SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 theo chương trình tiểu học mới VNEN
- Mã tài liệu: BM2017 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 705 |
Lượt tải: | 10 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Mai Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Mai Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 theo chương trình tiểu học mới VNEN” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1.Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh
2.Rèn kĩ năng đọc thầm cho học sinh
3.Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh
4.Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh
Mô tả sản phẩm
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Tiếng Việt là một môn học quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiếng Việt vì nó đảm nhận việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông .
Dạy phân môn Tập đọc trong các trường Tiểu học đang là một vấn đề được các trường, các nhà nghiên cứu và toàn xã hội quan tâm. Biết đọc là có thêm một công cụ mới để học tập, để giao tiếp, để nắm bắt được mọi thông tin diễn ra hàng ngày trong xã hội. Thông qua việc đọc các tác phẩm văn chương, con người không những được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Chính vì vậy, dạy Tập đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học, nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Học sinh đọc tốt, đọc một cách có ý thức sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như có những kỹ năng mà các em sẽ sử dụng suốt đời.
Trong khi đó, ở trường tiểu học việc dạy đọc bên cạnh những thành công, còn nhiều hạn chế, phương pháp rèn đọc chưa được coi trọng. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn. Kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Giáo viên cũng còn lúng túng khi dạy Tập đọc : Cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào ; làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh ; làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn ; làm thế nào để các em hiểu được văn bản được đọc ; làm thế nào để những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em v,v…Đó là những gì trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ Tập đọc.
Từ những suy nghĩ trên bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 theo chương trình tiểu học mới VNEN ” để nâng cao chất lượng dạy học của mình .
II . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tích lũy thêm cho bản thân những kiến thức và kinh nghiệm và tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất, hiệu quả nhất cho phân môn Tập đọc góp phần rèn kĩ năng đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
III . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Học sing lớp 2A trường Tiểu học Đông Cương năm học ……….
IV . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau :
– Phương pháp sưu tầm, nghiên cứu tài liệu : Thường xuyên sưu tầm tra cứu sách báo, tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài.
– Phương pháp quan sát : Thực hiện quan sát trong quá trình học tập trong lớp, ngoài giờ học tập, đặc biệt theo dõi trong những giờ Tập đọc của HS nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin : Tôi xây dựng một hệ thống một số các câu hỏi điều tra học sinh nhằm tìm ra nguyên nhân đọc chưa đúng , chưa hay của học sinh . Tiến hành điều tra qua phiếu liên quan đến việc phân tích đánh giá việc học của học sinh, hay thông qua phỏng vấn trực tiếp. Qua đó nắm bắt được thực trạng.
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu : Tôi sử dụng phương pháp này để thống kê, xử lý các số liệu thu thập được.
PHẦN II : NỘI DUNG
I . CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Phần lớn những tri thức, kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời đều được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cậnvới nguồn thông tin, tri thức của con người. Không biết đọc, con người sẽ không có được những điều kiện giáo dục mà xã hội dành cho họ. không thể hình thành một nhân cách toàn diện, không thể làm chủ trong xã hội hiện đại. Biết đọc con người có thể dễ dàng tiếp thu nền văn minh của nhân loại.
Phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt. Biết đọc sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, hướng các em tới cái thiện, cái đẹp, dạy cho học sinh biết cách suy nghĩ lô gíc, tư duy có hình ảnh.Những hiểu biết về các tác phẩm văn học sẽ góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.
II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ :
1. Thuận lợi
Trường Tiểu học Đông Cương thành phố Thanh Hoá những năm gần đây được xây dựng khang trang, thoáng mát với diện tích khá rộng trên 1.300m2, có đầy đủ các cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo phục vụ cho việc dạy và học. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, thân thiện luôn được sự quan tâm, phối hợp của Ban Giám Hiệu và các Đoàn thể trong nhà trường. Đối với học sinh luôn nhận được sự giúp đỡ trong học tập từ nhiều phía.
Hiện nay, việc thực hiện đổi mới công tác dạy và học theo hướng khoán nội dung chương trình cho phép giáo viên chủ động thời lượng trong từng phân môn, từng bài học ; chủ động điều chỉnh các hoạt động dạy học cho phù hợp với đặc điểm trình độ học sinh của lớp mình, trường mình .
