SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học vẽ
- Mã tài liệu: BC4064 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2763 |
Lượt tải: | 11 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Phùng Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kỳ Diệu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Phùng Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kỳ Diệu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học vẽ” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1: Xây dựng môi trường giáo dục phong phú, xây dựng góc tạo hình sinh động, sáng tạo hấp dẫn, lôi cuốn trẻ
2.3.2: Sử dụng thủ thuật gây hứng thú, lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình thể loại vẽ
2.3.3: Tích cực rèn kĩ năng vẽ, bố cục, tô màu bức tranh hoàn chỉnh và mạnh dạn, tự tin khi nhận xét sản phẩm trong hoạt động học vẽ
2.3.4: Thường xuyên rèn kĩ năng vẽ cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
2.3.5: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú để trẻ tích cực tham gia hoạt động và trong việc thiết kế giáo án điện tử cho trẻ làm quen với hoạt động vẽ
2.3.6: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Tên đề mục | Trang |
1. Mở đầu | |
1.1. Lý do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3.Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | |
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn | |
2.3.1: Xây dựng môi trường giáo dục phong phú, xây dựng góc tạo hình sinh động, sáng tạo hấp dẫn, lôi cuốn trẻ . | |
2.3.2: Sử dụng thủ thuật gây hứng thú, lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình thể loại vẽ. | |
2.3.3: Tích cực rèn kĩ năng vẽ, bố cục, tô màu bức tranh hoàn chỉnh và mạnh dạn, tự tin khi nhận xét sản phẩm trong hoạt động học vẽ. | |
2.3.4: Thường xuyên rèn kĩ năng vẽ cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi | |
2.3.5: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú để trẻ tích cực tham gia hoạt động và trong việc thiết kế giáo án điện tử cho trẻ làm quen với hoạt động vẽ. | |
2.3.6: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ | |
2.4. Hiệu quả của các giải pháp | |
3. Kết luận, kiến nghị | |
3.1.Kết luận | |
3.2. Kiến nghị | |
Tài liệu tham khảo | |
Danh mục sáng kiến | |
Phụ lục |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Hoạt động tạo hình có một vị trí vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống các hoạt động của trẻ ở lứa tuổi mầm non và được coi là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mỹ, giáo dục toàn diện về mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực và sáng tạo.
” Hoạt động tạo hình là hoạt động tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật bằng ngôn ngữ ,phương tiện tạo hình.Đó là sự kết hợp hài hòa giữa đường nét,màu sắc và bố cục trong không gian.”[1].
“Có thể nói rằng, hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo. Bởi hoạt động này đã giúp trẻ được thử sức mình, thể hiện những ước mơ của mình qua cái nhìn và sự tưởng tượng trong ánh mắt trẻ thơ. Đó là trẻ được tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh mọi vật, cỏ cây, hoa lá, con người, quê hương, đất nước…”[2]. Những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gợi cho trẻ những cảm xúc, tình cảm tích cực. Thông qua đó, trẻ được trải nghiệm và tích lũy vốn sống, có ý thức và mong muốn thể hiện cái đẹp, giúp trẻ có những kinh nghiệm sáng tạo về nghệ thuật, qua đó hình thành năng khiếu thẩm mỹ ở trẻ. Hoạt động tạo hình còn hình thành ở trẻ những kỹ năng đơn giản như tư thế ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút, phát triển sự khéo léo phối hợp giữa mắt và tay. Hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, tư duy, ghi nhớ, chú ý có chủ định và tri giác đồ vật, rèn tính kiên trì, sáng tạo và khả năng đánh giá, tự đánh giá. Đồng thời góp phần chuẩn bị về tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1, đặc biệt là hoạt động vẽ, nó chiếm vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ mầm non. Nó có sức cuốn hút hầu hết các lứa tuổi mầm non.
“Dạy trẻ hoạt động tạo hình giúp trẻ bước đầu làm quen với phương tiện và ngôn ngữ tạo hình như : Hình dáng, đường nét, màu sắc…[3].
Khi trẻ được vẽ sẽ góp phần hình thành cảm xúc thẩm mỹ ở trẻ đó là sự rung cảm trước cái đẹp của nghệ thuật, của sự sáng tạo, là sự thoả mãn, thích thú khi làm nên một cái gì đó bởi đôi tay nhỏ bé của chính mình. Thông qua hoạt động vẽ bước đầu giúp trẻ làm quen với các phương tiện và ngôn ngữ tạo hình: giấy vẽ, sáp màu, đường nét, hình dáng, màu sắc, bố cục. Từ đó phát triển khả năng quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, sự sáng tạo ở trẻ. Trẻ còn học được cách lập kế hoạch hoạt động như: sẽ vẽ gì; dùng màu gì; sắp xếp các chi tiết trong bao lâu; vẽ trong thời gian bao lâu, tô màu bức tranh có bố cục hài hòa…
Ngoài ra khi hoạt động tập thể trẻ còn biết đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ và của các bạn mình. Được các bạn góp ý trẻ sẽ quen dần với những lời khen – chê của người khác, đồng thời kĩ năng xã hội được hình thành như: chờ đến lượt, chia nhau đồ dùng, cùng nhau bàn bạc,… Càng tham gia tích cực hoạt động tạo hình nhất là thể loại vẽ , bao nhiêu thì trẻ càng tự tin trong việc sử dụng bút, giá vẽ, màu sắc và rất có lợi cho việc học tập.
Tất nhiên dạy trẻ vẽ ở bậc mầm non không nhằm đào tạo cho trẻ thành các hoạ sỹ mà chủ yếu thông qua đó nhằm khơi dậy và phát triển năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ cho trẻ, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Là một giáo viên mầm non dạy trẻ lớp mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi). Tôi nhận thấy trẻ rất thích học tạo hình đặc biệt trẻ rất thích thể hiện những tưởng tượng của mình về thế giới xung quanh qua những bức tranh trẻ vẽ.
Chính sự say mê đó đã thôi thúc tôi tìm tới những giải pháp dạy sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Đó cũng là lý do tôi thực hiện đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học vẽ ở trường mầm non Nga Thành, Huyện Nga sơn, Tỉnh Thanh Hóa”. Làm sáng kiến kinh nghiệm của mình để góp phần nâng cao năng khiếu thẩm mỹ và óc sáng tạo cho trẻ.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nâng cao nhận thức cho bản thân về môn học tạo hình .
Nghiên cứu để tìm ra các giải pháp giáo dục phù hợp dạy trẻ nhằm nâng cao kĩ năng, kiến thức cho trẻ thực hiện tốt hoạt động tạo hình thể loại vẽ .
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trường mầm non Nga Thành, Huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
– Phương pháp khảo sát chất lượng học sinh trên lớp
– Phương pháp thực hành, luyện tập
– Phương pháp thống kê
– Phương pháp phân tích tổng hợp
– Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
“Hoạt động tạo hình là một loại hình nghệ thuật có một vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non, tạo hình giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật, giúp trẻ yêu mến say mê với nghệ thuật. Hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non được tổ chức nhằm thực hiện những nhiệm vụ giáo dục sau: Hình thành ở trẻ khả năng thẩm mỹ, hình thành thái độ thẩm mỹ trước vẻ đẹp của thế giới xung quanh. Giúp trẻ có những điều kiện, những cơ hội biểu lộ thái độ, xúc cảm, tình cảm của mình đối với những gì được thể hiện trong quá trình tạo hình. Hình thành và phát triển ở trẻ tính tích cực sáng
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]