- Mã tài liệu: BC4139 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1208 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình thể loại vẽ” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Rèn thói quen nề nếp và nắm bắt đặc điểm tâm sinh lí trẻ trong hoạt động tạo hình thông qua thể loại vẽ.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch cá nhân.
Biện pháp 3: Tự học tự bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ.
Biện pháp 4. Lựa chọn hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo gây hứng thú cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Biện pháp 5: Rèn kỹ năng tạo hình của trẻ thông qua các hội thi.
Biện pháp 6: Tạo mọi cơ hội để trẻ được phát triển khả năng vẽ ở mọi lúc, mọi nơi mọi hoạt động.
Biện pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin để sưu tầm các tranh vẽ, hình ảnh slie phù hợp với chủ đề để đưa vào giờ hoạt động vẽ cho trẻ.
Biện pháp 8: Tham mưu với BGH tổ chức các hội thi, phối kết hợp với phụ huynh trong việc phát triển khả năng vẽ cho trẻ.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.
Chương trình giáo dục mầm non ra đời với kì vọng sẽ đem đến cho đứa trẻ một sự phát triển toàn diện về tất cả các mặt: Thể chất; Ngôn ngữ; Nhận thức; Tình cảm xã hội và thẩm mĩ cho trẻ mầm non nói chung và đặc biệt trẻ mẫu giáo nói riêng. Với mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ “học bằng chơi, chơi mà học” tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện.Vì vậy, với trẻ mầm non, giờ học được tiến hành dưới sự tổ chức, hướng dẫn sư phạm của giáo viên nhằm giúp trẻ lĩnh hội các tri thức mới, củng cố, hệ thống hóa các tri thức đã có, đồng thời hình thành và rèn luyện các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội. Cũng như trong hoạt động tạo hình luôn hấp dẫn đối với trẻ lứa tuổi mầm non, giúp trẻ phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng phong phú và hấp dẫn đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo.
Ở trường mầm non, hoạt động tạo hình của trẻ bao gồm các dạng: Vẽ, nặn, xé, cắt dán, xếp hình….Trong mỗi dạng tạo hình đó, trẻ có thể thể hiện ấn tượng, cảm xúc, cảm nhận của mình về thế giới xung quanh. Bởi vậy, ở mỗi dạng, cần hình thành cho trẻ một số phương tiện biểu cảm của nghệ thuật tạo hình và cung cấp nguyên vật liệu riêng để trẻ thể hiện. Đặc biệt trong giờ học vẽ, trẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó dù các hình còn đơn giản như ngôi nhà, cái cây, bông hoa, ô tô …nhưng mang lại cho trẻ những cảm xúc thực sự khi tạo ra được một sản phẩm. Còn đối với những gì trẻ không thích, không hứng thì trẻ sẽ vẽ đại khái cho xong và cảm thấy hài lòng. Hơn nữa tư duy của trẻ gắn liền với cảm xúc, ý muốn chủ quan nên trẻ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy thích thú và say mê thực hiện ý tưởng sáng tạo của mình. Ngoài ra, giờ vẽ còn hình thành ở trẻ những kỹ năng như: Tư thế ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút … , đó là những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ bước vào lớp 1.
Không những thế với mỗi trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh trẻ, vì thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh, trẻ mầm non ham thích hoạt động tạo hình, với trẻ tạo hình giống như cơm ăn nước uống hàng ngày của trẻ… Với đặc điểm tâm sinh lý như vậy nên năng khiếu thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy việc giáo dục thẩm mĩ tạo hình cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai.
Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là một phương tiện phát triển thẩm mĩ cho trẻ rất hữu hiệu. Vì vậy trong những năm qua phòng giáo dục, các trường mầm non đã quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên đề. Xong việc thực hiện chuyên đề của bản thân vẫn còn hạn chế dẫn đến kết quả đạt được của trẻ còn thấp như trẻ không hứng thú với hoạt động tạo hình, sản phẩm tạo ra còn ít, chưa thể hiện được sự sáng tạo của trẻ. Ngoài ra thì đối với trẻ 5-6 tuổi, đây là giai đoạn cuối của trẻ mẫu giáo, các kĩ năng vẽ của trẻ đã tương đối thành thục, nhưng bên cạnh đó cũng vẫn còn một số trẻ kỹ năng vẽ chưa tốt, đôi khi bài dạy giáo cụ chưa đạt yêu cầu, đồ dùng và các phương tiện hoạt động cho cô và trẻ ở từng chủ đề còn đơn giản và chưa khoa học nên đôi khi chưa thu hút được sự hứng thú của trẻ vào hoạt động.
Từ những vấn đề đó, bản thân tôi là giáo viên trực tiếp đứng lớp 5-6 tuổi, tôi muốn đúc rút cho mình những kinh nghiệm thực tế, phải làm thế nào phát triển thẩm mĩ cho trẻ một cách tốt và có phương pháp truyền thụ kiến thức tốt nhất để trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình nói chung và thể loại vẽ nói riêng. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình thể loại vẽ ở trường mầm non Triệu Lộc.”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình thể loại vẽ, trường mầm non Triệu Lộc, năm học …………
Tạo cho trẻ có nền tảng vững chắc để bước vào lớp 1.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu 35 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A trường mầm non Triệu Lộc “Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình thể loại vẽ ở trường mầm non Triệu Lộc.”
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được kết quả nghiên cứu thành công tôi đã sử dụng các phương pháp như:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc và phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát thực tế trước và sau khi sử dụng biện pháp nghiên cứu.
– Phương pháp thống kê xử lí số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý phân tích kết quả khảo sát và thực nghiệm sản phẩm.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
Hiểu rõ tầm quan trọng của việc dạy và học là vô cùng quan trọng, vậy nên Bộ giáo dục và đào tạo đã ra chỉ thị số: 40/2008/CT-BGD và ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường học, trên cơ sở tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
Để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao và nâng cao chất lượng phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non nói chung, phát triển thẩm mĩ nói riêng là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng để phát huy năng khiếu, sự năng động sáng tạo của trẻ một cách tự nhiên. Trong chương trình giáo dục mầm non các hoạt động của trẻ được xây dựng phù hợp với từng độ tuổi, trong đó hoạt động tạo hình luôn hấp dẫn đối với trẻ lứa tuổi mầm non, giúp trẻ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về Đức – Trí – Thể – Mỹ và lao động phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng phong phú. Thông qua tạo hình trẻ được thử sức thả mình vào trong việc thể hiện sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình thành một tác phẩm nghệ thuật. Ngoài ra, giờ vẽ còn hình thành ở trẻ những kỹ năng như: Tư thế ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút.., những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ bước vào lớp 1. Nhằm thực nhiệm vụ giáo dục trẻ đáp ứng với yêu cầu đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mặt khác theo chương trình Giáo dục mầm non (Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo) cũng đã nêu rõ: Đối với mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “ học mà chơi, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực một cách vui vẻ.
Hoạt động tạo hình của trẻ được coi là hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật nhưng chưa thực thụ. Bởi quá trình hoạt động và sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ thể hiện các đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành. Mối quan tâm chính của trẻ là tập trung vào sự thể hiện biểu cảm chứ chưa phải là hình thức nghệ thuật thực sự của tác phẩm.
Với trẻ 5 – 6 tuổi đặc điểm vẽ của trẻ là vốn biểu tượng đã phong phú hơn, các vận động của tay đã vững vàng hơn và có sự kết hợp kiểm tra bằng mắt. Trẻ bước đầu hành động có mục đích hình vẽ của trẻ đã cụ thể hơn, biết
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]