SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2
- Mã tài liệu: BM2066 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 694 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Du |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Du |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp thứ nhất: Xác định đúng cấu trúc chương trình Tiếng Việt lớp 2.
Biện pháp thứ hai: Xác định đúng mục tiêu, nội dung Tiếng Việt 2 theo phương pháp mới
Biện pháp thứ ba : Xác định tình hình chung về khả năng nhận thức kỹ năng mở rộng vốn từ của học sinh trường mình
Biện pháp thứ tư: Vận dụng tối đa phương pháp dạy học tích cực
Biện pháp thứ năm : Rèn cho học sinh tính tích cực, sáng tạo trong học tập
Biện pháp thứ sáu : Kết hợp với phụ huynh hướng dẫn phương pháp học ở nhà trong vấn đề mở rộng vốn từ
Biện pháp thứ bảy : Kết hợp với tổ chức Đội và giờ Hoạt động ngoại khoá
Mô tả sản phẩm
I. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, để cùng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự nghiệp giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của đất nước. Đảng ta đã chỉ rõ: “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Thế hệ trẻ chính là tài sản vô giá của dân tộc. Họ không chỉ được trang bị hệ thống kiến thức vững vàng, mà quan trọng hơn cả là lớp trẻ phải được trang bị khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Tức là phát triển ở học sinh khả năng, năng lực để các em trở thành con người có khả năng hành động, khả năng giải quyết vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Môn Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng, góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu chung của sự nghiệp Giáo dục Đào tạo, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Trong môn Tiếng Việt mỗi phân môn đều có vai trò lớn trong việc bồi dưỡng rèn luyện kỹ năng đọc, viết, nghe, nói …, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu môn học. Qua môn Tiếng Việt nhằm nâng cao khả năng giao tiếp góp phần hình thành nhân cách, bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc, thẩm mỹ, làm giàu vốn sống, vốn văn hoá của học sinh. Môn Tiếng Việt là một trong những môn có đóng góp tích cực vào quá trình giáo dưỡng các em thành những con người phát triển toàn diện. Ở mỗi khối lớp môn Tiếng Việt có yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau. Đặc biệt giai đoạn đầu của bậc tiểu học có nhiệm vụ dạy cho học sinh nắm chắc vốn kiến thức cơ bản làm nền tảng để các em tiếp tục học tập, rèn luyện các kiến thức, kỹ năng có mức độ cao hơn ở các bậc học tiếp theo. Do đó, trong giai đoạn đầu của Tiểu học việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt vừa phải quan tâm đến hệ thống hoá, khái quát hoá nội dung học tập vừa phải chú ý quan tâm bồi dưỡng kinh nghiệm, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, đây là những nhiệm vụ quan trọng góp phần hướng đạt được các mục tiêu: trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản trong giao tiếp hàng ngày; tạo nền tảng kỹ năng, kiến thức để các em học tập, nghiên cứu và rèn luyện môn Tiếng Việt ở các bậc học tiếp theo. Hơn thế nữa môn Tiếng Việt là công cụ để học tốt các môn học khác, học sinh học tốt môn Tiếng Việt sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu, học tập kỹ năng, kiến thức ở những môn học khác. Vì vậy Đảng ta nói chung, Bộ Giáo dục và Đào tạo nói riêng đang xây dựng chương trình thay sách giáo khoa trong năm học …………dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học hiện đại để đáp ứng nhu cầu xã hội càng cao nhằm thay đổi phương pháp dạy – học. Chính vì thế, môn Tiếng Việt lớp 2 là môn học rất quan trọng được xây dựng trên nhiều quan điểm, trong đó xây dựng chủ yếu trên quan điểm kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục: Muốn giao tiếp tốt thì ta phải có vốn từ phong phú, kỹ năng vận dụng vốn từ tốt…. thực tế học sinh lớp 2 nói chung, vốn từ của các em còn khá ít ỏi, nghèo nàn.