2. Khó khăn:
a. Học sinh:
Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học khả năng tập chung của các em còn kém nên nhiều em còn ngại đọc bài , đọc qua loa không tìm hiểu nội dung các bài đọc.
Đây là một trường vùng ven Thành phố, điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ chủ yếu làm nghề nông, buôn bán nhỏ lẻ, một số gia đình đi làm xa nhà để kiếm sống nên nhiều em có hoàn cảnh khó khăn vì vậy nên gia đình ít quan tâm đến việc học của các em , việc học tập của con em đều phó mặc cho giáo viên. Các em còn ảnh hưởng của tiếng địa phương nên còn phát âm chưa chuẩn. Gia đình chưa chú trọng đến việc rèn nói chuẩn tiếng phổ thông cho học sinh .
b. Giáo viên :
Nhiều năm giảng dạy Tập đọc ở lớp 2 tôi nhận thấy: Khả năng tiếp thu môn học Tiếng việt của các em còn nhiều hạn chế so với các môn Toán hay Tự nhiên xã hộivà các môn học khác….Ở phân môn Tập đọc lớp 2 đa số các em đọc to rõ ràng song cũng có một số em đọc chưa lưu loát, chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy, nhiều em đọc chưa thể hiện được tình cảm nội dung văn bản, các em chưa biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, những từ ngữ trọng tâm . Trong khi sắm vai, đọc đối thoại các em còn lúng túng, thiếu tự tin trong việc thể hiện giọng đọc của mình. Một số em học sinh đọc yếu chưa xác định được giới hạn của những câu đối thoại, khi đọc thường cũng chưa biết cách thể hiện giọng đọc như thế nào cho phù hợp .
Dạy học theo hướng dẫn học Tiếng Việt 2 , giáo viên phải vất vả hơn do phải hỗ trợ kịp thời đối với từng nhóm, thậm trí từng cá nhân học sinh trong các nhóm. Giáo viên cần phải linh hoạt, uyển chuyển trong hoạt động hướng dẫn học sinh học . Giáo viên phải biết chọn những hoạt động nào mình trực tiếp giúp đỡ học sinh, những hoạt động nào thì điều hành các nhóm trưởng hoặc những học sinh có năng lực giúp đỡ học sinh còn khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Trong thực tế hiện nay, người giáo viên phải thay đổi cách dạy để các em có thể nắm bắt được tri thức, việc rèn đọc cho học sinh là hết sức cần thiết. Giáo viên cần dạy học sinh đọc như thế nào để người nghe hiểu được nguyên vẹn nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của văn bản, lôi cuốn được người nghe, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn bản. Học sinh không những đọc được nội dung văn bản, mà cũng phải đọc hay, đọc diễn cảm, đây là mục tiêu mà các thầy giáo, cô giáo dạy lớp 2 cần phải rèn và là đích để đạt tới .
Mặt khác phần luyện đọc nhiều giáo viên cho là dễ, nhưng thực chất đây là phần khó nhất, phần trọng tâm của bài giảng. Ở khâu này, nhiều giáo viên lại không biết dạy như thế nào. Dạy sa vào giảng văn nhiều hơn là rèn đọc, chưa chú ý đến tốc độ đọc của các em theo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cơ bản phù hợp với từng khối lớp, chưa phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong khi đọc.
Một số giáo viên mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nhưng do phương pháp dạy học truyền thống còn tiềm tàng, khả năng nắm bắt phương pháp mới cũng hạn chế, các bước lên lớp chưa linh hoạt. Vì vậy tiết Tập đọc còn buồn tẻ, đơn điệu. Các em học vẹt. Khâu thực hành còn yếu, nhất là khâu luyện đọc, đặc biệt là rèn đọc diễn cảm cho học sinh.
Hầu hết các giáo viên đều dạy học phụ thuộc vào sách Hướng dẫn học Tiếng Việt, không mạnh dạn thay đổi, điều chỉnh, nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới sáng tạo bởi sợ sai, sợ lệch hướng,… Vì vậy các giờ Tập đọc đều được dạy theo một khuôn
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]