SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong môn toán ở lớp 2
- Mã tài liệu: BM2099 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1249 |
Lượt tải: | 14 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Trần Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Văn Việt |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Trần Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Văn Việt |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong môn toán ở lớp 2” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1.Chuẩn bị và tổ chức trò chơi Toán học.
2.3.2.Các trò chơi được tổ chức trong các tiết toán
2.3.2.1. Trò chơi được tổ chức trong hoạt động kiểm tra bài cũ.
2.3.2.2. Trò chơi trong hoạt động luyện tập thực hành.
2.3.2.3. Trò chơi củng cố bài
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài.
Môn toán ở Tiểu học là một môn quan trọng có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học ban đầu, những nhận thức xung quanh nhằm phát triến năng lực nhận thức, tư duy và hình thành nhân cách cho con người .Môn toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác.
Ở lớp 2 môn Toán cũng có nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về toán học, hình thành và rèn những kĩ năng thực hành theo chương trình. Giúp học sinh tự khám phá tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức mới, tự tin, hứng thú trong học tập.
Để học sinh học tốt được môn Toán lớp 2 thì mỗi người giáo viên không phải chỉ truyền đạt, kiến thức theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới hàng ngày. Mà đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với môn học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì thế người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú cho các em nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Khi giáo viên đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì học sinh sẽ hứng thú hơn với môn học, các em sẽ có kết quả học tập tốt hơn, nâng cao chất lượng dạy học môn toán.
Xuất phát từ lý do trên tôi chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán ở lớp 2A Trường Tiểu học Cẩm Vân- huyện Cẩm Thủy” để giúp các em học sinh học tập môn Toán hiệu quả hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm nhằm:
– Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở Tiều học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
– Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được coi là khô khan, hóc búa thì việc đưa ra các trò chơi Toán học nhằm mục đích để các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu các trò chơi phục vụ trong môn Toán lớp 2. Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm khi tổ chức trò chơi toán học, nhằm nâng cao hiệu quả môn học.
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp quan sát thông qua dự giờ
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, kiểm tra đối chứng
– Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu, đàm thoại…
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận.
Trò chơi học tập là hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi, luật của trò chơi có thể tường minh có thể không.
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò chơi và do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ năng đã học. Như vậy trong trò chơi học tập các kỹ năng môn toán được đưa vào trò chơi.
Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình.
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học
sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Giúp học sinh rèn luyện
củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Chính vì vậy mà việc tổ chức trò chơi học tập là công việc cần thiết giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách nhẹ nhàng. Do đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học đặc biệt là ở các lớp đầu cấp các em thích được “chơi mà học”. Trò chơi học tập còn làm cho không khí lớp học vui vẻ, thân thiện, dẫn đến hiệu quả tiết học sẽ cao hơn.
2.2.Thực trạng dạy học môn toán ở lớp 2.
2.2 1.Tìm hiểu nội dung chương trình Toán 2.
Chương trình Toán lớp 2 nội dung chủ yếu :
* Số học
+Phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100
+Các số đến 1000. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1000.
+Phép nhân và phép chia
* Đại lượng và số đo đại lượng
* Các yếu tố hình học
* Giải bài toán
2.2.2. Khảo sát việc dạy-học của giáo viên và học sinh.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng,học sinh lớp 2 khi học môn toán. Môn học chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của các em là một môn độc lập,cần phải có suy nghĩ và tư duy lôgic .Nhiều em sợ học toán, thiếu tự tin, nghe giảng dể hiểu nhưng mau quên. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi người giáo viên phải có kinh nghiệm trong và sáng tạo giảng dạy,phải thay đổi cách thức, hình thức phù hợp gây hứng thú cho các em trong học tập, giúp các em tự tin trong học môn toán .
*Thuận lợi.
Do đặc trưng của môn Toán ở Tiểu học có vị trí rất quan trọng . Chính vì vậy mà mỗi giáo viên đều có ý thức luôn trau dồi, học hỏi, cải tiến phương pháp dạy học để giúp học sinh học tập môn toán đạt hiệu quả.
Nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng giảng dạy, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức hội giảng, dự giờ rút kinh nghiệm…Chính vì vậy mà chất lượng các tiết dạy nói chung môn Toán nói riêng không ngừng được nâng cao.
Đội ngũ giáo viên trong nhà trường khá đồng đều, có tay nghề vững vàng. Do đó rất thuận lợi cho việc tiếp cận với những phương pháp dạy học mới, hiện đại.
Trong các tiết dạy, giáo viên đã quan tâm đến các đối tượng học sinh, khuyến khích, khơi gợi học sinh trí tưởng tượng, óc sáng tạo. Bên cạnh đó, nhiều tiết dạy giáo viên đã thay đổi hình thức, phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí, gây hứng thú cho học sinh trong học tập.
Học sinh: Hầu hết học sinh đều có ý thức làm bài,có thái độ tích cực trong việc học tập.
Phụ huynh học sinh: Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần
nâng cao chất lượng môn học nói chung và môn Toán nói riêng.
*Khó khăn.
* Về phía giáo viên.
Học tập môn Toán nói chung là một hoạt động trí tuệ khó khăn phức tạp. Việc hình thành kĩ năng tính và giải toán không hề dễ đối với học sinh. Đòi hỏi ở học sinh phải nắm vững các kiến thức đã học để vận dụng tính toán và giải toán. Chính vì vậy mà dạy học làm sao để tất cả học sinh đều làm được các bài toán là vô cùng khó khăn đối với giáo viên, đặc biệt là lớp 2 các em đang còn nhỏ, khả năng ghi nhớ chưa cao.
Đa số ở các tiết học giáo viên chưa quan tâm đến hình thức tổ chức học tập, các tiết học thường diễn ra đơn điệu, gây cho học sinh sự nhàm chán.Việc tổ chức các hoạt động trò chơi học tập hay bài giảng điện tử giáo viên ít khi vận dụng . Đây cũng là lí do khiến học sinh càng thêm ngại học môn Toán
*Về phía học sinh.
Môn toán là môn học khó, trừu tượng nên đa số học sinh chưa hứng thú học tập môn Toán.Nhiều em chưa thuộc bảng cộng,trừ có nhớ,chưa biết vận dụng vào giải toán.
Do các em là học sinh ở đầu cấp học nên các em còn mải chơi chưa tập trung chú ý dẫn đến chưa hiểu sâu vấn đề, dẫn đến tình trạng mau quên kiến thức. Một số em còn chậm, nhút nhát, kĩ năng tính cũng như việc vận dụng vào giải toán còn hạn chế, dẫn đến tình trạng làm bài kết quả chưa cao.
Tình trạng để thời gian lãng phí còn nhiều,do học sinh làm bài xong trước (đối với những em hoàn thành tốt, các em có khả năng làm những bài tập ở mức độ cao hơn) hoặc không làm bài được (đây là những em tiếp thu bài còn chậm, khả năng vận dụng vào giải toán còn hạn chế, các bài tập này thường quá sức với các em). Chính vì vậy dẫn đến việc các em ngồi làm việc riêng trong lớp, ảnh hưởng đến hiệu quả tiết học.
Trong quá trình dạy học tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 2A với đề bài :
Đề bài:
Câu 1: Tính :
63 99 33 29
– + – +
9 1 25 6
Câu 2: Em 7 tuổi, anh hơn em 5 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi?
