SKKN Một số giải pháp gây hứng thú học đạo đức cho học sinh lớp 5

4.5/5

Giá:

50.000 đ
Cấp học: Tiểu học
Môn: Đạo đức
Lớp: 5
Bộ sách:
Lượt xem: 945
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
23
Lượt tải:

6

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp gây hứng thú học đạo đức cho học sinh lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau: 

2.3. Các giải pháp sáng tạo gây hứng thú học sinh học tập các chuẩn mực hành vi đạo đức.
2.3.1. Sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học đạo đức.
2.3.2. Sử dụng hình thức đóng tiểu phẩm, sắm vai nhân vật trong dạy đạo đức.
2.3.3. Tổ chức trò chơi trong dạy đạo đức.
2.3.4. Tổ chức hình thức làm phóng viên, nhà báo trong dạy đạo đức.
2.3.5. Dạy đạo đức thông qua các hoạt động.

Mô tả sản phẩm

1. MỞ ĐẦU
Lí  do chọn đề tài:
Ở bậc tiểu học, học sinh được ví như tờ giấy trắng, ta vẽ lên tờ giấy đó những gì thì các em sẽ có bức tranh đó. Chính vì vậy việc hình thành nhân cách cho các em là rất quan trọng. Do vậy Đạo đức là môn học hết sức cần thiết đối với lứa tuổi học sinh tiểu học. Vì đạo đức là “ Cái gốc ” của con người. Môn đạo đức góp phần làm cho học sinh thành con người có nhân cách phát triển toàn diện như: Hình thành và rèn luyện nề nếp ngay tuổi còn nhỏ, phong cách và tác phong làm việc khoa học, giáo dục  những đức tính tốt. Nhằm xây dựng ý thức đạo đức ( có tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức )… Để các em có những phẩm chất đạo đức quan trọng của công dân Việt Nam. Tôi thấy nội dung giáo dục môn Đạo đức được lập đi, lập lại từ lớp dưới lên lớp trên và yêu cầu của các chuẩn mực đạo đức được nâng cao hơn.
Song thực tế giáo viên chủ yếu  giảng dạy đạo đức theo phương pháp hỏi đáp, quan sát và trình bày nên học sinh lĩnh hội những chuẩn mực hành vi đạo đức chủ yếu là lý thuyết. Chính vì thế không lôi kéo được sự hứng thú học tập ở học sinh. Do vậy học sinh vận dụng những hành vi đạo đức đó vào thực tế còn hạn chế. Điều đó thể hiện rõ trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày của học sinh với bạn bè và thầy cô: một số học sinh vẫn chưa có hành vi đạo đức chuẩn mực như quên chào hỏi, hay nói trống không với người lớn, chưa biết bảo vệ của công, chưa biết làm những việc phù hợp với khả năng để thể hiện lòng yêu quê hương đất nước,…
Trước thực trạng đó, tôi luôn băn khoăn, trăn trở phải làm thế nào để giúp học sinh luôn có những hành vi đạo đức chuẩn mực trong cuộc sống.
Trong dạy và học môn đạo đức, đa số giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại và thuyết trình dựa vào kênh hình trong sách giáo khoa.  Trước thực trạng đó, tôi đã băn khoăn, trăn trở và suy nghĩ cần phối kết hợp với đồng nghiệp của nhà trường tìm ra giải pháp làm thế nào để đổi mới được phương pháp dạy đạo đức để mỗi tiết dạy đạo đức là tiết học mong chờ của các em học sinh. Có như vậy thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh mới đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ thực tế trên và từ sự nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo đạo đức cho học sinh tiểu học, tôi đã  mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp gây hứng thú học đạo đức cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng và áp dụng đề tài nhằm giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức  phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ giữa các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội. Môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó. Giúp học sinh từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin và khả năng của bản thân, có trách nhiệm
với hành động của mình; yêu thương tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.

1.3.  Đối tượng nghiên cứu:
– Phương pháp dạy học đạo đức gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 5.
1.4.  Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp trực quan, quan sát.
– Phương pháp thống kê số liệu.
– Phương pháp tìm hiểu, trò chuyện, giao tiếp với học sinh.

