SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4126 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 779 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1: Xây dựng kế hoạch nội dung kỹ năng sống cho trẻ theo từng chủ đề
2.3.2: Xác định rõ kỹ năng cơ bản cần dạy trẻ ở lớp
2.3.3: Xây dựng mối quan hệ gần gũi mật thiết trong lớp học
2.3.4: Hình thành thói quen tốt trong hoạt động vui chơi
2.3.5: Bồi dưỡng kinh nghiệm, hình thành nhân cách sống cho trẻ qua những câu chuyện, ca dao, tục ngữ
2.3.6: Hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
2.3.7: Phối kết hợp với phụ huynh
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | TRANG |
1. MỞ ĐẦU | |
1.1. Lí do chọn đề tài. | |
1.2. Mục đích nghiên cứu. | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu. | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu. | |
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. Cơ sở lý luận | |
2.2. Thực trạng | |
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
2.3.1: Xây dựng kế hoạch nội dung kỹ năng sống cho trẻ theo từng chủ đề | |
2.3.2: Xác định rõ kỹ năng cơ bản cần dạy trẻ ở lớp | |
2.3.3: Xây dựng mối quan hệ gần gũi mật thiết trong lớp học | |
2.3.4: Hình thành thói quen tốt trong hoạt động vui chơi | |
2.3.5: Bồi dưỡng kinh nghiệm, hình thành nhân cách sống cho trẻ qua những câu chuyện, ca dao, tục ngữ | |
2.3.6: Hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi | |
2.3.7: Phối kết hợp với phụ huynh | |
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kiến nghị |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước, trách nhiệm của mỗi gia đình. Việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Bác Hồ nói “ Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”. Sản phẩm của giáo dục là con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ.[2]
Trong những năm gần đây, giáo dục luôn không ngừng đổi mới về hình thức, nội dung và phương pháp tổ chức dạy học cho trẻ. Giáo dục kỹ năng sống là nội dung được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một nội dung và nhiệm vụ quan trọng của cấp học mầm non. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em dưới 6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hóa. Thực tế kết quả của nhiều nhà nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học ở lứa tuổi mầm non chính là những kỹ năng sống như: Sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp.
Thực tế với xã hội hiện nay có rất nhiều người, nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, phụ huynh luôn che chở, làm giúp trẻ mọi việc vì họ nghĩ con mình còn nhỏ chưa tự làm được những việc đó. Họ đâu biết rằng chính những suy nghĩ và việc làm của các bậc cha mẹ đã tước đi quyền tự do của con, không cho con được nói, không cho con được làm và đến khi quay đầu lại cha mẹ mới biết con mình quá thụ động, nhu nhược, quá nhút nhát, luôn chờ vào sự giúp đỡ của người lớn… Ngay từ khi còn bé cha mẹ định hướng cho con những kỹ năng cần thiết của từng lứa tuổi như: Dạy con biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, dạy con biết cách tự lập như phục vụ bản thân, dạy con biết bảo vệ bản thân “ Ngã phải tự đứng lên, phải làm gì khi bị người khác bắt nạt mà không phải mách cô giáo, mách bố mẹ”. Nếu cha mẹ dạy cho con được những kỹ năng đó ngay từ khi còn bé chắc chắn đứa trẻ sẽ hình thành cho mình được các kỹ năng ban đầu, sẽ thích nghi được với môi trường sống hiện nay.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nên tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường Mầm Non Nga Hải” để nghiên cứu trong năm học ………..
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm giúp trẻ hiểu rõ hơn về kỹ năng sống, điều quan trọng là trẻ có ý thức tự giác, tư duy, suy nghĩ độc lập và sáng tạo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, lớp C1, trường mầm non Nga Hải.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cưú lý luận
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp nêu gương
+ Phương pháp đàm thoại
+ Phương pháp thực hành
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều hay làm không nên làm. Theo các chuyên gia giáo dục kỹ năng sống và kiến thức cơ bản sẽ tạo nền tảng tốt cho quá trình học hỏi, phát triển sau này của trẻ. Các bé được học kỹ năng từ sớm đúng phương pháp sẽ tự tin và nhanh nhẹn hơn trong cuộc sống. [3]
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình, nhưng điều quan trọng hơn nữa là việc trẻ sẽ vận dụng những kỹ năng sống đó như thế nào trong cuộc sống. Việc áp dụng một cách linh hoạt các kỹ năng sống cần thiết vào cuộc sống sẽ giúp cho trẻ có những nền tảng vững chắc trong việc tạo dựng tư thế chủ động sáng tạo của một đứa trẻ năng động. Đó cũng là cách giúp trẻ đối đầu và tìm cách vượt qua những áp lực tâm lý về công việc, học tập cũng như các mối quan hệ phức tạp khác trong cuộc sống. Trong cuộc sống có rất nhiều kỹ năng sống khác nhau, nếu ta đưa tất cả các kỹ năng sống đó vào dạy trẻ thì sẽ không có hiệu quả. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên cần lựa chọn các kỹ năng sống sao cho phù hợp với từng lứa tuổi để dạy trẻ đạt hiệu quả cao.
Vậy một số “kỹ năng sống” cần thiết đối với trẻ 5 – 6 tuổi đó là:
+ Kỹ năng tự phục vụ: Trẻ biết tự xúc cơm, tự mặc quần áo, tự biết chăm lo nhu cầu về vệ sinh cá nhân, biết giữ gìn vệ sinh thân thể luôn sạch sẽ để phòng chống các loại bệnh.
+ Tạo sự sống tự tin cho trẻ. Đây là kĩ năng mà giáo viên cần chú tâm để giúp trẻ có sự tự tin vào chính mình. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về trong cá nhân và trong mối qua hệ với người khác. Kĩ năng sống này luôn giúp trẻ cảm thấy tự tin trong mọi tình huống. Dù ở bất kỳ đâu trẻ cũng có thể tự tin vào chính bản thân mình.
+ Tạo cho trẻ môi trường để giao tiếp, ứng xử: đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhằm liên kết các kĩ năng sống cơ bản khác. Trẻ cần biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu. Trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh.
+ Trẻ biết được cách hợp tác trong các hoạt động: bằng các trò chơi, câu chuyện bài hát, giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm, cùng chơi với bạn bè. Đây
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]