SKKN Một số biện pháp huy động trẻ tham gia ănSKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lớp 5 – 6 tuổi (Hoa Sen) giúp trẻ hoạt động tích cực bán trú có hiệu quả ở lớp Mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Sao chép)
- Mã tài liệu: BC4038 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 635 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Võ Thị Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thần Tiên |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Võ Thị Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thần Tiên |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lớp 5 – 6 tuổi (Hoa Sen) giúp trẻ hoạt động tích cực” triển khai các biện pháp như sau:
1.Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao kiến thức cho bản thân về xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
2.Lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp đạt hiệu quả cao
và xây dựng tiêu chí đánh giá để đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
3.Bố trí, sắp xếp không gian hợp lý, phù hợp giúp trẻ hoạt động tích cực.
4.Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trang trí theo hướng mở, linh hoạt để
kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động.
5.Xây dựngmôi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm từ bàn tay cô và sự tham gia tích cực
của trẻ.
6.Tạo cơ hội, khuyến khích trẻ thực hành trải nghiệm trong môi trường giáo dục phù hợp, đạt
hiệu quả trong các hoạt động và ở mọi lúc, mọi nơi.
7.Phối hợp với cha mẹ trẻ để xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ tích cực hoạt động.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | Tiêu đề | Trang |
1 | MỞ ĐẦU | |
1.1 | Lí do chọn đề tài | |
1.2 | Mục đích nghiên cứu | |
1.3 | Đối tượng nghiên cứu | |
1.4 | Phương pháp nghiên cứu | |
2 | NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1 | Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2 | Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. | |
2.3 | Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. | |
2.3.1 | Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao kiến thức cho bản thân về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. | |
2.3.2 | Lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp đạt hiệu quả cao và xây dựng tiêu chí đánh giá để đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung kịp thời. | |
2.3.3 | Bố trí, sắp xếp không gian hợp lý, phù hợp giúp trẻ hoạt động tích cực. | |
2.3.4 | Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trang trí theo hướng mở, linh hoạt để kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động. | |
2.3.5 | Xây dựngmôi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm từ bàn tay cô và sự tham gia tích cực của trẻ. | |
2.3.6 | Tạo cơ hội, khuyến khích trẻ thực hành trải nghiệm trong môi trường giáo dục phù hợp, đạt hiệu quả trong các hoạt động và ở mọi lúc, mọi nơi. | |
2.3.7 | Phối hợp với cha mẹ trẻ để xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ tích cực hoạt động. | |
2.4 | Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
3 | KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
3.1. | Kết luận. | |
3.2. | Kiến nghị. | |
Tài liệu tham khảo | ||
Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng các cấp đánh giá. | ||
Phụ lục |
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài.
Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người. “Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn của trẻ” [1].
Trẻ lứa tuổi mầm non việc học của trẻ được thông qua hình thức “Chơi mà học, học bằng chơi”[1], trẻ có mong muốn tự nhiên là được cảm nhận và khám phá một cách tích cực về thế giới.Quá trình học hỏi, khám phá của trẻ diễn ra thông qua nhiều hoạt động trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vui chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giãn mà còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng. Tất cả trò chơi đều có tiềm năng hỗ trợ cho việc học của trẻ.Theo tiến sỹ Phan Thị Thu Hiền chuyên gia về giáo dục Việt Nam đã khẳng định: “ Cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ từ 0-11 tuổi là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề ở trẻ… Chương trình giáo dục mầm non tốt nhất là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ…” [2].
Trong những năm qua các cấp quản lý giáo dục từ trung ương, địa phương từng rất quan tâm và triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020, với năm nội dung cần thực hiện. Trong các nội dung đó, nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có vị trí quan trọng nhất và đặt lên hàng đầu. Vì nó định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non theo hướng mở linh hoạt.
Tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ hoạt động là việc làm đã được các giáo viên thực hiện từ lâu, nhưng nhìn chung việc tạo môi trường mới chỉ mang tính hình thức để trang trí theo đúng chủ đề đang thực hiện và việc xây dựng đó chưa xuất phát từ trẻ, chưa kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ, khi học và chơi trẻ đang còn rất thụ động.
Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lớp 5 – 6 tuổi (Hoa Sen) giúp trẻ hoạt động tích cực tại trường mầm non Nga Thạch” làm đề tài sáng kiến trong năm học này.
- . Mục đích nghiên cứu.
Tôi lựa chọn đề tài này là muốn chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp những kinh nghiệm của mình về việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lớp 5- 6 tuổi (Hoa Sen), tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực tại trường mầm non Nga Thạch. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.
Bên cạnh đó nhằm thu hút được sự tham gia của cha, mẹ trẻ và sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động tích cực, góp phần thực hiện có hiệu quả chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường mầm non Nga Thạch.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứumột sốbiện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lớp 5 – 6 tuổi (Hoa Sen) giúp trẻ hoạt động tích cực tại trường mầm non Nga Thạch.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]