Kết quả khảo sát như sau:
Số HSKS | HTT | HT | CHT | |||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | |
25 | 4 | 16 | 15 | 56 | 7 | 28 |
Qua bảng số liệu cho thấy, số học sinh xếp loại hoàn thành tốt chiếm tỉ lệ thấp 16%. Đây là những em nắm vững yêu cầu của đề bài, thuộc bảng cộng trừ có nhớ, biết vận dụng vào giải toán có lời văn. Ngoài ra các em biết trình bày rõ ràng sạch sẽ. Còn những bài xếp loại hoàn thành thường là những em tuy đã nắm được yêu cầu của đề bài nhưng làm bài còn nhầm lẫn giữa phép cộng, phép trừ, viết câu lời giải chưa đúng, hoặc chưa biết viết đáp số. Nhiều bài làm trình bày còn chưa rõ ràng. Các bài làm này chiếm tỉ lệ khá cao 56%. Còn lại là các bài xếp loại chưa hoàn thành, đây là những em khả năng tiếp thu môn Toán còn chậm, không hứng thứ học tập, chưa thuộc bảng cộng, trừ hoặc có thuộc nhưng khi vận dụng tính thường quên không nhớ sang hàng bên. Nhiều bài các em đặt tính không thẳng cột nên dẫn đến tính sai, tỉ lệ học xếp loại chưa hoàn thành cũng khá cao….
Qua giảng dạy tôi nhận thấy kết quả làm bài chưa cao là do hai phía: người dạy và người học. Xuất phát từ tình hình thực tế trên tôi đã tập trung nghiên cứu nội dung từng bài Toán lớp 2, thông qua đó để tìm ra những trò chơi lí thú, hấp dẫn, giúp học sinh có niềm đam mê, hứng thú học tập môn học này.
2.3.Các biện pháp tổ chức trò chơi trong môn Toán ở lớp 2.
2.3.1.Chuẩn bị và tổ chức trò chơi Toán học.
Căn cứ vào nội dung kiến thức, trình độ học sinh và điều kiện hiện có giáo viên lựa chọn trò chơi để đưa vào dạy học như một hoạt động dạy học toán. Giáo viên phải xác định được rõ mục đích của trò chơi và xác định dạy vào hoạt động nào của bài. Các bước chuẩn bị và tiến hành trò chơi như sau:
*Chuẩn bị: Giáo viên, học sinh chuẩn bị các dụng cụ cần thiết.
*Công bố luật chơi (hoặc cách chơi): Giáo viên giải thích cách chơi, trong đó nêu rõ những ai chơi trực tiếp,ai cổ động,ai đánh giá (người đánh giá không nhất thiết là giáo viên) chơi như thế nào,đánh giá như thế nào,chơi thời gian là bao lâu…Chọn hình thức ngắn gọn, rõ ràng để giải thích cách chơi. Không nên giải thích dài dòng khiến các em mất hứng thú .
*Tiến hành : Dù trực tiếp hay gián tiếp, tất cả học sinh phải tham gia trò chơi, giáo viên theo dõi và giúp học sinh vướng mắc nếu cần.
2.3.2.Các trò chơi được tổ chức trong các tiết toán.
2.3.2.1. Trò chơi được tổ chức trong hoạt động kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra bài cũ là một phần không thể thiếu trong mỗi tiết học.Đây là hoạt động giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức đã học.
Việc kiểm tra bài cũ thường xuyên hình thành ở học sinh thói quen làm bài, ôn bài ở nhà. Đối với học sinh tiểu học thì kiểm tra bài cũ lại càng quan trọng vì các em còn nhỏ tuổi, khả năng ghi nhớ chưa cao, các em dễ quên, trí nhớ chưa bền vững.
Hầu hết ở các tiết toán khi kiểm tra bài cũ, giáo viên thường gọi 1-2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp rồi cả lớp chữa bài. Chính vì vậy mà tiết học khô khan, học sinh không hào hứng học tập. Do đó việc thay đổi hình thức kiểm tra bài cũ gây hứng thú cho học sinh là rất cần thiết, giúp cho học sinh củng cố được kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, tạo điều kiện để các em tiếp thu bài mới tốt hơn.
a.Trò chơi: Rung chuông vàng
– Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố cách tìm thành phần chưa biết số trừ.
* Ví dụ 1: Tìm số trừ ( trang 72/ Toán 2)
– Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Bảng phụ ghi đề bài
Hãy lựa chọn phương án đúng :
Tìm X:
15 – X = 6
a. 21
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]