Vậy làm thế nào để mở rộng vốn từ cho học sinh? Vấn đề này không thể giải quyết được trong ngày một ngày hai mà cần trải qua một quá trình nỗ lực rèn luyện của cả thầy và trò, và của toàn xã hội…Vì vậy, bản thân tôi khi tiếp tục nhận nhiệm vụ dạy lớp 2, tôi luôn trăn trở và đặt ra câu hỏi là phải làm gì? Làm thế nào? để mở rộng vốn từ cho học sinh có vốn từ phong phú. Để giải quyết trăn trở nêu trên, tôi chọn chủ đề nghiên cứu sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kỹ năng mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tiếng Việt là môn học cung cấp kiến thức bằng con đường quy nạp và thực hành nhiều để rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu … Vì vậy, nhiệm vụ của môn là cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người; cung cấp vốn từ, cách biểu đạt những hiểu biết về cốt truyện, nhân vật… góp phần hình thành kỹ năng nói và viết cho học sinh. Thông qua phát triển, rèn luyện kỹ năng nói, viết nhằm giáo dục các em luôn luôn rèn kỹ năng phát âm và nói mạch lạc rõ ràng. Từ đó, giúp cho các em thấy được đây chính là con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ phát triển. Hướng tới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất cao đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Qua môn Tiếng Việt tạo cho học sinh cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, biết đồng cảm, sẻ chia, có cá tính và đời sống tâm hồn phong phú; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với Tiếng Việt ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam.
Đặc điểm của dạy môn Tiếng Việt trong đó phân môn Luyện từ và câu lớp 2 là một phân môn mới đối với các em. Bởi các em chuyển từ giai đoạn đọc
thành tiếng, đoạn văn, thơ sang đọc bài và hiểu nội dung của bài để nói, viết góp phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em cách tư duy có hình ảnh và luôn “rèn kỹ năng mở rộng vốn từ cho học sinh”.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Rèn kỹ năng mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học hiện nay nói chung và học sinh lớp 2A trường Tiểu học Thiệu Dương nói riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Để việc nghiên cứu đạt kết quả tốt, tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là các phương pháp sau:
– Phương pháp kế thừa tài liệu.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
– Dạy thực nghiệm.
– Trao đổi, toạ đàm với đồng nghiệp.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Để thực hiện mục tiêu hàng đầu “Hình thành và phát triển ở học sinh 4 kĩ năng sử dụng Tiếng Việt” (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Chương trình Tiếng Việt lớp 2 đã lấy nguyên tắc dạy giao tiếp, dạy thông qua giao tiếp làm định hướng cơ bản.
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 mới, phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc cho học sinh. Đây chính là nền tảng giúp các em có hành trang ban đầu để ứng dụng vào việc hành văn (viết văn) hay, làm phong phú, giàu hơn ngôn ngữ nói của các em.
“Rèn luyện kỹ năng mở rộng vốn từ” chính là sự tích cực hoá hoạt động của người học, lấy người học làm trung tâm, làm sao mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình và được phát triển. Do đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học thích tham gia các hoạt động “Học mà chơi, chơi mà học”, các em rất thích hình thức học nhóm. Học nhóm tạo cho các em một tâm thế thoải mái khi tiếp nhận kiến thức. Các em như được tự phát hiện, tự giải quyết những vấn đề của bài học. Điều đó khích lệ các em học tập tốt.
Việc tích cực hoá mở rộng vốn từ là quan trọng bởi nhiều lý do. Trước hết nó cho phép học sinh có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng của mình, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết và rèn kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp… và quan trọng hơn là rèn cho học sinh mở rộng vốn từ của mỗi em ngày càng trở nên phong phú hơn. Nó cũng cho phép học sinh vừa phát huy được vai trò trách nhiệm cá nhân vừa có cơ hội để học hỏi từ các bạn qua cách làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Như vậy việc “ tích cực hoá mở rộng vốn từ cho học sinh” chính là tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc giao tiếp, cho việc rèn luyện 4 kỹ năng sử dụng Tiếng Việt.
