SKKN Một số biện pháp phát triển “ý tưởng sáng tạo” cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
- Mã tài liệu: BC4057 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1480 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Ngô Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thạch Anh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Ngô Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thạch Anh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phát triển “ý tưởng sáng tạo” cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình” triển khai các biện pháp như sau:
* Biện pháp 1: Tạo môi trường nề nếp học tập cho trẻ.
* Biện pháp 2: Lựa chọn và sử dụng các phế liệu sẵn có ở địa phương mình hoạt động để tạo
ra sản phẩm nghệ thuật tạo hình.
* Biện pháp 3: Linh hoạt sang tạo các hình thức để cung cấp kiến thức gây xúc cảm, tình cảm
cho trẻ.
* Biện pháp 4: Phát triển “ý tưởng sáng tạo” và phát huy tính tích cực chủ động của trẻ trong
hoạt động nghệ thuật tạo hình.
* Biện pháp 5: Tích hợp các hoạt động khác và lồng ghép chuyên đề vào tiết dạy.
* Biện pháp 6: Đổi mới hình thức đánh giá sản phẩm tạo hình.
* Biện pháp 7: Phát triển và củng cố kỹ năng tạo hình cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
* Biện pháp 8: Công tác phối kết hợp với phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta cũng đã biết trẻ em khi mới sinh ra tuy có hình hài của một con người nhưng còn non nớt như một sinh vật nhỏ bé cần phải được sống trong xã hội loài người, được người đời chăm sóc, bảo vệ và giáo dục. Trẻ nhận được sự giáo dục, được trực tiếp hoạt động và giao lưu kiểu người trong xã hội loài người mới thành người trưởng thành, nhân cách mới được phát triển và hoàn thiện.
Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thì tạo hình giữ một vị trí quan trọng trong các hoạt động học, nó là một hoạt động nhận thức mang tính sáng tạo trong đó nó phản ánh hiện thực cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Mục đích của hoạt động này là phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, bồi dưỡng khả năng quan sát, ghi nhớ giúp trẻ nâng cao thêm nhận thức và tình cảm đối với cái đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc sống. Khi trẻ được hoạt động tạo hình sẽ giúp trẻ tích lũy được vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ tích lũy được những kiến thức, kỹ năng giúp trẻ được phát triển toàn diện về các mặt: Đức – Trí – Thể – Mĩ.
Hoạt động tạo hình hay còn gọi là những hoạt động nhằm tạo ra cái đẹp cho cuộc sống và nghệ thuật. Hoạt động tạo hình ở trong trường mầm non gồm có vẽ, nặn, cắt dán, xé dán…nhằm phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo cung cấp cho trẻ những kỹ năng tạo hình đơn giản, giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình về cái đẹp của thế giới xung quanh qua các hình thức tạo hình, đồng thời qua đó bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ của trẻ, hình thành ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ.
Mặt khác, hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính sáng tạo. Trẻ mong muốn được tái hiện lại hiện thực khách quan theo cách nghĩ, cách nhìn, cách cảm và theo khả năng của mình đó là nghệ thuật của trẻ. Nói đến nghệ thuật là nói đến đối tượng xúc cảm và hứng thú đối với đối tượng cần thể hiện, hơn nữa tư duy của trẻ chỉ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy hài lòng, trẻ sẽ hứng thú và say mê thực hiện cảm xúc của mình. Tuy nhiên trẻ ở lứa tuổi này chưa xác định được phương thức hoạt động mà còn phụ thuộc hoàn toàn vào cô giáo, cho nên đòi hỏi cô giáo mầm non phải nắm vững kiến thức kỹ năng, có cảm thụ về nghệ thuật để lôi cuốn trẻ vào hoạt động. Hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi trẻ, mà đưa ra các phương pháp tổ chức phù hợp để phát huy tính chủ động, khả năng sáng tạo của trẻ.
Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động tạo hình có một vị trí rất quan trọng, đây là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về thể lực, đạo đức, lao động đặc biệt là khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng những cảm xúc thẩm mĩ và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo.
