SKKN Một số biện pháp rèn năng lực giải toán dạng phân số cho học sinh lớp 6
- Mã tài liệu: BM6153 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1443 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn năng lực giải toán dạng phân số cho học sinh lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1 Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về phân số cho HS
2.3.2. Bồi dưỡng năng lực tìm ra đường lối giải bài toán
Các ví dụ minh họa
2.3.3. Phân loại bài toán để bồi dưỡng năng lực giải toán cho các đối tượng học sinh
Các ví dụ minh họa
2.3.4. Bồi dưỡng năng lực phân tích, tổng hợp và so sánh
2.3.5. Bồi dưỡng năng lực giải toán bằng nhiều cách và biết lựa chọn phương án tối ưu
2.3.6. Bồi dưỡng năng lực sáng tạo ra bài toán mới
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Là một giáo viên dạy toán ở Trường THCS, trong quá trình dạy học tôi nhận thấy, đối với học sinh có thể coi việc giải toán là nghệ thuật thực hành, là một hình thức chủ yếu của hoạt động Toán học.
Thông qua giải toán, học sinh có thể củng cố, khắc sâu, rèn luyện các kỹ năng, có phương pháp học tập bộ môn.
Việc giải toán còn có tác dụng gây hứng thú học tập cho học sinh phát triển trí tuệ và giáo dục học sinh về rất nhiều mặt.
Thông qua việc giải các bài toán giáo viên có thể kiểm tra học sinh và học sinh tự kiểm tra về năng lực, mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học.
Tuy nhiên Thực tế, đa số học sinh đều rất ngại học toán so với các môn học khác, đặc biệt là học sinh đầu cấp THCS. Do lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường mới, khi học đa số các em vận dụng kiến thức tư duy còn nhiều hạn chế, khả năng suy luận chưa nhiều, khả năng phân tích chưa cao do đó việc giải toán của các em gặp nhiều khó khăn. Vì thế ít học sinh giải đúng, chính xác, gọn và hợp lí.
Mặc khác trong quá trình giảng dạy do nhiều lý do khách quan và chủ quan một số giáo viên mới chỉ dạy cho học sinh ở mức độ truyền thụ trên tinh thần của sách giáo khoa mà chưa có phân loại dạng toán, chưa khái quát được cách giải mỗi dạng toán cho học sinh. Do đó muốn rèn năng lực giải toán cho học sinh phải diễn đạt mối quan hệ những dạng toán này đến dạng toán khác. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên không phải là giải bài tập cho học sinh mà phải là người định hướng, hướng dẫn cho học sinh cách tiến hành giải bài toán, với những lí do đó tôi đã bắt tay vào nghiên cứu và thử nghiệm về: “Một số biện pháp rèn năng lực giải toán dạng phân số cho học sinh lớp 6 trường THCS Nga Thanh” Với mong muốn qua đó giúp các em có thể tự mình tìm ra phương hướng để giải các bài toán và khơi dậy lòng ham học toán của các em.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Hướng dẫn cho học sinh vận dụng lý thuyết chương III phân số để nắm được phương pháp giải cụ thể, ngắn gọn dễ hiểu nhất. So sánh với các phương pháp khác, tình huống có thể xảy ra với bài toán để mở rộng, hiểu sâu tường tận bài toán.
Mục đích đó thực hiện dưới sự chỉ đạo, thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các em học tập. Học sinh là chủ thể của hoạt động nhận thức tự học, rèn luyện, từ đó hình thành và phát triển năng lực, nhân cách cần thiết của người lao động với mục tiêu đề ra.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp rèn năng lực giải toán dạng phân số thông qua tài liệu và qua đồng nghiệp.
Chương trình toán 6 phần phân số.
Các tài liệu tham khảo liên quan tới phần “Phân số”
Các em học sinh lớp 6 trường THCS Nga Thanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chính: Tổng kết kinh nghiệm.
Phương pháp điều tra cơ bản.
Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Các loại sách tham khảo, tài liệu phương pháp dạy học toán.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Phương pháp dạy học là một bộ phận hợp thành của quá trình sư phạm nhằm đào tạo thế hệ trẻ có tri thức khoa học, về thế giới quan và nhân sinh quan, thói quen và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế.
Phương pháp dạy học có mối liên hệ biện chứng với các nhân tố khác của quá trình dạy học. Những phương pháp dạy học phải thống nhất biện chứng giữa việc giảng dạy của giáo viên với việc học tập của học sinh. Đồng thời góp phần có hiệu quả vào việc thực hiện tốt các khâu của quá trình dạy học. Xác định kế hoạch giáo dục, giáo dưỡng, phát triển bộ môn một cách nhịp nhàng, cụ thể hóa nhiệm vụ dạy học trên cơ sở đặc điểm của học sinh, điều chỉnh kế hoạch dạy học cho sát diễn biến thực tế, tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập trên lớp cũng như ở nhà phù hợp với dự định sư phạm.
Trong quá trình dạy học nhiều năm ở trường THCS tôi nhận thấy đa số học sinh chưa phát huy hết năng lực giải toán của mình, nhất là học sinh đầu cấp THCS đối với môn số học 6 là bước khởi đầu quan trọng nhất để hình thành khả năng phân tích giải toán cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi:
Đa số học sinh trường trung học cơ sở Nga Thanh có ý thức học tập khá tốt, có đầy đủ sách giáo khoa và sách bài tập, thư viện nhà trường có tài liệu tham khảo dành cho bộ môn và bản thân luôn được ban giám hiệu nhà trường cũng như đồng nghiệp quan tâm giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ.
2.2.2 Khó khăn:
Khả năng tính toán của các em chưa linh hoạt, chưa vận dụng hợp lí các phương pháp giải, hợp logic, khả năng phân tích, dự đoán kết quả của một số em còn hạn chế và khả năng khai thác bài toán cũng chưa được tốt.
Học sinh không nắm vững được những kiến thức đã học, một số học sinh không có khả năng phân tích một bài toán từ những gì đề bài yêu cầu sau đó tổng hợp lại, không chuyển đổi được từ ngôn ngữ bình thường sang ngôn ngữ số học hoặc không tìm ra phương pháp chung để giải dạng toán về phân số, từ đó cần có khả năng so sánh các cách giải để trình bày lời giải cho hợp lí. Nhiều học sinh một bài giải không xác định được đáp án đúng và sai. Vận dụng các cách giải đó để có thể tạo ra một bài toán mới tổng quát hơn.
Nguyên nhân:
Do học sinh bị mất căn bản của phần kiến thức về số tự nhiên và số nguyên.
Cách trình bày lời giải một bài toán của học sinh chưa thật chặt chẽ và thực hiện các phép tính chưa chính xác.
Do học sinh chưa có phương pháp học tập hợp lí, chưa xác định đúng các dạng toán, chưa có thời khóa biểu học ở nhà cụ thể, không giải được nhiều bài tập ở lớp.
* Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau:
Khối | Sĩ số | Giỏi | Khá | TB | Yếu | ||||
6 | 80 | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % |
2 | 2,5 | 5 | 6,2 | 45 | 56,3 | 28 | 35 |
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1 Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về phân số cho HS:
Trong quá trình học tập đa số các em dễ bị mất các kiến thức cơ bản, do các em cho rằng các kiến này không quan trọng lắm nên thường không chú trọng. Trong quá trình dạy học GV cần chú trọng đến việc bồi dưỡng các kiến thức cơ bản cho các em để nhằm giúp cho các em nắm vững các kiến thức. Từ đó các em có nền tảng vững chắc và cũng là cơ sở giúp cho các em học tập một cách tốt hơn.
Muốn vậy, trong quá trình giải toán giáo viên có thể thông qua hệ thống câu hỏi để HS nắm lại các kiến thức đã học
Để học tốt dạng bài tập các phép tính về phân số, học sinh cần nắm vững một số kiến thức sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]