SKKN “Một số biện pháp tích hợp giáo dục nội dung biển đảo Việt Nam trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi Ngữ văn lớp 6 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
- Mã tài liệu: BM6091 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1054 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Long |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Long |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN “Một số biện pháp tích hợp giáo dục nội dung biển đảo Việt Nam trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi Ngữ văn lớp 6 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Tích hợp trong quá trình hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
2.3.2. Tích hợp trong quá trình hướng dẫn học sinh học trên lớp.
Bước 1: Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ:
Bước 2: Tích hợp thông qua phần giới thiệu bài:
Bước 3: Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài kết hợp giảng, bình:
Bước 4: Tích hợp thông qua tiểu kết từng phần và phần tổng kết:
Bước 5: Tích hợp thông qua phần luyện tập.
2.3.3. Tích hợp thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2.3.4. Giáo án thực nghiệm.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây, vấn đề giao thương hàng hải và chủ quyền biển đảo là vấn đề thời sự “nóng” của cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Các tầng lớp nhân dân ta, từ những người nông dân chân lấm tay bùn cho đến công nhân, rồi đội ngũ trí thức, người cao tuổi… hầu như ai cũng muốn ra sức chung tay “góp đá xây Trường Sa”. “Ở nơi đảo xa, các chiến sĩ hải quân đang ngày đêm khắc phục khó khăn, nắm chắc tay súng để giữ “lấy biển lấy trời “; những ngư dân kiên cường bám biển; nhà sử học nỗ lực tìm kiếm để đưa ra những bằng chứng thiết thực chứng minh chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”[10]. Thiết nghĩ, trong bối cảnh đó, không có lý do gì để một bộ phận học sinh của chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước, lại hiểu biết mơ hồ về chủ quyền biển đảo. “Biên giới, biển đảo là một phần lãnh thổ trọng yếu của đất nước”[11]. Chủ trương của đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo, vấn đề này được đẩy mạnh và triển khai bằng nhiều hình thức phong phú nhằm đem đến những thông tin chính thống liên quan đến biển đảo và công tác phân giới, cắm mốc chủ quyền. Do đó công tác tuyên truyền cần tiến hành thường xuyên, liên tục, đi sâu vào các đối tượng cụ thể, đặc biệt chú trọng lớp trẻ – học sinh các cấp.
Trong các khối THCS trên phạm vi cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa và huyện Thiệu Hóa nói riêng thì trường THCS Thiệu Thành,Thiệu Hóa đã đưa việc tuyên truyền những nội dung về biển đảo vào chương trình học bằng nhiều hình thức nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức chủ quyền, làm giàu thêm tình yêu, niềm tự hào với biển đảo quê hương. Tuy nhiên số giáo viên đã có sự đổi mới, tìm tòi để truyền đạt nội dung này, đem lại hứng thú và hiệu quả cho bài giảng của mình lại không nhiều. Việc tích hợp này cũng chỉ dừng lại đối với học sinh khối 8, 9, chủ yếu ở môn Địa lí còn với học sinh lớp 6, 7 và các bộ môn khác thì chưa thực sự được chú trọng. Ở các em học sinh lớp 6, 7 sự hiểu biết về vấn đề biển đảo là rất hạn chế dù ở cấp Tiểu học các em cũng đã được thầy cô trang bị sơ giản. Trong khi đó sự hiểu biết những kiến thức cơ bản, khoa học về biển đảo từ nhà trường ngay ở những lớp đầu cấp chính là nền tảng, khởi nguồn tình cảm và ý thức giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻ.
Hơn nữa, “Ngữ văn là môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính công cụ. Con đường giáo dục của văn học là đi từ tình cảm, nhận thức đến hành động. Nó dễ tác động và thấm sâu trong lòng con người”[2]. Cho nên việc đưa nội dung biển đảo tích hợp vào bộ môn Ngữ văn là rất hợp lí. Vì nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng và rất cấp thiết nên tôi mạnh dạn đưa ra “một số biện pháp tích hợp giáo dục nội dung biển đảo Việt Nam trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi Ngữ văn lớp 6 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Thiệu Thành, Thiệu Hóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua quá trình giảng dạy các tác phẩm văn xuôi ở môn Ngữ văn lớp 6 giáo viên áp dụng một số biện pháp để tích hợp nội dung biển đảo vào bài giảng của mình nhằm trang bị kiến thức cho học sinh về một bộ phận lãnh thổ rộng lớn của tổ quốc.
