SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” lứa tuổi 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4115 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1386 |
Lượt tải: | 11 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” lứa tuổi 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phù hợp nội dung chủ đề nhằm nâng cao chất lượng phát triển giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi 5 – 6 tuổi
3.2. Biện pháp 2: Tăng cường trang thiết bị, đồ dùng vận động và tạo môi trường vận động phong phú, hấp dẫn nhằm giáo dục thể chất cho trẻ
3.3. Biện pháp 3: Phát huy tính chủ động, tích cực, mạnh dạn, tự tin nhằm rèn luyện, củng cố kỹ năng vận động thể chất cho trẻ trong giờ hoạt động học
3.4. Biện pháp 4: Biện pháp rèn luyện các kỹ năng vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ thông qua các trò chơi vận động
3.5. Biện pháp 5: Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục thể chất mọi lúc mọi nơi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ
3.6. Biện pháp 6: Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng phát triển giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi 5 – 6 tuổi
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài:
Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy đất nước phát triển toàn diện về mọi mặt, trong sự thay đổi đi lên hiện nay của đất nước nói chung, trong đó có sự đổi mới của giáo dục Mầm non nói riêng.
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ [1]. Chúng ta có thể khẳng định rằng: “Một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng”. Do vậy, giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Mầm non đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Trong cuộc sống của mỗi con người thì mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày đều là hoạt động vô cùng quan trọng giúp con người hoàn thiện nhân cách. Song việc nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” thông qua hoạt động phát triển thể chất cho trẻ, giúp tăng cường sức khỏe, rèn luyện các tố chất, kỹ năng, kỹ xảo vận động là hoạt động hữu ích nhất, đồng thời không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ trong trường Mầm non.
Giáo dục thể chất cho trẻ Mầm non là một hoạt động mang ý nghĩa tinh thần và cũng là một biện pháp phòng và chữa bệnh tăng để cường rèn luyện sức khỏe đồng thời cũng là yếu tố cần thiết làm cho trẻ có tâm thế sảng khoái, tinh thần vui vẻ, phấn chấn giúp trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn.
Trên thực tế là một giáo viên phụ trách lớp Mẫu giáo 5 – 6 tuổi C, tôi nhận thấy, trường mầm non Thị trấn 2 nơi tôi giảng dạy thì việc nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” thông qua hoạt động phát triển thể chất cho trẻ chưa được phát huy, trẻ còn thụ động, tính tích cực của trẻ còn hạn chế. Các trò chơi, trò diễn với hình thức vận động dưới dạng trò chơi mang bản sắc dân tộc giáo viên còn chưa chú trọng, chưa phát huy được giá trị của nó để tổ chức cho trẻ. Thực chất giáo viên chưa chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa, nhiệm vụ mà giáo viên đề ra để tích cực vượt qua khó khăn qua các hoạt động thể chất cho trẻ. Trẻ thường hay thụ động, không tự tin mạnh dạn, một số trẻ tích cực chơi nhưng chưa có sức bền, nhanh bị mệt và đuối sức. Bên cạnh đó việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ của giáo viên còn nhiều hạn chế. Việc tăng cường vận động cho trẻ lại chưa được chú ý. Việc xây dựng môi trường vận động cho trẻ còn đơn điệu, sơ sài, gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến trẻ trẻ bị “đói vận động, khát vui chơi” đây là điều mà tôi luôn suy nghĩ hướng tới mục tiêu cần đạt để phát triển thể chất cho trẻ.
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan của giáo dục thể chất thì việc nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” thông qua hoạt động phát triển thể chất cho trẻ là một hoạt động cần thiết và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Để hoạt động giáo dục thể chất và hướng tới chất lượng cao nhất bản thân tôi đặt giả thuyết đó là sự cần thiết của hoạt động thể chất được xem như là món ăn tinh thần. Chính điều đó bản thân tôi luôn đặt ra các yêu cầu cơ bản đó là: Nội dung giáo dục thể chất cần xây dựng ra sao? Thực hiện như thế nào để có kết quả? Để vận dụng các biện pháp: “Trẻ là trung tâm” trong các hoạt động giáo dục thể chất…Chính vì điều này, bản thân tôi luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm là một giáo viên tôi cần phải quan tâm, nghiên cứu để giúp cho hoạt động thể chất của trẻ Mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi C tại trường Mầm non Thị Trấn 2, Thị Trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, Tỉnh Thanh hóa nói riêng. Qua đề tài: “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” lứa tuổi 5 – 6 tuổi C, tại trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc”
- Mục đích nghiên cứu:
Tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” lứa tuổi 5 – 6 tuổi C, tại trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc” với mục đích:
– Đưa ra những biện pháp hay giúp nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần cho trẻ
– Hình thành cho trẻ các kỹ năng, kỹ xảo vận động, rèn luyện các tố chất vận động: nhanh, mạnh, khéo, bền và phát triển tốt về thể lực cho trẻ.
– Chia sẻ với bạn bề đồng nghiệp những kinh nghiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” thông qua hoạt động phát triển thể chất
- Đối tượng nghiên cứu:
“Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” lứa tuổi 5 – 6 tuổi C, tại trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc”
Sẽ nghiên cứu và đưa ra các biện pháp giúp trẻ phát triển thể chất một cách tối ưu cho trẻ 5 – 6 tuổi C Trường mầm non Thị trấn 2
- Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập và sử lý thông tin.
– Phương pháp thống kê.
– Nhóm phương pháp quan sát.
– Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận
Có thể khẳng định: Việc phát triển thể chất cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” lứa tuổi 5 – 6 tuổi cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong trường Mầm non. Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Cái quý nhất của con người là sức khỏe. Các em chịu khó tập thể dục là giữ gìn cái quý báu nhất của con người”[2]. Đúng vậy, cuộc sống ngày nay việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Trẻ em những năm đầu của cuộc đời còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc của người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần. Giáo dục thể chất là hoạt động quan trọng và toàn diện. Hơn nữa giáo dục thể chất (GDTC) là trung tâm của mọi hoạt động hay nói cách khác “Trẻ phải là trung tâm” thì ý nghĩa của nó càng quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn, tạo cơ hội cho trẻ chủ vận động thì có thể gây nên những thiếu sót trong quá trình hình thành phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được.
Theo Jean Piaget: “Trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức của mình thông qua sự tương tác qua lại tích cực với cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội” [3]. Giáo dục thể chất là hoạt động cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sự giao tiếp tích cực của trẻ, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống và các vật liệu trong môi trường để khuyến khích trẻ hoạt động. Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa cô và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớn để tạo môi trường trẻ là trung tâm, trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ.
Với vai trò quan trọng của giáo dục phát triển thể chất cho trẻ Mầm non những năm gần đây ngành giáo dục Mầm non đã đưa vào thực hiện chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]