SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả cho trẻ lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4118 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1078 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả cho trẻ lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Chú trọng công tác tự bồi dưỡng, tự học để nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân
Biện pháp 2: Xây dựng mục tiêu và nội dung giáo dục để tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Biện pháp 3: Tăng cường thiết bị, đồ dùng dạy học và tạo môi trường cho trẻ hoạt động
Biện pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, thí nghiệm, trải nghiệm
Biện pháp 5: Phối hợp giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | TIÊU ĐỀ | Trang |
MỤC LỤC | ||
1. | MỞ ĐẦU | 1-2 |
1.1. | Lý do chọn đề tài | 1 |
1.2. | Mục đích nghiên cứu | 1 |
1.3. | Đối tượng nghiên cứu | 1 |
1.4. | Phương pháp nghiên cứu | 2 |
2. | NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | 2-18 |
2.1. | Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm | 2-3 |
2.2. | Thực trạng | 3-6 |
2.2.1. | Thuận lợi | 3-4 |
2.2.2. | Khó khăn | 4 |
2.2.3. | Kết quả khảo sát | 5-6 |
2.3. | Một số biện pháp | 6-16 |
2.3.1. | Biện pháp 1: Chú trọng công tác tự bồi dưỡng, tự học để nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân | 6-7 |
2.3.2. | Biện pháp 2: Xây dựng mục tiêu và nội dung giáo dục để tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm | 7-9 |
2.3.3. | Biện pháp 3: Tăng cường thiết bị, đồ dùng dạy học và tạo môi trường cho trẻ hoạt động |
9-14 |
2.3.4. | Biện pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, thí nghiệm, trải nghiệm | 14-16 |
2.3.5. | Biện pháp 5: Phối hợp giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm | 16 |
2.4. | Kết quả đạt được | 16-18 |
3. | KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | 18-19 |
3.1. | Kết luận | 18 |
3.2. | Kiến nghị | 19 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | ||
HÌNH ẢNH MINH HỌA | ||
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết dạy học là quá trình tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh, khi đó học sinh dưới sự hướng dẫn của cô giáo có thể tìm ra, khám phá ra những tri thức mới mà bản thân còn chưa biết học, chưa rõ, hình thành những thói quen tư duy độc lập, sáng tạo. Phát triển toàn diện các kỹ năng sống và những phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Ở các trường Phổ thông, môi trường lớp học là bàn, ghế, phấn, bảng, dụng cụ học tập, thầy cô, bè bạn với không khí lớp học trang nghiêm và mối quan hệ rạch ròi giữa học sinh và thầy cô giáo. Riêng môi trường lớp học ở trường mầm non với các mảng tường, các góc chơi, đồ chơi được sắp xếp, trang trí nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của trẻ cùng với không khí lớp học vui tươi, chan hòa, gần gũi giữa cô và trẻ. Bởi môi trường giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Đặc biệt, từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình giáo dục mầm non mới, thì vấn đề xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non được đặt ra ngày càng cấp thiết hơn. Bởi môi trường giáo dục được ví như người giáo viên thứ hai tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, trẻ hoạt động để nhận thức và phát triển.
Trong năm học này trường mầm non Đông Ninh rất chú trọng nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (XDMTGDLTLTT) vì đây là nội dung trọng tâm và quan trọng hàng đầu để chuẩn bị tham dự Hội thi cấp tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn khó khăn, hạn chế, bất cập như giáo viên chưa nắm chắc quan điểm và tinh thần XDMTGDLTLTT, hoặc các tiêu chí xây trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm còn chưa nắm hết. Đa số giáo viên dạy trẻ còn theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ hoạt động ít, nói ít.
Là giáo viên bản thân nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối với sự phát triển và thành công của trẻ trong cuộc sống sau này. Trước thực trạng của lớp, nhà trường và nhiệm vụ được giao trong năm học nên tôi rất băn khoăn, trăn trở tìm giải pháp tối ưu để phát huy tính chủ động, tích cực để trẻ hoạt động. Từ đó tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả cho trẻ lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trường mầm non Đông Ninh, huyện Đông Sơn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tại trường mầm non Đông Ninh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả cho trẻ lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trường mầm non Đông Ninh, huyện Đông Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.(Tìm hiểu qua thông tin đại chúng, tập san, tài liệu bồi dưỡng, đài, báo, tivi, tài liệu có liên quan đến đề tài )
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
1.4.3. Phương pháp thống kê toán học
Để xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các công cụ toán học như: cộng, trừ, nhân, chia, trung bình cộng, tỷ lệ phần trăm…
- NỘI DUNG SÁNG SIẾN KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môi trường giáo dục là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non
Xây dựng môi trường giáo dục: là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực. Môi trường đó gồm hai bộ phận: môi trường vật chất và môi trường xã hội, chúng không thể tách rời và liên quan chặt chẽ bổ sung lẫn nhau.
Môi trường vật chất: là toàn bộ phương tiện vật chất ở trong lớp và ngoài trời liên quan đến đến diện tích, ánh sáng, tiếng ồn, cách bố trí sắp xếp…
Môi trường trong lớp: Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ các cô giáo cần tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh… Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương; luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên, chúng không cần phải di chuyển đi hoặc đóng lại. Vì vậy chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng về việc bố trí các góc này.
Môi trường ngoài lớp học: Đây là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Nhà trường đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. Những yêu cầu về môi trường ngoài lớp học cần được các nhà quản lý nghiên cứu, tìm hiểu như bố trí diện tích sân tập thể dục cho trẻ toàn trường và khu chơi thể thao (thang leo, sân chơi vận động…); khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, xích đu…)
Môi trường xã hội: là toàn bộ các mối quan hệ giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách: giao tiếp giữa trẻ với người lớn (giáo viên, phụ huynh), giữa trẻ với nhau và giữa người lớn với nhau. Trẻ mầm non đang là độ tuổi học ăn học nói, học cách giao tiếp, cách thể hiện cử chỉ điệu bộ phù hợp với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp, mà với trẻ thời gian ở trường trong ngày là rất nhiều. Chính vì vậy môi trường giao tiếp trong nhà trường tốt sẽ là điều kiện tốt nhất giúp trẻ học cách giao tiếp ứng xử.
Có thể nói rằng việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. [1]
Như vậy, môi trường giáo dục đa dạng phong phú sẽ kích thích tính tích cực chủ động của trẻ từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ dần rút ra những bài học cho bản thân mình.
2.2. Thực trạng
Trường mầm non Đông Ninh nằm ở trung tâm xã và trên trục đường liên xã. Trường có 9 phòng học, nhưng trong đó có 04 phòng được xây mới hoàn toàn từ nguồn kinh phí của UBND xã và sự đóng góp của nhân dân. Các phòng học đã được trang bị tương đối đầy đủ các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Năm học ………. tôi được phân công phụ trách lớp 5 – 6 tuổi với tổng số trẻ là 37 trẻ trong đó nữ là 12 trẻ nam là 25 trẻ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]