SKKN Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4160 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1289 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
* Giải pháp 1: Nghiên cứu tài liệu để nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi
* Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển vận động đảm bảo tính khoa học và vừa sức đối với trẻ
– Giải pháp 3: Phát triển vận động trong hoạt động giáo dục hàng ngày cho trẻ
* Giải pháp 4: Chú ý đến trẻ cá biệt
* Giải pháp 5: Sưu tầm và hướng dẫn trẻ chơi trò chơi dân gian.
* Giải pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ
Mô tả sản phẩm
Mục lục
STT | NỘI DUNG | TRANG |
1 |
– Trang phụ bìa
– Mục lục Mở đầu: – Lý do chọn đề tài – Mục đích nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu – Phương pháp nghiên cứu |
|
2
2.1. 2.2. 2.3. 2.4. |
– Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
– Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm – Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. – Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề * Giải pháp 1: Nghiên cứu tài liệu để nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi * Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển vận động đảm bảo tính khoa học và vừa sức đối với trẻ. – Giải pháp 3: Phát triển vận động trong hoạt động giáo dục hàng ngày cho trẻ * Giải pháp 4: Chú ý đến trẻ cá biệt * Giải pháp 5: Sưu tầm và hướng dẫn trẻ chơi trò chơi dân gian. * Giải pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường |
|
3 | Kết luận, kiến nghị
– Kết luận – kiến nghị |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Người xưa có câu “ Có sức khỏe thì có tất cả
Không sức khỏe thì không có gì”
Đúng như vậy câu nói đó rất có ý nghĩa trong cuộc sống của tất cả chúng ta, Có sức khỏe thì làm việc gì cũng không ngại và có hiệu quả. còn đối với trẻ có khỏe mạnh trẻ mới chơi ngoan, học tập và tiếp thu kiến thức tốt và phát triển toàn diện. Nhưng trên thực tế và kinh nghiệm giảng dạy của mình ở trường mầm non Xuân Vinh bản thân tôi thấy việc phát triển vận động vẫn chưa thực sự được chú trọng. Tôi vẫn băn khoăn tại sao các hoạt động học khác như: Âm nhac, Văn học, Tạo hình.. thì trẻ rất hứng thú còn giờ học Thể dục trẻ không hứng thú để học, trẻ chưa thật sự biết kiên nhẫn để chờ đến lượt mình để thực hiện bài tập nên giờ tổ chức hoạt động học có chủ đích: Thể dục mà bản thân tôi tổ chức cho trẻ chưa đạt hiệu quả cao. Dẫn đến trẻ chưa có sức bền trong các hoạt động :
Tham gia hoạt động học liên tục trẻ mệt mỏi và tỏ ra không hứng thú. Đặc biệt trẻ không nhanh nhẹn khéo léo trong các bài tập tổng hợp. Khi chơi trò chơi dân gian chưa có đủ sức khỏe, sức bền để chiến thắng đội bạn.
Bên cạnh đó việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ chưa tốt nên dẫn đến trẻ chưa phát triển toàn diện đặc biệt là mặt thể chất, các cháu nhỏ hơn, yếu hơn các bạn cùng tuổi ở các trường bạn. Từ đó dẫn đến kết quả học tập của trẻ chưa cao, còn nhiều trẻ thấp còi. Điều đó đã nhắc nhở tôi muốn dành cho các cháu có một sức khỏe tốt phát triển cân đối về chiều cao và cân nặng thì mỗi giáo viên cần phải làm gì để giúp trẻ phát triển toàn diện, trẻ có khỏe mạnh thì mới thông minh đó là điều mà các cô giáo và cha mẹ học sinh mong muốn. Phát triển vận động còn tăng cường sức khỏe cho trẻ đồng thời cung cấp những kiến thức giáo dục nhằm phát triển một cơ thể cân đối hài hòa và phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ chuẩn bị tâm thế tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1 trường tiểu học. Đồng thời trên thực tế trường tôi chưa có ai thực sự có kinh nghiệm cho việc làm tốt công tác giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
Là giáo viên mầm non tôi nhận thấy bản thân mình có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ, giáo viên phải có phương pháp như thế nào để cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ theo từng giai đoạn trong độ tuổi để dạy trẻ cho phù hợp.
