SKKN Một số biện pháp tổ chức tiết học Toán lớp 2 theo mô hình trường học mới (VNEN) có hiệu quả
- Mã tài liệu: BM2085 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 738 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Du |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Du |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp tổ chức tiết học Toán lớp 2 theo mô hình trường học mới (VNEN) có hiệu quả” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng lớp học thân thiện.
3.2 Biện pháp 2: Đổi mới cách dạy của giáo viên.
3.3 Biện pháp 3: Đổi mới về cách học của học sinh.
3.4. Biện pháp 4: Phát huy vai trò của một nhóm trưởng trong học VNEN nói chung và môn Toán nói riêng
3.5. Biện pháp 5: Phối hợp với cộng đồng tham gia các hoạt động giáo dục
3.6. Biện pháp 6: Đánh giá, động viên, khuyến khích học sinh kịp thời
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là bậc học nền tảng. Sự thành công của giáo dục Tiểu học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển và chất lượng của các bậc học tiếp theo. Mục tiêu giáo dục của bậc Tiểu học hiện nay: “Hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, thì giáo dục không ngừng được đổi mới cả về nội dung chương trình, phương pháp dạy học cũng như cách học của học sinh, cách dạy của giáo viên. Đặc biệt đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, lấy học sinh làm trung tâm là việc làm cần thiết hiện nay.
Trong những năm qua, Bộ giáo dục đã thực hiện nhiều chương trình đổi mới phương pháp dạy học như: phương pháp Bàn tay nặn bột, dạy Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch và thực hiện chương trình dạy và học theo mô hình VNEN. Phương pháp dạy và học theo mô hình VNEN: Coi quá trình tự học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức.
Trường tôi là một trong những trường thuộc dự án thực hiện từ năm học ……..đến nay. Sau gần 4 năm trực tiếp giảng dạy lớp 2 theo mô hình VNEN, tôi thấy chất lượng học sinh đại trà, các kĩ năng ứng xử, kĩ năng giao tiếp… đã được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh mặt đạt được đó thì tôi vẫn còn thấy những khó khăn sau:
Thời gian triển khai Dự án chưa dài, một số cán bộ, giáo viên còn bị ảnh hưởng bởi phương pháp dạy truyền thống. Vì vậy việc thực hiện còn mang tính hình thức, chưa linh hoạt; việc dạy – học và các hoạt động của học sinh còn chưa thật tự nhiên, hiệu quả phối hợp giữa học tập cá nhân và học tập tương tác trong các nhóm chưa cao; hoạt động của HĐTQ chưa thường xuyên, có nơi còn giao cả phần việc của giáo viên cho HĐTQ; công cụ học tập chưa phong phú, hiệu quả sử dụng hạn chế, việc trang trí chỉ để cho đẹp lớp học mà thôi.
Việc thực hiện dạy các môn học nói chung và môn Toán nói riêng theo mô hình trường học VNEN đến nay đã đạt dược những thành tựu nhất định, song vẫn còn tồn tại như:
Một số giáo viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN; còn lúng túng trong quá trình dạy học để vận dụng tốt quy trình 5 bước. Giáo viên chưa phát huy hết khả năng của HS, chưa rèn cho HS thực hiện triệt để chỉ dẫn của 10 bước học tập, đôi khi còn làm thay cho nhóm; chưa cho các nhóm hoạt động theo dúng chỉ dẫn.
Kĩ năng tính toán, điều hành nhóm của HS, nhất là HS vùng nông thôn, miền núi còn nhiều hạn chế. Nhiều nội dung của môn Toán khó nên HS yếu nhận thức chậm, thực hành khó khăn. Một bộ phận HS chưa có ý thức tự giác học tập, chưa biết cách học. Nhiều cha mẹ HS không đủ trình độ, điều kiện để hướng dẫn con học bài và không có thời gian tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Xuất phát từ nhận thức trên, là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 2, bản thân tôi luôn nghiên cứu, tìm ra những phương pháp dạy học đạt hiệu quả góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục. Vì vậy tôi đã chọn đề tài:“Một số biện pháp tổ chức tiết học Toán lớp 2 theo mô hình trường học mới (VNEN) có hiệu quả”.
- Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là dựa trên cơ sở khoa học về tổ chức các hoạt động dạy học từ đó đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập trong tiết học Toán cho học sinh ở trường tiểu học qua đó phát triển các kỹ năng dạy học theo mô hình mới góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Đồng thời tìm ra một số biện pháp để tổ chức tiết học Toán lớp 2 theo mô hình trường học mới (VNEN) có hiệu quả.
- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu, tổng kết một số biện pháp để tổ chức tiết học Toán lớp 2 theo mô hình trường học mới (VNEN) đạt hiệu quả. Năm học ……..và năm học …….. ở trường Tiểu học Thọ Lâm.
- Một số phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thường xuyên sưu tầm tra cứu sách báo tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, qua đó phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu.
– Phương pháp quan sát
Thực hiên quan sát trong quá trình học sinh học tập trong lớp, đặc biệt theo dõi quá trình học tập của học sinh khi các em hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, hoạt động cả lớp nhằm đánh giá thực trạng, nguyên nhân để tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tiết học Toán.
– Phương pháp điều tra phỏng vấn
Tiến hành một số câu hỏi dạng trắc nghiệm và tự luận cho một số học sinh và điều tra qua phiếu liên quan đến việc phân tích đánh giá việc học của học sinh, hay thông qua phỏng vấn trực tiếp qua đó nắm bắt được thực trạng.
– Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Thông qua các sản phẩm làm ra của học sinh như bài tập làm việc theo nhóm, bài kiểm tra của học sinh hoặc bài làm cá nhân nhằm để phân tích, đách giá sản phẩm và nhận định đưa ra kết luận đúng khi dạy học.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Qua các hoạt động, Giáo viên ghi chép qua đó đúc rút kinh nghiệm được chưa được tổng hợp đi đến kết luận
– Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận của vấn đề
1.1. Đặc trưng của phương pháp dạy học theo mô hình VNEN.
Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới VNEN là mô hình dạy học không những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy – học cả lớp sang dạy – học theo nhóm. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập giáo viên tổ chức hoạt động học tập giúp học sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu. Giáo viên quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây dựng bài học. Phương pháp học theo nhóm luôn hiện hữu, cố định, xuyên suốt cả quá trình tham gia học tập của học sinh. Học theo phương pháp này các em được học tập thoải mái, được trải nghiệm, được vui chơi trong giờ học giúp các em rất tự tin, nên các em rất thích đến lớp đến trường và hứng thú trong học tập. Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện một số kĩ năng cơ bản như kĩ năng hợp tác, kĩ năng học nhóm, kĩ năng giao tiếp. Góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
1.2.VÞ trÝ cña m«n Toán ë líp 2.
Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn Toán cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.
Môn toán ở trường Tiểu học là một môn độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ.
Môn toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người.
Môn toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]