2.  NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
Môn đạo đức có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở bậc Tiểu học. Nó không chỉ bồi dưỡng nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội mà còn góp phần định hình và phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người.
Môn Đạo đức có tác dụng giúp học sinh phát triển những hành vi cơ bản như nội dung ý nghĩa một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 5 trong quan hệ của các em với quê hương đất nước, tổ tiên; với phụ nữ, cụ già, em nhỏ; với bạn bè và những người xung quanh; với hành vi việc làm của bản thân.
Bên cạnh đó môn  Đạo đức còn cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức đạo đức sơ đẳng, trên cơ sở đó bước đầu hình thành niềm tin đạo đức, hình thành năng lực, định hướng các giá trị đạo đức cho học sinh tiểu học. Điều đó giúp các em phân biệt được đúng – sai, tôt – xấu, thiện – ác… để từ đó theo cái đúng, cái tốt, tránh cái sai, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, độc ác., bồi dưỡng tâm hồn các em trong sáng về xúc cảm và tình cảm đạo đức, khắc sâu những hành vi chuẩn mực đạo đức.
Thông qua việc dạy – học môn Đạo đức các giá trị, chuẩn mực đạo đức của xã hội được chuyển thành niềm tiên, tình cảm, hành vi đạo đức của học sinh; tạo cho học sinh được thực hành bài học trong thực tiễn cuộc sống. Mục đích của môn Đạo đức là hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh.
Nhận thấy tầm quan trọng của môn Đạo đức trong việc giáo dục trẻ ở bậc tiểu học, mỗi giáo viên cần phải sáng tạo, đổi mới phương pháp day học để giúp học sinh có những hành vi chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống. Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm,  học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức dưới sự chỉ dẫn của giáo viên. Sử dụng linh hoạt các phương pháp: sắm vai, đóng tiểu phẩm, tổ chức trò chơi,…trong mỗi tiết học sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh. Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức trong nhà trường, chính là việc hình thành những hành vi đạo đức thông qua các hoạt động dạy học vui, thiết thực, bổ ích. Mỗi tiết học, các em không thụ động ghi nhớ kiến thức mà được thực hành, được trao đổi, thảo luận, từ đó rút ra những chuẩn mực đạo đức mình cần học tập. Như vậy tiết học đạo đức sẽ đạt hiệu quả cao.
2.2. Thực trạng:
* Giáo viên:
Thực tế cho thấy đa số giáo viên lên lớp dạy đạo đức cho học sinh còn theo phương pháp thầy hỏi trò trả lời, chủ yếu là thảo luận nhóm, đọc kênh chữ kết hợp quan sát tranh để rút ra kiến thức cần ghi nhớ. Giáo viên lên lớp chỉ dạy hết bài chưa đào sâu kiến thức. Bên cạnh đó  một số giáo viên còn hạn chế trong quá trình thiết kế và giảng dạy nặng vào lí thuyết và các tình huống đã có sẵn trong bài mà chưa sáng tạo trong việc đưa ra các tình huống học tập gần gũi với học sinh, để học sinh tự thực hành, vận dụng. Do vậy giờ dạy trở nên nhàm chán và khô khan. Bên cạnh đó điều kiện phương tiện giảng dạy còn thiếu nhiều cộng với giáo viên còn chưa mạnh dạn, chưa có nhiều sáng tạo trong tiết dạy nên chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học đạo đức cho học sinh trong trường chưa cao.
* Học sinh:
