SKKN Một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh Lớp 2

Giá:
50.000 đ
Môn: Tiếng việt
Lớp: 2
Bộ sách:
Lượt xem: 607
Lượt tải: 10
Số trang: 23
Tác giả: Lê Thị Thanh
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
Năm viết: 2020-2021
Số trang: 23
Tác giả: Lê Thị Thanh
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương
Năm viết: 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh Lớp 2” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

Thứ nhất: người giáo viên cần nắm vững mẫu chữ viết trong trường Tiểu học
Thứ hai: Cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp để luyện viết chữ cho học sinh
1. Phương pháp trực quan
2. Phương pháp đàm thoại gợi mở
3. Phương pháp luyện tập

Mô tả sản phẩm

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO
HỌC SINH LỚP 2A Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống con người luôn có nhu cầu giao lưu về tình cảm với nhau, nhằm truyền đạt những khái niệm, tri thức, … cho nhau, chính vì vậy mà ngôn ngữ xuất hiện.
Cùng với ngôn ngữ người ta dùng cử chỉ, điệu bộ, hình vẽ, … để phụ giúp cho ngôn ngữ trong việc biểu lộ cảm xúc, truyền đạt thông tin cho nhau và cuối cùng là chữ viết đã xuất hiện. Đó là bước ngoặt trong lịch sử văn minh của loài người. Chữ viết trở thành một công cụ vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hoá, văn minh của từng dân tộc. Nhờ có chữ viết mà thông tin của con người được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Con người không phải từ khi cắp sách đến trường đã biết viết chữ mà phải trải qua một quá trình rèn luyện rất kiên trì. Từ xa xưa đã có tấm gương rèn luyện của ông Cao Bá Quát, một người nổi tiếng “văn hay chữ tốt” ở ngoại thành Hà Nội. Từ một người viết xấu đến mức không ai đọc được, nhưng nhờ có lòng kiên trì luyện tập mà ông trở thành một người có tài viết đủ các loại chữ, mà chữ nào cũng đẹp, cũng rõ ràng.
Chữ viết là một phương tiện giao tiếp giữa con người với con người, bên cạnh ngôn ngữ nói, muốn cho mọi người đọc được chữ viết của mình, người viết phải viết đúng, rõ ràng, đẹp. Nếu viết sai, viết ngoáy, viết chữ quá xấu sẽ gây khó khăn cho người đọc hoặc chính bản thân mình cũng không đọc được chữ mình viết.
Chính vì chữ viết quan trọng như vậy mà trong nhà trường nhất là bậc Tiểu học, học sinh phải được học tập viết, chính tả,… nhằm rèn luyện kỹ năng viết chữ ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường.
“Nét chữ nết người ”. Chữ viết là một công cụ giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống. Không những thế chữ viết còn thể hiện tính cách con người. Vì vậy dạy học sinh viết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt.
Trong những năm học qua, việc ban hành mẫu chữ mới với kiểu chữ truyền thống được dạy ở Tiểu học đã nhận được sự ủng hộ  đồng tình của giáo viên, học sinh và phụ huynh. Ngay từ đầu cấp Tiểu học: Lớp 1, lớp 2,… phong trào luyện chữ viết lan rộng ở khắp các nhà trường. Nét chữ truyền thống thể hiện bản sắc văn hoá Việt Nam. Tuy nhiên việc thay đổi mẫu chữ từ cải cách sang mẫu chữ hiện hành làm cho giáo viên không khỏi lúng túng. Việc dạy tập viết sao cho đúng quy trình, đúng phương pháp, có hiệu quả để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có sự tìm tòi, nghiên cứu và khổ luyện sao cho chữ viết của cô đúng là mẫu của trò. Nhất là đối với các em học sinh lớp 2 vừa  từ lớp 1 lên, các em mới bước đầu làm quen với cách viết chữ nhỏ, kỹ năng viết chữ của các em còn nhiều hạn chế. Ở lớp 2, nếu giáo viên biết cách rèn chữ viết cho các em một cách bài bản, đúng yêu cầu đòi hỏi phải có phương pháp tốt. Chính vì vậy tôi quyết định chọn viết đề tài:
“Một biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2A trường TH Võ Thị Sáu”