Kết quả là học sinh có được ý thức trách nhiệm với biển và tài nguyên môi trường biển, biết có các hành động thích hợp để giúp mọi người xung quanh hiểu biết thêm về biển, có ý thức bảo vệ vùng biển của Tổ quốc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Đồng thời các em sẽ có thêm những kĩ năng sống cơ bản, những cách ứng xử trong thực tế phù hợp; Bồi dưỡng trong tâm hồn học sinh tình yêu biển đảo, yêu quê hương đất nước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
– Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung đề cập đến vấn đề biển đảo có liên quan đến các tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 6.
– Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 6 ở trường THCS Thiệu Thành, Thiệu Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp điều tra, vấn đáp.
– Phương pháp nghiên cứu khoa học.
– Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp.
– Phương pháp khảo sát, thực nghiệm.
– Phương pháp tích hợp, nghiên cứu tài liệu.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Tích hợp trong dạy học văn
Tích hợp: Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại, tiên tiến đang được vận dụng rộng rãi trên thế giới. “Trong giáo dục hiện đại, tích hợp là một phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ của các môn, các phân môn khác nhau theo những hình thức, mô hình cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể”[2]. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, coi người học là trung tâm thì dạy học theo quan điểm tích hợp đang ngày càng trở thành xu thế dạy học đem lại hiệu quả cao.
Tích hợp trong dạy học văn: Thời gian qua, việc tích hợp trong giờ học Ngữ văn được thực hiện khá hiệu quả với nhiều nội dung và hình thức tích hợp. Giáo viên đã gắn bài học với đời sống xã hội như giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, bảo vệ di tích lịch sử danh lam thắng cảnh, kĩ năng sống…Việc tích hợp đã đem đến cho giờ học không khí sôi nổi, hào hứng, mang tính thực tiễn cao hơn. Cũng vì vậy mà số học sinh có hứng thú với bộ môn cũng tăng hơn.
2.1.2. Tích hợp giáo dục nội dung biển đảo trong giờ dạy– học Ngữ văn 6
Tiếp cận vấn đề về biển – đảo quê hương:
Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta có “diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông”[8]. “Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, có vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông đất nước; một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển”[11]. Thế nhưng khi nói đến toàn vẹn lãnh thổ, rất nhiều người vẫn đơn giản nghĩ tới vùng đất liền chứ rất ít chú ý đến vùng biển đảo. Sự thiếu sót trong suy nghĩ và nhận thức này bắt nguồn từ việc những nội dung về biển đảo ít được đề cập một cách bài bản nghiêm túc trong chương trình giáo dục các cấp. Để khắc phục điều này, các giáo viên trong các nhà trường đã tích hợp nội dung biển đảo Việt Nam vào các môn học trong đó có môn Ngữ văn.
Mục tiêu tích hợp giáo dục nội dung biển đảo:
Việc tích hợp nội dung biển đảo trong giờ học Ngữ văn sẽ giúp học sinh nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo, về thế mạnh, vị trí chiến lược của biển đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các em còn nắm được những cơ sở pháp lí về chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa; biết thêm về chủ trương đường lối của Đảng, nhà nước về vấn đề biển đảo; hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động hướng về Trường Sa, Hoàng Sa. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh đối với đất nước.
Nội dung vấn đề biển đảo Việt Nam tích hợp trong giờ dạy – học Ngữ văn:
Căn cứ vào những định hướng và các hướng dẫn nội dung tuyên truyền về
biển đảo Việt Nam của Đảng, Nhà nước ta; căn cứ vào nội dung chương trình Ngữ văn 6 THCS, qua thực tế dạy học bản thân tôi thấy có thể tích hợp nhiều nội dung khác nhau của vần đề biển đảo Việt Nam vào các tiết học phần văn xuôi. Như:
+ Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, tiềm năng thế mạnh của biển đảo.
+ Tuyên truyền các chủ trương của Đảng, các văn bản pháp luật liên quan đến biển đảo, về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
+ Vẻ đẹp của biển đảo Việt Nam; Cuộc sống của con người nơi đảo xa…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]