Giáo viên phần lớn giảng dạy đạo đức theo phương pháp hỏi đáp, quan sát và trình bày nên học sinh lĩnh hội những chuẩn mực hành vi đạo đức chủ yếu là lí thuyết. Do vậy không lôi kéo được sự hứng thú học tập ở học sinh. Mặt khác giáo viên cũng chưa tạo điều kiện để học sinh được thực hành. Nên học sinh vận dụng những hành vi đạo đức đó vào thực tế còn hạn chế. Điều đó thể hiện rõ trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày của học sinh với bạn bè và thầy cô: một số học sinh vẫn chưa có hành vi đạo đức chuẩn mực như quên chào hỏi, hay nói trống không với người lớn, chưa biết bảo vệ của công, chưa biết làm những việc phù hợp với khả năng để thể hiện lòng yêu quê hương đất nước,…
Trước thực trạng đó, tôi luôn băn khoăn, trăn trở phải làm thế nào để giúp học sinh luôn có những hành vi đạo đức chuẩn mực trong cuộc sống.
Từ suy nghĩ và hành động của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp  sau nhằm gây hứng thú học tập đạo đức của học sinh.
2.3. Các giải pháp sáng tạo gây hứng thú học sinh học tập các chuẩn mực hành vi đạo đức
2.3.1. Sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học đạo đức
Phương pháp kể chuyện rất phù hợp với học sinh tiểu học, giúp cho bài học đạo đức đến với trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sống động. Kể chuyện là một phương pháp trực quan sinh động bằng lời nói nhằm thu hút sự chú ý của người nghe. Kể chuyện trong giờ học đạo đức sẽ tác động đến tình cảm, tư tưởng, suy nghĩ của học sinh. Từ đó các em nhận thức được các hành vi đạo đức thông qua việc tìm hiểu, khai thác nội dung câu chuyện. Kể chuyện kết hợp với quan sát hình ảnh sẽ gây được hứng thú học tập ở học sinh và các em sẽ đến với các chuẩn mực hành vi đạo đức một cách dễ dàng.
Kể chuyện là phương pháp dùng lời kể để thuật lại truyện kể đạo đức nhằm giúp học sinh nắm được nội dung và từ đó rút ra bài học đạo đức cần thiết. Truyện kể có thể lấy từ vở bài tập, sách giáo khoa, sách giáo viên môn Đạo đức hoặc từ một nguồn khác (từ các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, đài phát thanh, báo trí. Phương pháp này thường được vận dụng ở tiêt 1 nhằm giới thiệu cho học sinh một biểu tượng cụ thể về chuẩn mực hành vi đạo đức theo bài học. Giáo viên kể chuyện vào đầu giờ để vào bài nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh.  Giáo viên cũng có thể kể chuyện giữa giờ (trước hay sau nội dung bài để liên hệ. Hay kể cuối giờ để củng cố bài, khắc sâu những hành vi đạo đức chuẩn mực mà học sinh cần học tập.
Để kể chuyện đạo đức hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh  phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Nội dung truyện: Truyện phải phù hợp với bài học, kể về cách ứng xử của một nhân vật ( Có thể là danh nhân, là người lớn, là bạn cùng lứa tuổi, hoặc là loài vật đã được nhân cách hóa ) trong một tình huống đạo đức cụ thể. Truyện không những mô tả và khẳng định cách ứng xử của nhân vật như thế là đúng, là đẹp ( hoặc là sai, là xấu ) mà còn làm cho học sinh thể nghiệm được niềm vui sướng, hạnh phúc ( hoặc khó chịu, đau khổ ) của người được ứng xử đúng ( hoặc sai ).
Giáo viên có thể chọn truyện Việt Nam hoặc nước ngoài. Truyện có thể kể một tấm gương tốt để học sinh cần noi theo hoặc về một tấm gương xấu để học sinh cần tránh, hoặc có thể về đồng thời cả gương tốt lẫn gương xấu để học sinh có thể so sánh, đối chiếu, phê phán, đánh giá. Độ dài của truyện nên vừa phải, phù hợp với sức bền chú ý của học sinh tiểu học.