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Về phía giáo viên:
Tìm hiểu nội dung, biện pháp dạy phân môn Tập viết và một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 nhằm giúp giáo viên nắm chắc chương trình, mẫu chữ viết và sử dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp, làm cho chất lượng chữ viết của học sinh được nâng cao.
2.2. Về phía học sinh:
Các em có kỹ năng viết đúng, viết đẹp từ đó gây nên cho học sinh lòng say mê học môn tập viết.
Giáo dục cho HS tình yêu chữ viết tiếng Việt, hứng thú say mê viết chữ đẹp.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 2A trường Tiểu học Võ Thị Sáu – Thị xã Buôn Hồ – Tỉnh Đắk Lắk. Học kỳ I, năm học ………
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a. Về không gian:
Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2A trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
b. Về thời gian:
Đề tài này được áp dụng trong học kỳ I, năm học ……..qua từng giai đoạn cụ thể:
– Giai đoạn I:  Từ đầu năm – Giữa học kì I : Chọn đăng ký đề tài, sưu tầm tài liệu, điều tra thực tế lớp 2A, tổ khối lớp 2.
– Giai đoạn II: Giữa học kì I – Cuối học kì I: Lập đề cương, đưa ra giải pháp vận dụng vào thực tế, chỉnh sửa bản nháp.
– Giai đoạn III: Cuối học kì I : Thống kê, so sánh, đối chiếu kết quả, hoàn chỉnh đề tài.
Tiếp tục vận dụng đề tài.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này tôi sử dụng phối kết hợp các nhóm phương pháp dạy học như sau:
– Phương pháp trực quan.
– Phương pháp phân tích tổng hợp.
– Phương pháp hỏi đáp.
– Phương pháp luyện tập thực hành.
– Phương pháp sử dụng trò chơi học tập.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trên cơ sở học sinh biết viết các chữ hoa theo đúng quy định về hình dáng, kích cỡ (vừa và nhỏ), thao tác viết (đưa bút) theo đúng quy trình viết. Biết viết các cụm từ ứng dụng của từng bài. Từ đó hình thành cho các em kỹ năng viết chữ, rèn luyện tính chăm chỉ, cẩn thận, khéo léo, ham hiểu biết và hứng thú viết chữ đẹp.
Lớp 2 là lớp học sinh đầu cấp Tiểu học, khả năng viết chữ của học sinh còn hạn chế. Ở lớp 1 các em mới được làm quen với cách viết chữ thường cỡ vừa và nhỏ. Lên lớp 2, các em sẽ được làm quen với cách viết chữ hoa cỡ vừa và nhỏ, các cụm từ, câu thơ ứng dụng,  kiểu viết chữ nghiêng cỡ nhỏ, kiểu viết chữ đứng cỡ vừa và nhỏ kĩ hơn, sâu sắc hơn để dần hình thành kỹ năng viết chữ đẹp làm nền móng cho các lớp trên.
2. THỰC TRẠNG
Đối với học sinh
– Học sinh viết sai phân môn tập viết chủ yếu do các em bị mất căn bản từ lớp dưới, chưa nắm vững cách viết chữ đứng, cách viết chữ nghiêng, không phân biệt rõ đọ rộng, độ cao của các con chữ, chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà, chưa chú ý khi viết chính tả.
Qua thống kê các loại lỗi, học sinh thường mắc phải các loại lỗi sau:
– Lỗi do không hiểu cách viết độ rộng độ cao con chữ, khoảng cách con chữ.
Mỗi tiết học trong phân môn tập viết ở chương trình tiểu học có hai phần đó là phần viết chữ đứng và phần viết chữ nghiêng. Phần chữ đứng các em viết ở lớp , phần chữ nghiêng các em viết ở nhà. Vì vậy phần viết nghiêng các em viết chưa tốt.
Một bộ phận không nhỏ học sinh viết chữ chưa đúng mẫu các chữ cái để ghi âm, vần, tiếng, không đúng cỡ chữ (độ cao, độ rộng) ghi dấu thanh không đúng vị trí.
VD:
+ Học sinh thường viết sai mẫu chữ, nhất là những chữ dễ lẫn như: n với u; ô với â; s với r; tr với th; k với h …
+ Dấu thanh ghi không đúng vị trí ví dụ như: thừơng, phựơng, ngòai, qủa…Một số học sinh chưa nắm chắc quy tắc chính tả nên còn viết sai chính tả: ge, nge, ci …
Phần lớn học sinh viết chữ chưa đẹp (chưa có tính thẩm mĩ) các nét chữ, con chữ chưa đều, sự kết hợp các con chữ chưa hài hoà, mềm mại, chữ viết nghiêng ngả một cách tuỳ tiện. Một số học sinh chưa biết cách trình bày một bài viết sao cho cân đối lại khoảng cách các vần, các từ.