2. Thực trạng của việc rèn kỹ năng mở rộng vốn từ cho học sinh trước khi áp dụng sáng kiến:
2.1. Thực trạng của việc dạy rèn kỹ năng mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Thiệu Dương.
– Giáo viên đã vận dụng đầy đủ phương pháp dạy học để rèn kỹ năng mở rộng vốn từ cho học sinh, tuy nhiên việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực chưa thường xuyên, chưa thực sự nhuần nhuyễn.
– Giáo viên chưa tổ chức được các chương trình ngoại khoá lý thú, bổ ích cho việc rèn kỹ năng mở rộng vốn từ của học sinh.
– Thiếu sự kết nối của giáo viên – phụ huynh. Một số phụ huynh có thái độ thờ ơ, xem nhẹ việc học của con em, phó mặc hoàn toàn cho nhà trường và giáo viên.
– Nội dung sinh hoạt Sao, Đội đơn điệu, thiếu sinh động, chưa đóng góp tích cực cho việc rèn kỹ năng mở rộng vốn từ cho học sinh.
– Thiếu văn hoá phẩm ( sách, báo, truyện tranh…) dành cho các em ttrong các giờ sinh hoạt đầu giờ, cuối tuần…. v.v.
2.2. Một số thuận lợi, khó khăn trong việc dạy rèn kỹ năng mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Thiệu Dương.
a) Thuận lợi:
– Trường có đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ sư phạm, nhiệt tình công tác, yêu nghề, yêu trẻ.
– Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ, khang trang.
– Hầu hết các em đã biết đọc, viết, có ý thức học tập và đã bắt đầu hình thành khả năng hoạt động độc lập. Đặc biệt là lòng ham học hỏi, ý thức tìm hiểu về sự vật, hiện tượng và môi trường xung quanh….
– Đa phần phụ huynh thể hiện sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho con em học hành nên đa số các em có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
– Các em sinh ra và lớn lên ở địa phương có nhiều tập tục văn hoá hay, đẹp…
b) Khó khăn:
– Nhìn chung đối với học sinh lớp 2 vốn từ của các em còn rất nghèo nàn; kỹ năng sử dụng, vận dụng vốn từ chưa linh hoạt, hợp lý; kỹ năng diễn đạt kém, dẫn đến gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong giao tiếp và tư duy …
– Đa số các em là con gia đình làm nghề nông, cuộc sống khá khó khăn, bố mẹ thường đi làm ăn xa ( gửi con cho ông, bà, chú, bác, cô, dì …..), một số phụ huynh còn thờ ơ, xem nhẹ việc học hành của con em, họ phó mặc hoàn toàn việc học tập của con cái vào ý thức tự giác của các em và sự dạy dỗ nhà trường. Do vậy việc “dạy – học” đôi khi thiếu đi một yếu tố quan trọng đó là sự quan tâm, kiểm tra, giám sát và đôn đốc của phụ huynh đối với các em.
– Ngoài giờ học ở trường, các em không có điều kiện tham gia các câu lạc bộ, các môn năng khiếu như hát, múa, Aerobic … hay tham gia các câu lạc bộ thể thao: bóng đá, võ, cờ vua…… Bởi thế, nhiều em còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin trước tập thể, còn lúng túng khi nêu ý kiến của mình.
– Kỹ năng phát âm của các em còn nhiều hạn chế như: nói ngọng, nói lắp và nói tiếng địa phương dẫn đến e thẹn, ngại ngùng khi giao tiếp, phát biểu ý kiến….
– Ở lớp 1 em đang chú trọng về việc phát âm mà chưa đi sâu vào mở rộng vốn từ. Lên lớp 2 với một nền tảng vốn từ ít ỏi như vậy, các em thực sự khó khăn để làm quen với với nhiều phân môn mới như Luyện từ và câu, Tập làm văn ….
