SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm
- Mã tài liệu: BC4149 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1284 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Bồi dưỡng nâng cao về trình độ tin học
2.3.2. Đầu tư mua sắm máy tính và các trang thiết bị cần thiết phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
2.3.3. Thiết kế bài giảng trình chiếu và trò chơi ôn luyện củng cố cho trẻ
2.3.4. ứng dụng các trò chơi trên phần mềm vui chơi học tập cho trẻ làm quen với biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm
2.3.5. ứng dụng công nghệ thông tin vào các phương pháp dạy học cho trẻ làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng phép đếm
2.3.6. Lồng ghép ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng phép đếm thông qua các hoạt động học khác
2.3.7. Phối hợp cùng phụ huynh cho trong việc cho trẻ làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng phép đếm
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
STT | NỘI DUNG | Trang | |
1 | 1. MỞ ĐẦU | ||
2 | 1.1. Lý do chọn đề tài | ||
3 | 1.2. Mục đích nghiên cứu | ||
4 | 1.3.Đối tượngnghiên cứu | ||
5 | 1.4.Phương pháp nghiên cứu | ||
6 | 1.5.Những điểm mới của sáng kiến | ||
7 | 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | ||
8 | 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. | ||
9 | 2.2. Thực trạng vấn đề khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | ||
10 | 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | ||
11 | 2.3.1. Bồi dưỡng nâng cao về trình độ tin học | ||
12 | 2.3.2. Đầu tư mua sắm máy tính và các trang thiết bị cần thiết phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy | ||
13 | 2.3.3. Thiết kế bài giảng trình chiếu và trò chơi ôn luyện củng cố cho trẻ. | ||
14 | 2.3.4. ứng dụng các trò chơi trên phần mềm vui chơi học tập cho trẻ làm quen với biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm. | ||
15 | 2.3. 5. ứng dụng công nghệ thông tin vào các phương pháp dạy học cho trẻ làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng phép đếm . | ||
16 | 2.3. 6.Lồng ghép ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng phép đếm thông qua các hoạt động học khác. | ||
17 | 2.3.7.Phối hợp cùng phụ huynh cho trong việc cho trẻ làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng phép đếm | ||
18 | 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân đồng nghiệp và nhà trường | ||
19 | 3. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ | ||
20 | 3.1. Kết luận | ||
21 | 3.2. Kiến nghị | ||
* Tài liệu tham khảo |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
Lời dạy của Hồ Chủ Tịch từ xa xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Theo Bác thì một trong những tiêu chí của đứa trẻ “Ngoan” là phải biết “Học hành”. Như vậy, chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Theo lịch sử Giáo dục Mầm non đã khẳng định: “Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi người, là khâu đầu tiên của việc quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người”. Như vậy, Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục Quốc dân. Tầm quan trọng của Giáo dục Mầm non là ở chỗ nó đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách trẻ em.
Ở trường Mầm non, việc tổ chức và hình thành cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán học có một vai trò to lớn. Quá trình này giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh, nhận thức được những thuộc tính, đặc điểm của các đồ vật xung quanh. Nhờ vậy, ở trẻ hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng như: Biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm, biểu tượng về kích thước hình dạng, vị trí sắp đặt của các vật trong không gian. Những biểu tượng này được hình thành trong quá trình trẻ tích cực tri giác và thao tác với các đồ vật, đồ chơi đa dạng. Nhờ vậy mà những khả năng tìm tòi quan sát, thói quen định hướng thế giới xung quanh của trẻ trở nên sáng tạo hơn trong mọi hoạt động, thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Trong số những biểu tượng toán học mà trẻ Mầm non được làm quen, biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm đi theo trẻ suốt quá trình làm quen với toán và các môn học khác. Khi làm quen với các biểu tượng này trẻ còn hiểu và diễn đạt được các từ: Một, nhiều, ít, rèn kỹ năng đếm, thêm bớt, chia, nhóm, ghép đôi, kỹ năng thực hiện các phép tính đơn giản. Đó là những kỹ năng cơ bản quan trọng để trẻ học tốt môn toán sau này.
Để giúp trẻ làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm một cách tốt nhất thì việc ứng dụng công nghề thông tịn vào quá trình dạy học cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết. Thế nhưng, trong trường Mầm non việc dạy nội dung này còn nhiều hạn chế. Với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cho trẻ làm quen với các biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm ở trường mầm non Nga Thủy”. Để nghiên cứu và áp dụng vào dạy học ở lớp mình phụ trách.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm đưa ra một số biện pháp hiệu quả nhất giúp trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
“Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm ở trường Mầm non Nga Thủy”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu lí luận
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp đàm thoại
+ Phương pháp thực hành
1.5.Những điểm mới của sáng kiến
– Việc ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với các biểu tượng về tập hợp số lượng và phép đếm tạo ra môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy trẻ.
– Giáo viên Mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm các hình ảnh chân thực thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng giáo án điện tử cho riêng mình.
– Giúp giáo viên tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như là kinh phí trong việc chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho việc dạy hoạt động làm quen với toán.
– Trong quá trình trẻ được tiếp xúc với công nghệ thông tin trẻ sẽ được lĩnh hội nguồn kiến thức phong phú, giúp sự tri giác và tư duy của trẻ phát triển hơn.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trẻ 5 – 6 tuổi có khả năng phân tích từng phần tử của tập hợp tốt hơn, có thể hình dung được phần tử của tập hợp không phải chỉ là từng vật riêng lẻ mà có thể là từng nhóm gồm một số vật. Xu hướng đánh giá tập hợp về mặt số lượng của trẻ tốt hơn, không còn chịu ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài (Màu sắc, kích thước) hay sự sắp xếp trong không gian.
Trên cơ sở biết so sánh 2 tập hợp hơn kém 1 phần tử bằng thiết lập tương ứng 1 – 1, trẻ biết đếm trong phạm vi 10, nắm vững thứ tự gọi tên các số. Trẻ hiểu được 2 ý nghĩa của số: Chỉ số lượng và chỉ thứ tự. Đồng thời, trẻ có khả năng “Gọi tên chung” cho các tập hợp có số lượng bằng nhau trong phạm vi 10 bằng các số từ 1 đến 10 và nhận biết được các chữ số đó. Trẻ còn nắm được thứ tự chặt chẽ giữa các số của dãy số tự nhiên từ 1 đến 10, thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Ở lứa tuổi này, trẻ còn có khả năng đếm các tập hợp với các đơn vị khác nhau, hiểu được thành phần của số từ các đơn vị, nghĩa là các cháu hiểu rằng đơn vị của số có thể là một nhóm vật chứ không nhất thiết là
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]