Đôi tay của học sinh Tiểu học ở giai đoạn đang phát triển, nhiều chỗ còn là sụn nên cử động của các ngón tay vụng về, yếu, chóng mỏi. Khi cầm bút các em có tâm lý sợ rơi, cầm bút chặt, các cơ tay căng khó di chuyển, dường như các em viết toàn thân chứ không phải viết bằng tay, khi viết mím môi, mím lợi, tròn mắt. học sinh viết rất khó khăn, viết chậm và một bộ phận không nhỏ học sinh viết chữ chưa đúng mẫu các chữ cái để ghi âm, vần, tiếng, không đúng cỡ chữ (độ cao, độ rộng, khoảng cách giữa các con chữ và giữa các chữ thường quá hẹp hoặc quá rộng).
Một nguyên nhân nữa đó là để hoàn thành khối lượng kiến thức bài học, bài viết ngày càng nhiều, các em phải tăng tốc độ viết trong một giờ học, giờ làm bài nên chữ viết không nắn nót, không đúng quy trình, kích cỡ, khoảng cách giữa các chữ không đều.
Về phía phụ huynh:
– Phụ huynh chưa thật quan tâm đến việc kiểm tra bài vở của con mình.
– Một số phụ huynh phát viết rất xấu,hoặc chưa tìm hiểu kĩ về cách viết của phân môn tập viết.
Những năm trước đây phong trào rèn chữ giữ “Vở sạch – Chữ đẹp” của nhà trường thật sự thua kém rất nhiều so với nhiều trường trong huyện (thị xã). Với cơ sở vật chất còn nghèo n
Dạy tập viết của giáo viên:
Qua các tiết dự giờ tham khảo, hầu hết các tiết dạy tập viết chưa được giáo viên đầu tư cao mà chủ yếu dựa vào sách giáo khoa và sách giáo viên là chính.
Một số giáo viên chưa chú ý đến đặc điểm phương ngữ vùng miền đang ở, không xác định rõ các lỗi  khi viết tập viết  cơ bản của học sinh trong lớp nên việc rèn tập viết  không đi vào trọng điểm, giáo viên ít củng cố và khắc sâu cho học sinh nắm các quy tắc, mẹo luật tập viết qua bài viết. Hơn nữa việc phát âm  và viết mẫu của giáo viên chưa được chuẩn dẫn đến hạn chế về học và viết tập viết của học sinh.
Bên cạnh đó còn tồn tại một thực trạng phổ biến hiện nay là: Nhiều giáo viên chưa nghiên cứu kĩ về cách viết  mẫu cho bản thân mình và cho học sinh trong giờ dạy các môn học khác. Không chịu khó viết mẫu trước, không theo kích thước của các con chữ. Hầu hết giáo viên  đến lớp viết  lên bảng không theo dòng kẻ,kích thước con chữ do vậy học sinh hay viết không đúng  mẫu.
Ta vẫn biết rằng việc viết mẫu  không đúng chuẩn cũng ảnh hưởng rất lớn đến viết tập viết đúng của học sinh.
Trong điều kiện hiện nay các em học sinh còn sử dụng nhiều loại bút để viết chữ, ánh sáng phòng học, bàn ghế của học sinh chưa được phù hợp, đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc viết chữ và sức khoẻ của học sinh. Ngoài ra còn một số yếu tố khác như: không có tờ lót tay khi viết để thấm mồ hôi ở tay ra giấy trong mùa hè, mùa thu. Hơn nữa, do một số loại bút to quá cỡ tay cầm bút của học sinh khiến các em khó điều khiển ngòi bút khi viết chữ.
Trường  Tiểu học Võ Thị sáu là một trường vùng 2 phụ huynh đa số gia đình các em  thuần nông ,có đời sống khó khăn nên việc quan tâm đến việc học tập của các em hầu như được khoán trắng cho giáo viên.
Ngoài ra trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng.
Ví dụ: c/ k / ghi bằng c, k, q, âm “gờ” ghi bằng g , gh; âm  “ng” ghi bằng ng,ngh.
Phân môn tập viết có một vị trí rất quan trọng ở bậc tiểu học bởi vì giai đoạn Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng viết tập viết cho học sinh. Tập viết được bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy riêng trong khi bậc trung học cơ sở không có.

 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Ứng dụng phương pháp học thông qua chơi để cải thiện hứng thú học TNXH cho học sinh lớp 2 (CD) (W+PPT)
Lớp 2
Tự nhiên xã hội
4.5/5

200.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)