Qua thực hiện khảo sát đánh giá phân loại học sinh đầu năm học ………… môn Tiếng Việt trên tập thể học sinh lớp 2A trường tiểu học Thiệu Dương (Phương pháp khảo sát đánh giá năng lực được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc đánh giá học sinh tiểu học và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc sửa đổi quy định đánh giá học sinh tiểu học), kết quả như sau:
Tổng số học sinh lớp 2A là 32 em, kết quả khảo sát, đánh giá như bảng sau:
Tổng số học sinh
(em)
Mức đạt được
(điểm số)
Số lượng
(em)
Tỷ lệ
(%)
Nhận xét
32
Hoàn thành tốt (điểm 9, 10)
4
12,5
Nhóm HS này có vốn từ phong phú, đa dạng và có kỹ năng tốt trong việc sử dụng, vận dụng vốn từ của bản thân để diễn đạt, giao tiếp.
Hoàn thành (điểm 5,6,7,8)
12
37,5
Nhóm HS này có vốn từ trung bình, chưa phong phú, có kỹ năng từ trung bình đến khá trong việc sử dụng, vận dụng vốn từ của bản thân, việc đọc, nói đôi lúc chưa trôi chảy.
Chưa hoàn thành
(điểm dưới 5)
16
50,0
Nhóm HS này có vốn từ ít, kỹ năng sử dụng vốn từ còn lúng túng, diễn đạt kém, đôi lúc còn phát âm chưa rõ trong khi đọc, nói.
3. Các biện pháp đã sử dụng để rèn kỹ năng mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2:
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng về kỹ năng mở rộng vốn từ của học sinh, về mục tiêu đổi mới chương trình sách giáo khoa, về phương pháp dạy học tích cực… Để “ rèn kỹ năng mở rộng vốn từ” cho học sinh đạt hiệu quả cao, theo tôi có thể áp dụng những biện pháp sau:
Biện pháp thứ nhất: Xác định đúng cấu trúc chương trình Tiếng Việt lớp 2.
Để đạt mục tiêu cao “rèn kỹ năng mở rộng vốn từ cho học sinh “ chúng ta phải nắm được cấu trúc chương trình tiếng Việt lớp 2: Tiếng Việt lớp 2 đã được xây dựng theo hai trục kiến thức là chủ điểm và kỹ năng. Trong đó chủ điểm được lấy làm khung cho cả cuốn sách, còn kỹ năng được lấy làm khung cho từng tuần, từng đơn vị học. Cấu trúc của sách gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm. Mỗi chủ điểm có các chủ điểm nhỏ. Chủ điểm trường học được chia nhỏ thành các chủ điểm: Em là học sinh; Bạn bè; Trường học; Thầy cô. Chủ điểm gia đình được chia nhỏ thành các chủ điểm: Ông bà; Cha mẹ; Anh em; Bạn trong nhà. Chủ điểm thiên nhiên gồm 5 chủ điểm nhỏ: Bốn mùa; Chim chóc; Muông thú; Sông biển; Cây cối. Còn chủ điểm xã hội ở lớp 2 mới chỉ đề cập đến 2 chủ điểm nhỏ: Bác Hồ; Nhân dân. Bên cạnh các tuần học theo từng chủ điểm, trong mỗi học kỳ còn có một tuần giữa và tuần cuối dành ôn tập và kiểm tra.Về cấu trúc của đơn vị học: Mỗi đơn vị học gồm 2 tuần, trừ chủ điểm Nhân dân là nội dung khá rộng nên học trong ba tuần. Trong mỗi tuần học, học sinh học từng phân môn với thứ tự sau: Tập đọc (2 tiết); Kể chuyện (1 tiết); Chính tả (2 tiết); Tập đọc (1 tiết); Luyện từ và câu (1 tiết); Tập viết (1 tiết); Tập làm văn (1 tiết). Nhằm mục đích mở rộng vốn từ cho học sinh qua các phân môn Tiếng việt một cách dễ nhớ, ví dụ chủ điểm gia đình gồm có ông, bà, cha, mẹ… Học sinh biết phân biệt ông bà nội, ngoại ngoài ra còn biết tình cảm, trách nhiệm con cháu đối với ông bà….
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]