SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán 7
- Mã tài liệu: BM7140 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 946 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Yên |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Yên |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Gây hứng thú cho học sinh từ việc xây dựng môi trường học tập thân thiện
2. Tổ chức các trò chơi gây hứng thú trong các tiết dạy
2.1. Giai đoạn chuẩn bị trò chơi
2.2. Giai đoạn thực hiện trò chơi
2.3. Điều khiển trò chơi
2.4. Giai đoạn kết thúc
2.5. Một số trò chơi trong dạy học môn Toán tại trường THCS
Mô tả sản phẩm
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội”. Trọng tâm là “… đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu trong những năm tới, tạo ra chuyển biến căn bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo làm cho giáo dục đào tạo thật sự là quốc sách hàng đầu, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội, yêu cầu của hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”.
Trong chương trình phổ thông, môn Toán là một bộ môn Khoa học tự nhiên. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong thực tiễn cuộc sống, ứng dụng rất nhiều trong mọi lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, tài chính, kế toán …. là tiền đề cơ bản cho các bộ môn khoa học tự nhiên khác.
Để đạt được hiệu quả trong công tác đổi mới giáo dục thì sự hứng thú, thái độ và sự quan tâm của người học đối với các môn học đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay tại các trường trung học phổ thông tồn tại thực trạng là học sinh không hứng thú với các môn học nói chung và môn Toán nói riêng. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng rất nhiều cho quá trình dạy học trên lớp của giáo viên và không phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn Toán. Tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn Toán cao, người giáo viên phải phát huy tốt các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú trong quá trình học tập. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán 7 tại trường THCS Lê Quý Đôn”.
Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán 7.
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối 7 trường THCS Lê Quý Đôn.
Thời gian nghiên cứu: Từ năm học …………đến năm học ………….
II. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Toán 7 tại trường THCS Lê Quý Đôn.
Vận dụng các biện pháp đã nghiên cứu để xây dựng các bài dạy nhằm tạo hứng thú phát huy tính tích cực, chủ động tư duy cho học sinh.
Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, giáo dục nhằm tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hội nhập với thế giới và với khu vực nên giáo dục và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông đã được các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương hết sức quan tâm. Đặc biệt sau khi có chỉ thị 15/1999/CT BGD – ĐT; trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX (2001); trong Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội và chỉ thị 14/2001/CT – TTg của Thủ tướng chính phủ. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ X (2006) có “Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Như vậy, phải nói rằng giáo dục và công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục.
Khái niệm hứng thú: Là một thuộc tính tâm lý của nhân cách, là một hiện tượng tâm lý phức tạp được thể hiện khá rộng rãi trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Nhà tâm lý học I.PH. Shecbac cho rằng, hứng thú là thuộc tính bẩm sinh vốn có của con người, nó được biểu hiện thông qua thái độ, tình cảm của con người vào một đối tượng nào đó trong thế giới khách quan.Annoi nhà tâm lý học người Mỹ lại quan niệm, hứng thú là một sự sáng tạo của tinh thần với đối tượng mà con người hứng thú tham gia vào.
Các tác giả Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thủy cho rằng: Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó.
Có nhiều quan niệm khác nhau về hứng thú, tuy nhiên có thể coi quan niệm của GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn là bao hàm nhất: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”.
2. Động cơ và vai trò trong việc hình thành hứng thú học tập của học sinh
Động cơ học tập là cái thúc đẩy hoạt động học, vì nó mà học sinh thực hiện hoạt động học. Động cơ học tập của học sinh được hiện thân ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹ năng, thái độ mà giáo dục sẽ đưa lại cho họ.
Động cơ học tập không có sẵn, cũng không thể áp đặt, mà phải được hình thành dần dần trong quá trình học sinh tự phát hiện ra vấn đề và giải quyết các vấn đề, hình thành ở học sinh nhu cầu học tập, nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học.
Cũng như các loại hoạt động khác, hoạt động học tập của học sinh cũng phải có động cơ, người ta gọi đó là động cơ học tập. Không có động cơ học tập, học sinh sẽ học theo kiểu chiếu lệ, ép buộc. Có động cơ học tập các em ngày càng yêu thích môn học, say mê và hứng thú đối với việc học hơn và do đó sẽ có kết quả cao hơn trong học tập. Do vậy, có thể khẳng định việc hình thành động cơ, hứng thú học tập cho học sinh có một ý nghĩa rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học. Có hứng thú học tập thì tư duy học sinh luôn ở trạng thái hưng phấn, đó là điều kiện tốt để các em bộc lộ quan niệm, kích thích hoạt động và phát triển năng lực tư duy, năng lực nhận thức của học sinh.
II. Thực trạng vấn đề
Trường Lê Quý Đôn nơi tôi công tác nằm trên địa bàn xã Đray Sáp – một trong những xã còn khó khăn của huyện Krông Ana. Đray Sáp là địa phương có địa bàn rộng, điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, tỉ lệ học sinh dân tộc cao, chiếm gần 50% số học sinh toàn trường.Việc các em đi học chuyên cần đã là một điều khó khăn, nên việc yêu thích và học tốt Toán lại càng trở nên khó khăn hơn gấp bội.
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Toán và dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp tôi nhận thấy: Để giờ toán đạt được kết quả tốt hơn, gây hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực của học sinh, người thầy phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã điều tra mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Toán bằng hình thức phát phiếu thăm dò cho HS lớp 7A, 7B cuối năm học …………về nội dung sau:
Câu hỏi khảo sát: Trong các môn học em có hứng thú với môn Toán không? A: Có B: Không
Bảng 1: Kết quả khảo sát độ hứng thú của học sinh khi chưa áp dụng đề tài
Lớp | Sĩ số | Đáp án A | Đáp án B | ||
SL | Tỉ lệ % | SL | Tỉ lệ % | ||
7B | 35 | 11 | 31,4 | 24 | 68,6 |
7E | 34 | 9 | 26,5 | 25 | 73,5 |
TỔNG | 69 | 20 | 29 | 49 | 71 |
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]