SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục nhằm hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4019 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 612 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Đinh Thị Hải |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thiên Nga |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Đinh Thị Hải |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thiên Nga |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục nhằm hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua hoạt động quan sát
2.3.2. Hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua hoạt động thử nghiệm
2.3.3. Hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua trò chơi học tập
2.3.4. Hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua hoạt động ngôn ngữ
2.3.5. Hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua hoạt động tạo hình
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong mỗi chúng ta, ai cũng mang một mối lo ngại về môi trường sống ngày càng ô nhiễm, lo ngại về sức khỏe của con người đang dần nguy hại vì ảnh hưởng của môi trường. Bởi vậy, cần lắm những ý thức, những hành động chung tay bảo vệ môi trường, cần lắm sự phát triển bền vững trong sự nghiệp sống của chúng ta. Tuy nhiên, việc hình thành ý thức bảo vệ môi trường, thái độ thân thiện, “biết sống hòa hợp với thiên nhiên” không phải là việc ngày một ngày hai mà phải được bắt đầu từ rất sớm – ngay khi trẻ mới tiếp xúc với thiên nhiên, bắt đầu hiểu biết các mối quan hệ tương hỗ xảy ra xung quanh. Chính vì vậy, ngay sau khi dự án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17/10/2001 (quyết định số 1363/QĐ- TTG) ngành Giáo dục mầm non đã có nhiều nghiên cứu nhằm thực hiện mục tiêu của dự án trong đào tạo giáo viên cũng như giáo dục trẻ trong trường mầm non.
Bản thân tôi cũng nhìn thấy được những biến đổi của khí hậu, thấy được sự “giảm sắc” của môi trường đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Hơn nữa, là một giáo viên mầm non đã được tiếp thu các nội dung, biện pháp và mục đích của dự án trên. Đồng thời nhận thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình hình thành thái độ thân thiện với môi trường cho trẻ mầm non. Tôi trăn trở mình phải làm gì và làm như thế nào để những học trò nhỏ của tôi có được cách sống hòa hợp với môi trường. Để đến thời của các con sự ô nhiễm của môi trường giảm đi, không phải lẩn tránh những môi trường không trong sạch. Để những bãi cỏ vẫn xanh non trong mỗi buổi picnic, những cánh đồng vẫn thẳng cánh có bay, những rặng tre vẫn rì rào ru chúng mỗi buổi trưa hè, những dòng sông vẫn trong và những áng mây vẫn xanh màu của hòa bình và hi vọng.
Có rất nhiều cách thiết thực để giáo dục cho trẻ thơ về bảo vệ môi trường. Nhưng với những mầm non đầu đời, với những bài học đầu tiên để hình thành nhân cách trẻ. Đặc biệt là với yêu cầu đổi mới của Giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm, thích học bằng chơi, chơi mà học. Cộng với vốn kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy, tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục nhằm hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục nhằm hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non. Giúp cho giáo viên có thêm những kinh nghiệm trong việc giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Từ đó hình thành ý thức sống thân thiện, hòa hợp với môi trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục nhằm hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non tôi đang công tác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực thi đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp điều tra
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp thực hành, trải nghiệm
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người, thiên nhiên. (Điều 1, Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam, 1993).
Tuy nhiên, từ các hoạt động tự nhiên như núi lửa, thiên tai, lũ lụt hoặc do các hoạt động lao động, sản xuất của con người trong công nghiệp, trong giao thông và trong sinh hoạt… Chính những nhân tố đó đã và đang làm thay đổi tính chất của môi trường, làm cho môi trường trở nên độc hại hay nói đúng hơn là ô nhiễm.
Giáo dục mầm non đã đưa giáo dục môi trường vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ với mục đích hình thành ở trẻ hiểu về môi trường, yêu quý môi trường, tôn trọng và chăm sóc môi trường, có thái độ thân thiện với môi trường. Hay nói cho trọn vẹn, là hình thành đạo đức môi trường. Nghĩa là, tạo cho trẻ “có cảm nhận, thái độ và hành vi đúng đắn về những vấn đề môi trường mà trẻ gặp trong cuộc sống, từ đó có ý thức quyết tâm hành động để bảo vệ môi trường” (Trang 11, sổ tay giáo viên mầm non Hỏi đáp về Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non, Nhà Xuất bản giáo dục- Trần Lan Hương).
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
– Trẻ em hầu hết sống trong môi trường cha mẹ là công nhân viên chức nhà nước nên luôn được chú trọng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ như dạy trẻ bỏ rác đúng nơi quy định, không hái hoa bẻ cành…
– Bản thân là một giáo viên trẻ, nhiệt huyết luôn học hỏi kinh nghiệm, đã được học tập chuyên đề về Bảo vệ môi trường, sẵn sàng vận dụng chuyên đề và đổi mới trong công tác giảng dạy của mình.
2.2.2. Khó khăn
– Trẻ mầm non nhanh nhớ nhanh quên, chưa tự ý thức được việc cần phải bảo vệ môi trường
– Môi trường để trẻ được hoạt động trải nghiệm còn hạn chế như: trẻ chưa có nhiều điều kiện để đi tham quan hay thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm.
2.2.3. Kết quả thực trạng
Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát 5 nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường trên 40 cháu 5 – 6 tuổi lớp tôi và kết quả thu được theo bảng sau:
Bảng 1: Bảng khảo sát đánh giá nhận thức về ý thức bảo vệ môi trường của trẻ
TT | Nội dung khảo sát | Đạt | Chưa đạt | ||||
Khá giỏi | Trung bình | ||||||
Số trẻ | Tỉ lệ
% |
Số trẻ | Tỉ lệ
% |
Số trẻ | Tỉ lệ
% |
||
1 | Trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người | 15 | 37.5 | 21 | 52.5 | 4 | 10 |
2 | Trẻ có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ | 14 | 35 | 23 | 57.5 | 3 | 7.5 |
3 | Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, lớp | 15 | 37.5 | 23 | 57.5 | 2 | 5 |
4 | Trẻ biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh về công tác bảo vệ môi trường | 8 | 20 | 27 | 67.5 | 5 | 12.5 |
5 | Trẻ có phản ứng với các hành vi của con người làm bẩn môi trường và phá hoại môi trường | 6 | 15 | 29 | 72.5 | 5 | 12.5 |
Qua kết quả khảo sát thực trạng, tôi thấy tỉ lệ trẻ tiếp nhận kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường trong mức độ trung bình và chưa đạt khá cao. Với vai trò và trách nhiệm của một cô giáo mầm non, tôi trăn trở và mong muốn đổi mới trong công tác giáo dục của mình để nâng cao mức độ tiếp nhận kiến thức về giáo dục và hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Vì vậy, tôi đã tiến hành thực nghiệm các biện pháp trong tổ chức hoạt động giáo dục nhằm hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi.
2.3. Các giải pháp đã được thực hiện để giải quyết vấn đề
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục nhằm hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi như sau:
– Hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua hoạt động quan sát
– Hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua hoạt động thử nghiệm
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]