SKKN Một số cách đặt vấn đề cho phần mở bài nhằm cao chất lượng một tiết học Tiếng Anh
- Mã tài liệu: BM6131 Copy
Môn: | Tiếng anh |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1044 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Trần Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Kiên Thọ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Trần Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Kiên Thọ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số cách đặt vấn đề cho phần mở bài nhằm cao chất lượng một tiết học Tiếng Anh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Mục đích
2. Các hình thức và kĩ thuật vào bài
2.1. Tạo môi trường thuận lợi
2.1.1. Nghe một bài nghe ngắn
2.1.2. Quan sát tranh, hỏi và trả lời về tranh
2.1.3. Giải một câu đố
2.1.4. Đố từ
2.1.5. Chơi một trò chơi ngôn ngữ
2.1.6. Làm một bài tập về từ vựng có tính thách đố…
2.2. Tạo tâm lí và chuẩn bị kiến thức cho bài học mới
3. ý nghĩa của các phương pháp, kĩ thuật dạy học trong khâu vào bài
Mô tả sản phẩm
- ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
1.1. Lý do về mặt lý luận
Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập mạnh mẽ với thế giới. Trong rất nhiều các lĩnh vực chúng ta đã và đang khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế. Với vai trò là uỷ viên không thường trực của hội đồng bảo an Liên hợp quốc, chủ tịch ASEAN Việt Nam góp phần không nhỏ trong giữ gìn an ninh toàn cầu, và trong khu vực, ổn định, phát triển của thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam đã đưa hàng nông sản, hàng may mặc, gốm sứ truyền thống vượt biên giới mang theo khát vọng chinh phục thị trường, sẵn sàng đương đầu với thử thách. Giải thưởng toán học mà giáo sư Ngô Bảo Châu mang lại đã thêm một lần khẳng định với thế giới về con người và trí tuệ Việt Nam.
Trong những thành công đó nghành giáo dục đóng góp phần không nhỏ, đặc biệt môn Tiếng Anh luôn giữ vai trò chìa khoá của cánh cửa hội nhập quốc tế. Thực vậy ngôn ngữ được số lượng người sử dụng nhiều thứ hai trên thế giới này là ngôn ngữ của thương mại, của nghành hàng không, của du lịch, dịch vụ… . Cùng với Tin học Tiếng Anh là chiếc chìa khoá vạn năng giúp các ứng viên mở cửa các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước, là chiếc mũ bảo hiểm an toàn chống lại nạn thất nghiệp đang có nguy cơ bùng phát ngày nay.
Nhận thức sâu sắc vai trò của Tiếng Anh trong cuộc sống môn Tiếng Anh đã được nâng lên vị thế mới bên cạnh Toán và Văn. Chương trình SGK được thay đổi, cải tiến cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Hằng năm Sở giáo dục và đào tạo thường xuyên tổ chức các lớp chuyên đề để giáo viên tiếp cận với những thay đổi của nội dung chương trình, các phương pháp dạy – học hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Trong quá trình trực tiếp tham gia giảng dạy tôi nhận ra rằng sau khi kết thúc một tiết dạy tôi luôn có cảm giác hoặc thoải mái hoặc chưa hài lòng với kết quả tiết học, và tôi luôn trăn trở tìm hiểu nguyên nhân, tìm cách khắc phục những yếu điểm, phát huy mặt tích cực để cải thiện chất lượng giờ học. và rõ ràng câu ” Đầu có xuôi , thì đuôi mới lọt ” hay ” Vạn sự khởi đầu nan ” rất đúng khi giảng dạy Tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp hiện nay.