Từ đó tôi đã suy nghĩ để tìm ra: “Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Xuân Vinh”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo Thanh hóa, phòng Giáo dục và Đào tạo Thọ Xuân về việc thực hiện chuyên đề phát triển vận động nhằm rèn luyện phát triển thể lực, tăng cường khả năng vận động cho trẻ. Thực hiện nhiệm vụ năm học ………. của trường, chính vì vậy nhà trường rất quan tâm xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng cho hoạt động phát triển vận động của tất cả các độ tuổi trong nhà trường.
Trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục phát triển vận động ở lớp mẫu giáo 5 tuổi đóng vai trò rất quan trọng để giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối về thể lực cũng như về chiều cao và cân nặng của trẻ. Trong quá trình cho trẻ tập luyện các bài tập phát triển các cơ vận động thì giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức cho trẻ trải nghiệm thực hành tập các động tác đúng kỹ thuật của bài tập.
Ở chương trình khung đặt ra yêu cầu nội dung giáo dục của từng độ tuổi và đưa ra kết quả mong đợi cuối độ tuổi. Để đạt được kết quả mong đợi cuối độ tuổi, đặc biệt là trẻ 5 tuổi có các bài tập đánh giá chỉ số nên giáo viên phải chủ động lựa chọn bài dạy cho phù hợp với nội dung và yêu cầu cần đạt của trẻ.
Song trên thực tế giáo viên chúng tôi còn gặp khó khăn khi thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động, việc lựa chọn bài dạy vận động chúng tôi hay vấp phải lỗi như các bài tập hay trùng nhóm cơ, giáo viên cung cấp kiến thức cũng như kỹ thuật động tác chưa chính xác, chưa biết cách sửa sai cho trẻ, sửa sai còn lúng túng, nề nếp học tập của trẻ chưa ngoan, kỹ năng động tác không dứt khoát, khẩu hiệu của cô chưa rõ ràng, trẻ chưa mạnh dạn thể hiện, tổ chức trò chơi vận động chưa sáng tạo và trò chơi chưa mang tính chất củng cố và ôn vận động cơ bản. Hình thức tổ chức các hoạt động thể dục còn mang tính gò bó chưa linh hoạt, giáo viên chưa biết cách dẫn dắt chuyển tiếp sáng tạo trong các bước lên lớp. Sự phối hợp bao quát lớp giữa các giáo viên chưa hiệu quả dẫn đến kết quả của các giờ dạy chưa cao.
Với trẻ mẫu giáo lớn thì cơ thể của trẻ đang phát triển nếu không có biện pháp giáo dục hay chọn nội dung phù hợp sẽ không tạo cơ hội cho trẻ tham gia rèn luyện thể chất dẫn đến thể lực của trẻ sẽ phát triển không đồng đều. Vì thế giáo dục phát triển vận động là nhiệm vụ quan trọng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục phát triển vận động khỏe mạnh là rất quan trọng giúp hệ thần kinh, các giác quan của trẻ sẽ nhanh nhạy hơn và có tác dụng nâng cao năng lực, sức khỏe cũng như về nhận thức tinh thần của trẻ.
Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và đặc điểm của trẻ 5 tuổi nói riêng hoạt động giáo dục phát triển vận động là giúp trẻ có thể lực tốt, biết tập những bài tập vận động cơ bản nhằm phát triển một cơ thể khỏe mạnh thông qua những bài vận động thô, vận động tinh một cách dẻo dai có bài bản để giúp trẻ hoạt động sinh hoạt trong hàng ngày mà không phải bỡ ngỡ. Đó cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp trẻ tập luyện để nâng cao thể chất phòng bệnh béo phì giảm tỷ lệ bệnh còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ trong độ tuổi.
Lựa chon đề tài này nhằm giúp cho trẻ lớp tôi nói riêng và trẻ mầm non của trường Xuân Vinh nói chung nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ. Góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Với đề tài này tôi sẽ nghiên cứu về đặc điểm phát triển vận động của trẻ 5 – 6 tuổi, nghiên cứu thực tế việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Xuân Vinh từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Đề tài này được thực hiện với một số phương pháp sau đây:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]