Từ những lý do trên tôi thấy nhiệm vụ của người giáo viên khi hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình đó là tạo môi trường cho trẻ hứng thú thật sự đối với đối tượng tạo hình thông qua đó trẻ sẽ có nhiều “ý tưởng sáng tạo” làm nền tảng để phát triển một cách toàn diện trước khi trẻ bước tiếp vào các lớp học tiếp theo. Chính vì thế mà tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển “ý tưởng sáng tạo” cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình trường mầm non Đồng Lộc” nhằm tìm ra những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực trong hoạt động tạo hình nhằm kích thích phát triển ở trẻ khiếu thẩm mĩ nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển thẩm mĩ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
- 2. Mục đích nghiên cứu:
Đề ra một số biện pháp cho trẻ 5 – 6 tuổi phát triển “ý tưởng sáng tạo” thông qua hoạt động tạo hình.
- 3. Đối tượng nghiên cứu:
27 cháu 5 – 6 tuổi trường mầm non Đồng Lộc, năm học ………
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp đàm thoại
– Phương pháp làm mẫu
– Phương pháp trực quan
– Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích
– Phương pháp thực hành nghệ thuật
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
Việc chăm sóc, giáo dục, đào tạo, thế hệ trẻ là trách nhiệm của mọi nhà, mọi người và toàn xã hội, trẻ đến trường mầm non được chăm sóc giáo dục theo khoa học phù hợp với sự phát triển thể chất, nhận thức của trẻ. Trẻ được tham gia vào các hoạt động để khám phá tìm tòi về thế giới xung quanh, phát triển trí thông minh, năng lực hoạt động trí tuệ, nhận thức thế giới xung quanh một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn, từ đó trẻ biết yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp.
Con người sinh ra không phải ai cũng đã có sẵn trong mình những năng khiếu thẫm mĩ, cũng không phải ai cũng có sẵn những tài năng bên mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thì từ đó những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Trẻ mầm non ham thích được hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng các nguyên vật liệu theo ý của trẻ để tạo ra một sản phẩm mà trẻ thích, chính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi và tưởng tượng ra những gì trẻ thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
Đối với trẻ 5-6 tuổi, ở giai đoạn này vốn kinh nghiệm của trẻ đã phong phú hơn, các biểu tượng được hình thành khá đầy đủ, về hình dáng, cấu trúc và đặc điểm riêng biệt, tư duy của trẻ phát triển mạnh, tư duy trực quan cụ thể, tư duy trực quan hình tượng và tư duy trực quan trừu tượng đang được hình thành và phát triển. Hoạt động Tạo hình là một dạng hoạt động nghệ thuật nhằm giúp trẻ nhận biết và phản ánh thế giới xung quanh thông qua những hình tượng nghệ thuật nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhằm thỏa mãn nhu cầu, ý thích và phù hợp với khả năng của trẻ. Hoạt động này là một dạng hoạt động có sản phẩm đặc trưng của trẻ mầm non. Có bốn dạng hoạt động cơ bản sau: Vẽ, Nặn, Cắt – xé – dán – Lắp ghép xây dựng. Trẻ 5 – 6 tuổi đã bước đầu biết sắp xếp các hình tượng trong mối quan hệ giữa chúng, trẻ thích các màu tươi, màu đậm, nhưng ít phụ thuộc vào màu sắc tự nhiên trẻ sử dụng màu theo ý thích và cảm xúc. Trẻ có khả năng phân biệt và sử dụng được nhiều màu, với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy việc giáo dục thẩm mĩ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm mầm những tài năng nghệ thuật cho tương lai. Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là một phương tiện phát triển thẩm mĩ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp.
Việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức mang tính sáng tạo, là một hoạt động phong phú đa dạng, hấp dẫn, nó phản ánh hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật. Do đó trẻ không chỉ khám phá mà còn sáng tạo bằng các đường nét, hình khối để tạo ra sản phẩm nghệ thuật của mình.
Hoạt động tạo hình góp phần góp phần quan trọng trong gáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non đặc bệt là đối với trẻ 5-6 tuổi, thông qua hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng những cảm xúc thẩm mĩ. Những vẻ đẹp đa dạng của hình dáng, sự phong phú về màu sắc của đồ vật, thiên nhiên và sự lặp đi lặp lại của các yếu tố tạo hình như sự cân đối đa dạng về cấu trúc hình dạng về tính truyền cảm của đường nét …đã thu hút hứng thú và gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ ở trẻ được nảy sinh và trở lên sâu sắc cùng với sự phát triển của cảm giác và sự phong phú của các biểu tượng, trẻ
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]