Ngôn ngữ trong truyện: Phải trong sáng, dễ hiểu, giàu hình ảnh gợi cảm; hạn chế dùng từ trừu tượng. Tránh diễn đạt bằng những câu quá dài, quá khó. Tránh diễn đạt khô khan mà nên sử dụng những lời nói quen thuộc hằng ngày sao cho câu chuyện dí dỏm, gây xúc cảm. Để cung cấp đầy đủ các hành vi chuẩn mực đạo đức thuộc phạm vi bài học, giúp học sinh dùng các biểu tượng để vận dụng vào thực hành. Giáo viên kể chuyện phải kết hợp hình ảnh với giọng điệu, cử chỉ phù hợp với tích cách nhân vật để gây  sự  chú ý ,thu hút sự tập trung của học sinh.
Ví dụ: Dạy bài Có trách nhiệm về việc làm của mình, giáo viên có thể kể câu chuyện gần gũi với học sinh như Buổi trực nhật ( hai nhân vật chính là Mai và Lan)
Lan: Mai ơi, đi học nào, hôm nay đến phiên tớ và cậu làm trực nhật đấy.
Mai: Đợi tớ chút, đang còn sớm mà. (Mai còn cố xem nốt bộ phim hoạt hình mà mình thích)
Lan: Cậu không lo lắng về công việc của mình sao?
Mai: Có, nhưng tớ đang xem dở bộ phim hay.
Lan: Thôi, tớ đi trước đây. (nói rồi Lan nhanh chóng đi đến trường)
Mai: Ấy chết, muộn mất rồi. (Lan chạy thật nhanh đến trường thì thấy cô giáo đang nhắc nhở Mai)
Lan: (tái mét mặt, đứng nép vào cánh cửa chưa biết phải giải quyết ra sao.)
Ví dụ: Dạy bài: Tình bạn
Cuối giờ giáo viên có thể kể câu chuyện ngắn sau để khắc sâu giá trị của tình bạn.
Vào một ngày nóng nực, sư tử mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn, nó nằm ngủ dưới một tán cây. Một chú chuột nhắt đi ngang qua, thấy sư tử ngủ say liền nhảy múa đùa nghịch trên lưng sư tử.Sư tử thức giấc, giận dữ vì bị đánh thức, nó túm lấy chuột nhắt mắng: “ Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tể rừng xanh? Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta”.Chuột nhắt sợ hãi van xin “xin ngài tha cho tôi, tôi sẽ không bao giờ quên ơn và tôi sẽ trả ơn ngài vào một ngày nào đó”. Sư tử thấy rất buồn cười với lời nói của chuột nhắt, nhưng nó cũng thấy tội nghiệp và thả cho chuột nhắt đi.Chuột nhắt mừng quá vội vã chạy đi
Vài tháng sau, khi đang săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới của thợ săn và nó không thể nào thoát được. Sư tử gầm lên kêu cứu “Cứu với, cứu với”, vang động khắp khu rừng.
Chuột nhắt được sư tử tha mạng lần trước, nghe thấy tiếng sư tử gầm, nó vội chạy đến xem sao. Thấy sư tử mắc trong lưới, nó bảo “ông đừng lo, tôi sẽ giúp”. Chuột lấy hết sức gặm đứt các dây lưới để sư tử chạy thoát. Sư tử mới thấy rằng làm điều tốt cho người khác sẽ luôn được nhớ công ơn.
Như vậy qua kể chuyện học sinh sẽ biết được các hành vi đạo đức đúng, sai một cách dễ dàng. Và từ đó rút ra được những hành vi đạo đức chuẩn mực cần học tập.
2.3. 2. Sử dụng hình thức đóng tiểu phẩm, sắm vai nhân vật trong dạy đạo đức.
Dạy đạo đức cho học sinh với phương pháp thuyết trình, giảng giải thì tiết học sẽ trở nên khô khan và nhàm chán. Chính vì vậy đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy.
Trẻ tiểu học thường thích những điều mới lạ nên việc đưa hoạt động đóng tiểu phẩm vào dạy học sẽ giúp học sinh dễ nắm bắt bài hơn. Học sinh đóng tiểu phẩm, sắm vai xử lí tình huống làm cho tiết học trở nên sôi nổi, thu hút sự tập trung của trẻ. Đóng tiểu phẩm học sinh được rèn luyện thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

5
LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

200.000 

5
LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

200.000 

Lớp 5
Đạo đức
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

200.000 

Lớp 5
Tiếng Việt
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

200.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)