SKKN Một số biện pháp tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém môn Ngữ văn khối 6
- Mã tài liệu: BM6072 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 849 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Lam Sơn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Lam Sơn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém môn Ngữ văn khối 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Các giải pháp
Giải pháp 1: Lên kế hoạch phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh ngay từ đầu năm học
Giải pháp 2: Lập danh sách học sinh yếu kém để xây dựng kế hoạch phụ đạo
Giải pháp 2: Xác định mục tiêu bài học
Giải pháp 3: Tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém
Giải pháp 4: Quan tâm, thân thiện trong từng tiết dạy và động viên, khen thưởng học sinh kịp thời
2.3.2. Tổ chức dạy học thực nghiệm
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
- Lí do chọn đề tài
Phụ đạo học sinh yếu, kém là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện của nhà trường.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của huyện Đông Sơn đã có nhiều chuyển biến, ngành giáo dục đã khẳng định được vị trí vai trò trách nhiệm trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá quê hương đất nước. Phần lớn nhân dân đã có ý thức chăm lo, quan tâm tạo điều kiện cho việc học tập của con em mình. Song bên cạnh đó một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đúng đắn về việc học tập của con em nên tỉ lệ học sinh yếu kém còn rất cao. Cũng phải nói thêm rằng kể từ năm học 2006-2007 Bộ trưởng bộ GD & ĐT đã phát động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử, và bệnh thành tích trong giáo dục”, tỷ lệ học sinh yếu kém tăng đó là biểu hiện tích cực về việc dạy và học bước đầu phản ánh thực chất. Đòi hỏi giáo viên phải dạy thực chất và học sinh phải học thực chất.
Đông Nam là một xã khó khăn của huyện Đông Sơn, phần lớn nhân dân trong xã thuộc diện hộ nghèo, bố mẹ đi làm ăn xa, các em thường vắng học khi thời tiết xấu như: mưa to hay rét mướt… Việc nắm bắt kiến thức không được liền mạch. Vì thế các em đã yếu lại càng yếu thêm. Trường THCS Đông Nam đóng trên địa bàn của xã, trong những năm qua đã có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên chất lượng đại trà vẫn còn thấp, học sinh yếu kém còn nhiều, chưa thể đáp ứng với mục tiêu giáo dục đề ra.
Ngữ văn là một môn khoa học giúp học sinh hiểu về cuộc sống con người, hiểu về quê hương đất nước, từ đó tôn vinh các giá trị dân tộc, giá trị con người, học Ngữ văn là để hiểu tiếng mẹ đẻ, giúp nhân dân đoàn kết bảo vệ đất nước suốt bề dày bốn nghìn năm lịch sử. Không những thế, môn Ngữ văn còn bồi dưỡng cho tình cảm con người, giúp con người yêu thương nhau. Tuy nhiên, trên thực tế học sinh thường có tâm lí không thích học Ngữ văn. Đặc biệt những học sinh yếu kém, đọc chưa thông, viết chưa thạo lại càng ngại học. Vậy làm thế nào để học sinh có hứng thú học tập. Đây là một vấn đề mà trong nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi đặc biệt chú ý.
Như vậy việc phụ đạo học sinh yếu, kém là một trong những yêu cầu lớn được đặt ra. Vậy làm thế nào để chất lượng dạy và học được nâng lên? Làm thế nào để đào tạo ra những con người có đủ “ đức , trí, thể, mĩ”. Đó cũng là một câu hỏi lớn.
Xuất phát từ những lí do như đã nêu trên với nhu cầu cấp thiết của đơn vị, sự trăn trở day dứt và tâm huyết của một người giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số biện pháp tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém môn Ngữ văn khối 6 ở trường THCS Đông Nam– Đông Sơn”, với mong muốn giúp các em học sinh có lòng đam mê và học tập tốt hơn bộ môn Ngữ văn ở các lớp THCS.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp từ kinh nghiệm bản thân về việc phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn ở trường THCS Đông Nam– Đông Sơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Xác định cơ sở lí luận của việc phụ đạo học sinh yếu, kém trường THCS Đông Nam– Đông Sơn
– Phân tích thực trạng việc tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém ở trường THCS Đông Nam– Đông Sơn.
– Đề xuất và lí giải một số biện pháp tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém trường THCS Đông Nam– Đông Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
– Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, phỏng vấn, tổng kết, rút kinh nghiệm.
– Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
– Nghiên cứu các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
– Ngoài các biện pháp đã thực hiện ở các năm học trước, trong năm học này, năm học ………… tôi thực hiện thêm một số biện pháp khác nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh yếu kém, đó là:
+ GV gặp gỡ các cấp lãnh đạo thôn như: Bí thư thôn, phụ nữ thôn để trao đổi về nguyên nhân học yếu của học sinh, để các cấp lãnh đạo thôn cùng tìm giải pháp giúp đỡ những gia đình có con em học yếu, kém.
+ Tăng cường đổi mới về phương pháp dạy học: Để tránh nhàm chán trong các tiết dạy phụ đạo tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò chơi, thi giữa các cá nhân với nhau, giữa các nhóm với nhau… tạo ra không khí học tập sôi nổi, vui tươi, phấn khởi.
- Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Thế nào là học sinh yếu, kém?
– Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3.5 đến 4.9, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2.0.
– Loại kém: Trừ các trường hợp: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu ra, các trường hợp còn lại là loại kém.
{Trích: Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT ( Ban hành kèm theo Thông tư số: 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).}
2.1.2. Thế nào là phụ đạo?
Phụ đạo nghĩa là: Giáo viên giúp đỡ cho học sinh hiểu thêm bài, ngoài giờ lên lớp.
(Từ điển Tiếng Việt – NXB Đà Nẵng, năm 1996)
Như vậy, phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu kém là giáo viên phải bổ sung được những “lỗ hổng” kiến thức cho học sinh (chủ yếu là những kiến thức có trong sách giáo khoa Ngữ văn) để giải quyết, để giành lại kiến thức mà các em chưa lĩnh hội hết trong tiết dạy chính trên lớp. Từ đó học sinh có thể hòa nhập theo kịp với các bạn trong tiết học đang diễn ra trên lớp
2.2. Cơ sở thực tiễn.
2.2.1. Về phía học sinh
Ngay từ đầu năm học, tôi đã trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn ở lớp 6, tôi đã tổ chức khảo sát chất lượng đầu học kỳ I. Kết quả khảo sát như sau:
KHỐI | SỐ HS | XẾP LOẠI | |||||||||
GIỎI | KHÁ | TB | YẾU | KÉM | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
6 | 49 | 3 | 6.1 | 15 | 30.6 | 25 | 51.0 | 6 | 12,2 | 0 | 0 |
Từ những số liệu qua đợt khảo sát ở trên, chúng ta có thể thấy chất lượng đại trà môn Ngữ văn rất thấp, học sinh yếu kém có tới trên 12%. Chất lượng học sinh yếu, kém như vậy là có nhiều nguyên nhân:
Một là: Lười học đẫn đến nhiều “lỗ hổng” về kiến thức, kĩ năng: Trên lớp không chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà chưa chịu học bài cũ và soạn bài mới, đến giờ học lại cắp sách đến trường. Còn một bộ phận nhỏ thì các em không xác định được mục đích của việc học. Các em chỉ đem đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy ra “học vẹt” mà không hiểu được nội dung nói lên điều gì.
Hai là: Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp nhỏ. Đây là một điều không thể phủ nhận với chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh.
Ba là: Phương pháp học tập Ngữ văn chưa tốt vì là học sinh đầu cấp chưa quen với phương pháp học mới.
Bốn là: Không có thời gian học ở nhà: Đa số các em là con em gia đình làm nông nghiệp, các em ở nhà phải phụ giúp gia đình nhiều việc như: trồng trọt, chăn nuôi…
Năm là: Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học sinh lười học, xin nghỉ để làm việc riêng như đi chơi, giả bị ốm, thiếu đồ dùng học tập…. cha mẹ cũng đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất dần căn bản… và rồi yếu, kém.
Sáu là: Do đọc chưa thông, viết chưa thạo nên dẫn đến tiếp thu chậm.
Trong năm học ……….., dù là học sinh lớp 6 nhưng vẫn còn một số em đọc chưa thông, viết chưa thạo như: Em Lê Trần Trường Thanh; Nguyễn Viết Hậu…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 105
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 145
- 3
- [product_views]
- 0
- 166
- 4
- [product_views]
- 0
- 152
- 5
- [product_views]
- 6
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 185
- 7
- [product_views]
- 6
- 174
- 8
- [product_views]
- 2
- 116
- 9
- [product_views]
- 0
- 154
- 10
- [product_views]