1.2. Lý do về mặt thực tiễn và tính cấp thiết
Thông thường, chúng ta chia một tiết làm ba phần chủ yếu: phần mở đầu gồm có kiểm tra bài cũ, vào bài ( Warm up ) và giới thiệu ngữ liệu ( Presentation ) ; phần thân bài gồm có các hoạt động thực hành theo hướng dẫn ( Controlled practice ) và thực hành nâng cao ( Free practice ) ; phần kết thúc gồm các hoạt động tổng hợp lại những kiến thức, kĩ năng được giới thiệu, thực hành trong các phần trước đó và hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà. Ai cũng biết phần thứ hai là quan trọng và chiếm nhiều thời gian hơn cả. vì vậy khi xây dựng giáo án cũng như tiến hành giảng dạy chúng ta thường chủ yếu tập trung vào phần này mà có phần xem nhẹ vai trò của các phần khác. Đây chính là một phần lí do của một tiết dạy không đáp ứng được yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng, đáp ứng mong đợi của giáo viên. Qua đề tài này tôi mạnh dạn nêu lên và đưa ra “ Một số cách đặt vấn đề cho phần mơ bài nhằm cao chất lượng một tiết học Tiếng Anh ở trường THCS Cẩm Tân “
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng phần mở đầu và đưa ra một số giải pháp, nhóm giải pháp để khắc phục những yếu điểm trong khâu vào bài nhằm nâng cao chất lượng một tiết học Tiếng Anh trong trường Trung học cơ sở.
- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh các lớp khối 6, 7, 9 trường trung học cơ sở Cẩm Tân
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu phần mở đầu một tiết dạy Tiếng Anh trong trường Trung học cơ sở.
- Phương pháp và thời gian nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết : phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại, nghiên cứu tài liệu.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn : tìm hiểu, quan sát, tiếp xúc trao đổi với học sinh, thực nghiệm sư phạm.
4.2. Thời gian nghiên cứu
Tháng ……… : xây dựng kế hoạch nghiên cứu
Tháng ……… : xây dựng đề cương nghiên cứu
Tháng ………: phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại, nghiên cứu tài liệu và viết dàn ý
Tháng ………: tìm hiểu, quan sát, tiếp xúc trao đổi với học sinh, thực nghiệm sư phạm. và viết chi tiết đề tài.
Tháng ………: hoàn thành đề tài.
- PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Thực trạng của vấn đề
1.1. Tình hình chung
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới về chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc dạy và học trong nhiều trường phổ thông vẫn còn chịu nặng nề bởi mục tiêu thi cử ” chạy theo thành tích ” học để thi, dạy để thi. Do đó việc dạy học chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, thông báo kiến thức mang tính đồng loạt, thiên về lý thuyết, xa rời thực tiễn, tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng kiểm tra thi cử, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho người học.
Việc xác định nội dung trọng tâm bài giảng của một số giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng nên khi truyền thụ kiến thức cho học sinh chưa sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các phương tiện, thiết bị theo yêu cầu của bài do đó chưa khuyến khích được sự sáng tạo của học sinh, chưa khuyến khích sự nổ lực vươn lên của mỗi học sinh trong từng tiết học.
* Nguyên nhân
Từ những thực trạng trên có thể thấy được từ một số nguyên nhân sau :
Vẫn còn mét sè giáo viên chưa trang bị cho mình một cách hệ thống, bài bản các bước lên lớp, thúc đẩy đổi mới PPDH còn lúng túng. Phần nhiều giáo viên còn hiểu đổi mới PPDH ở hình thức bên ngoài, chưa chú trọng đến bình diện bên trong.
Phương tiện, thiết bị phục vụ cho giảng dạy ở trường còn thiếu không thuận lợi cho đổi mới PPDH.
Đời sống của một bộ phận giáo viên còn nhiều khó khăn, bận rộn với công việc gia đình nên ít có thời gian đầu tư cho bài giảng.
Động cơ thái độ học tập của nhiều học sinh chưa tốt, học sinh vẫn quen với lối học thụ động, ỷ lại, học tủ, học lệch, chưa sẵn sàng tham gia một cách tích cực chủ động với các nội dung học tập, chưa tự đánh giá chất lượng học tập của bản thân so với yêu cầu của chương trình và đòi hỏi của xã hội.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]