SKKN Một số biện pháp tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4162 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 894 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Lập kế hoạch lựa chọn, sưu tầm các trò chơi vận động phù hợp với các chủ đề, phù hợp với trẻ
2.3.2. Chuẩn bị địa điểm, đồ dùng đồ chơi trước khi tổ chức trò chơi vận động cho trẻ
2.3.3. Sưu tầm, sáng tác lời ca, đồng dao
2.3.4. Tổ chức thực hiện trò chơi vận động
2.3.5. Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tính chất của hoạt động
2.3.6. Tổ chức cho trẻ được trải nghiệm thực tế
2.3.7. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh về việc hướng dẫn trò chơi vận động cho trẻ
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | Trang |
1. MỞ ĐẦU | |
1.1. Lí do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối Tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN | |
2.1. Cơ sở lí luận | |
2.2.Thực trạng vấn đề | |
2.2.1. Thuận lợi | |
2.2.2. Khó Khăn | |
2.2.3. Kết quả | |
2.3. Các giải pháp đã sử dụng khi giải quyết vấn đề | |
2.3.1. Lập kế hoạch lựa chọn, sưu tầm các trò chơi vận động
phù hợp với các chủ đề, phù hợp với trẻ |
|
2.3.2. Chuẩn bị địa điểm, đồ dùng đồ chơi trước khi tổ chức trò chơi vận động cho trẻ | |
2.3.3. Sưu tầm, sáng tác lời ca, đồng dao | |
2.3.4. Tổ chức thực hiện trò chơi vận động | |
2.3.5. Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tính chất của hoạt động | |
2.3.6. Tổ chức cho trẻ được trải nghiệm thực tế | |
2.3.7. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh về việc hướng dẫn trò chơi vận động cho trẻ | |
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: | |
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: | |
3.1 Kết luận | |
3.2. Kiến nghị | |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | |
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI. |
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Chúng ta đều biết rằng: phát triển thể chất là một trong 5 mặt phát triển toàn diện cho trẻ ở trường mầm non. Phát triển thể chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ, nó không chỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài của trẻ mà nó còn là yếu tố để giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt khác như: nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ.
Ở trường mầm non việc giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh – thô cho trẻ… Và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng – Sức khỏe là cái vốn quý giá nhất của mỗi người của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chỉ khi có sức khỏe tốt người ta mới có đủ khả năng để tham gia học tập và lao động sản xuất. Do vậy giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non.
Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, ngoài việc chăm sóc và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ còn cần phải có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi. Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng các trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn. Xuất phát từ vai trò quan trọng của các hoạt động phát triển thể chất nhằm nâng cao thể lực cho trẻ, tôi thấy việc tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà nó còn là tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể để trẻ khoẻ mạnh và phát triển toàn diện.
Trong những năm gần đây nhà trường và bản thân tôi đã chú trọng phát triển thể chất cho trẻ, tuy nhiên tôi nhận thấy việc phát triển thể chất cho trẻ vẫn chưa thực sự hiệu quả: nội dung dạy học chủ yếu là thực hiện đúng phương pháp, hình thức tổ chức còn đơn điệu, chưa lôi cuốn trẻ tích cực tham gia hoạt động, không phát huy hết khả năng của trẻ…
Như vậy, có thể thấy rõ phát triển thể lực cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong trường mầm non. Người ta thường nói “Mọi tài năng đều ẩn chứa trong một cơ thể khỏe mạnh”. Đúng vậy, cuộc sống ngày nay việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, cũng chính vì muốn trẻ có một cơ thể khỏe mạnh được phát triển toàn diện và bản thân là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các trò vận động một cách có hiệu quả nhất. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Đông Hương – Thành phố Thanh Hóa”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Xuất phát từ tình hình thực tế của trường, của lớp khi tổ chức các trò chơi cho trẻ trong lĩnh vực phát triển thể chất, bản thân tôi chọn đề tài này nhằm mục đích tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, phát huy cao nhất tính tích cực của trẻ. Đồng thời khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng và thừa cân của trẻ lớp mẫu giáo lớn Trường mầm non Đông Hương.
1.3. Đối tượng nghiên cứu .
Nghiên cứu các biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp mẫu giáo Hoa Quỳnh – nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu các sách: Chương trình giáo dục mầm non: Tạp chí giáo dục mầm non; tuyển tập các trò chơi dân gian Việt Nam; Tuyển tập các trò chơi vận động; thông qua mạng internet; Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.
– Phương pháp quan sát sư phạm: Thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu có mục đích, có kế hoạch bằng cách tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng.
– Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện trực tiếp với trẻ.
– Phương pháp thực hành: Làm mẫu hướng dẫn trẻ thực hành các bài tập
– Phương pháp thống kê toán học: Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
Theo Jean Piaget: “Trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức của mình thông qua sự tương tác qua lại tích cực với cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sự giao tiếp tích cực của trẻ, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống và các vật liệu trong môi trường để khuyến khích trẻ chơi. Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa cô và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớn trong phát triển trí thông minh và trong phát triển nhân cách”.
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực thông qua phát triển vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Phát triển vận động là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì…Trong quá trình tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ. Khi nói đến thể lực chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]