SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4107 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2758 |
Lượt tải: | 13 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1 Xây dựng môi trường hoạt động trong các góc phong phú, đảm bảo an toàn, vệ sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ và đáp ứng yêu cầu của chương trình.
2.3.2 Xây dựng các góc và đồ dùng, đồ chơi trong lớp học cho trẻ hoạt động tích cực theo hướng mở.
2.3.3 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động góc trong các chủ đề theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ngay từ đầu năm học.
2.3.4 Không ngừng học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trách nhiệm bản thân nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc cho trẻ hàng ngày.
2.3.5 Kết hợp với cha mẹ học sinh để làm đồ chơi tự tạo phong phú.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
STT | Nội dung | Trang |
1 | Mở đầu. | |
1.1 | Lý do chọn đề tài | |
1.2 | Mục đích nghiên cứu | |
1.3 | Đối tương nghiên cứu | |
1.4 | Phương pháp nghiên cứu | |
2 | Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | |
2.1 | Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2 | Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2.1 | Thuận lợi | |
2.2.2 | Khó khăn | |
2.3 | Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
2.3.1 | Xây dựng môi trường hoạt động trong các góc phong phú, đảm bảo an toàn, vệ sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ và đáp ứng yêu cầu của chương trình. | |
2.3.2 | Xây dựng các góc và đồ dùng, đồ chơi trong lớp học cho trẻ hoạt động tích cực theo hướng mở | |
2.3.3 | Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động góc trong các chủ đề theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ngay từ đầu năm học. | |
2.3.4 | Không ngừng học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trách nhiệm bản thân nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc cho trẻ hàng ngày. | |
2.3.5 | Kết hợp với cha mẹ học sinh để làm đồ chơi tự tạo phong phú | |
2.4 | Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
3 | Kết luận, kiến nghị | |
3.1 | Kết luận | |
3.2 | Kiến nghị | |
Tài liệu tham khảo | ||
Danh mục các đề tài SKKN đã được hội đồng các cấp đánh giá | ||
Phụ lục |
- Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo, mà đặc biệt là Bậc học giáo dục Mầm non đang được quan tâm nhiều của toàn xã hội. Giáo dục Mầm non đã đặt ra mục tiêu phát triển toàn diện đức – trí – thể – mỹ và lao động. Trong cả năm mặt phát triển đó, mặt nào cũng quan trọng. Nhưng việc hướng cho trẻ có một đức tính, một nhân cách tốt của con người thời đại mới là quan trọng hơn cả.
Do đặc điểm của lứa tuổi của trẻ mẫu giáo, nên trong quá trình giáo dục trẻ cần “Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm: chơi mà học, học bằng chơi” [1]. Hoạt động góc là các hoạt động của trẻ được diễn ra tại các góc chơi ở trong nhóm, lớp. Khi chơi ở các góc trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc trong nhóm theo hứng thú và nhu cầu riêng của mình, từ đó trẻ được hoạt động thực hành trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ nhằm nhận biết, phát triển và củng cố các kỹ năng trong các lĩnh vực giáo dục, trong các chủ đề.
Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình, luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua các giờ hoạt động học và hoạt động chơi ở các góc. Chơi ở các góc của trẻ không phải thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy lại mang tính chất rất thật. Như vậy, “Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thế nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ, đồ càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu” [2]. Hoạt động vui chơi mà đặc biệt là động góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mục đích, nội dung của hoạt động, làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát triển nhận thức cho trẻ. Hoạt động góc giúp trẻ phát triển khả năng giao lưu, thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi như: Gia đình, Bán hàng, Xây dựng…
Bên cạnh đó khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia chơi ở các góc nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc, các đồ dùng trong các góc chơi có nhưng chưa phong phú chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động góc của trẻ, các tài liệu tổ chức cho trẻ hoạt động góc chưa có nhiều, hình thức tổ chức của giáo viên chưa phong phú
Hoạt động góc là hoạt động được nhiều trẻ hứng thú tham gia nhất. Thông qua hoạt động góc có thể giúp trẻ tái tạo lại những gì trẻ nhận biết được trong cuộc sống, không những vậy trẻ biết được cuộc sống quanh mình có nhiều điều mới lạ, trẻ thích khám phá tìm hiểu xem ở đó có gì và như thế nào, nhất là trẻ được hoạt động tái tạo lại cuộc sống hiện thực của đời sống. Trẻ có thể giả vờ làm cô giáo, thầy giáo, làm bác sỹ, làm chú công nhân xây dựng nhưng lại diễn lại cảnh thật xung quanh trẻ những công việc của mọi người đã làm. “Sự liên kết giữa các nhóm chơi được nảy sinh và “xã hội trẻ em” được hình thành trong hoạt động góc. Thông qua hoạt động này trẻ có thể phát triển toàn bộ kỹ năng của từng lĩnh vực phát triển như: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, quan hệ tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.” [3]. Qua hoạt động góc trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ, tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi chúng ta càng phải quan tâm hơn và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, chuẩn bị một hành trang cho trẻ bước vào lớp một vững vàng hơn.
Từ những lí do trên bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để cho trẻ hoạt động góc một cách tích cực, sáng tạo nên tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Nga Thiện – Nga Sơn – Thanh Hóa”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm nâng cao trình độ năng lực cho bản thân về tổ chức hoạt động góc cho trẻ.
Đề xuất các giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng, nâng cao nhận thức và khả năng chơi của trẻ trong các góc, trẻ mô phỏng tái hiện cuộc sống xung quanh trẻ qua các trò chơi trong hoạt động góc. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạnh lạc, tăng vốn từ, giao tiếp tốt, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ vào lớp 1.
Giúp cho cha mẹ trẻ hiểu hơn về phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
1.3. Đối tương nghiên cứu.
Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Nga Thiện – Nga Sơn – Thanh Hóa .
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non, mạng Internet có liên quan đến đề tài.
– Phương pháp khảo sát thực tiễn: Khảo sát các hoạt động của trẻ trong lớp để nhận biết về khả năng tiếp thu, nhận thức và giao tiếp của trẻ.
– Phương pháp thu thập thông tin: Trao đổi với đồng nghiệp, với cha mẹ của trẻ để nắm bắt về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và hoàn cảnh gia đình, điều kiện khách quan để từ đó cô giáo có những biện pháp phù hợp hiệu quả.
– Phương pháp thực hành: Tổ chức các hoạt động vui chơi bằng nhiều hình thức khác nhau, trẻ được tham gia hoạt động trải nghiệm nhiều.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Các nhà giáo dục đã khẳng định “môi trường hoạt động trong trường, lớp mẫu giáo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm – xã hội, khả năng thẩm mĩ, sáng tạo của trẻ” [4]. Như chúng ta đã
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]